--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
08:47 | 30/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lai Châu: Xây dựng đời sống văn hóa trở thành phong trào thi đua rộng lớn

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn.
Tỉnh Lai Châu và Bò Kẹo (Lào) trao đổi kinh nghiệm công tác công đoàn Tỉnh Lai Châu và Bò Kẹo (Lào) trao đổi kinh nghiệm công tác công đoàn
Xây dựng 600 căn nhà cho hộ nghèo vùng biên giới Phong Thổ, Lai Châu Xây dựng 600 căn nhà cho hộ nghèo vùng biên giới Phong Thổ, Lai Châu

Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và thu hút đông đảo sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng nếp sống văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới địa phương.

Chú thích ảnh
Đồng bào dân tộc Hà Nhì, huyện Mường Tè (Lai Châu) vui chơi trong Ngày hội văn hóa các dân tộc.

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới với 20 dân tộc và hơn 84% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; trong đó có nhiều dân tộc thiểu số ít người như: Cống, Mảng, La Hủ, Si La, Lự. Những năm qua, nhằm xây dựng đời sống văn hóa cho người dân, tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn cụ thể với nhiều giải pháp linh hoạt và các chỉ tiêu chủ yếu như: số hộ được công nhận gia đình văn hóa, số bản khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, số đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên; tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, cũng như các giải thi đấu thể thao...

Đặc biệt, để đời sống văn hóa thực sự lành mạnh, phong phú, ngoài việc thường xuyên đa dạng các hình thức tuyên truyền, Lai Châu còn chú trọng bảo tồn, khôi phục các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của từng dân tộc. Cụ thể, huyện Tân Uyên xác định việc xây dựng phát triển văn hóa con người đi đôi xây dựng nông thôn mới; huyện biên giới Mường Tè, Phong Thổ lựa chọn việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch; thành phố Lai Châu đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị… Thông qua đó, người dân được thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng, góp phần bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc và thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc trong tỉnh Lai Châu.

Có thể thấy, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh đã thực sự trở thành phong trào thi đua rộng lớn thu hút mọi tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu cùng tham gia.

Chú thích ảnh
Cùng với phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Đoàn Kết, thị trấn Phong Thổ (Lai Châu) nỗ lực phục dựng lại nghề dệt, trong đó có se sợi bông.

Tại huyện biên giới Phong Thổ, tới khu tái định cư mới của các hộ dân người Thái vùng Chăn Nưa chuyển lên ở thôn Đoàn Kết, thị trấn Phong Thổ, diện mạo nơi đây đẹp và khang trang hơn so với những năm trước. Trong thời tiết se lạnh của những ngày đầu Đông, nhà văn hóa thôn Đoàn Kết vang lên tiếng hát Then trong trẻo, ngọt ngào của các bà, các chị hòa cùng âm thanh trầm bổng, ngân nga của cây đàn tính.

Bà Điêu Thị Phe - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái thôn Đoàn Kết cho biết: "Câu lạc bộ thành lập được hơn một năm, trong đó đội văn nghệ có 21 thành viên. Vào thời gian nông nhàn, các thành viên trong đội lại luyện tập múa hát với nhau để đi biểu diễn, giao lưu ngoài huyện và các xã khác. Còn lại các thành viên tham gia sưu tầm, bảo tồn văn hóa của người Thái. Hơn một năm qua, Câu lạc bộ luôn nỗ lực phục dựng lại nghề dệt vải truyền thống; sưu tầm các hiện vật trong đời sống lao động hàng ngày để trang trí không gian văn hóa người Thái trong ngôi nhà sàn. Chúng tôi rất vui khi nhân dân trong thôn đã đoàn kết hoàn thành được không gian văn hóa này".

Thị trấn Phong Thổ hiện có 7 thôn, bản, tổ dân phố với trên 1.425 hộ dân sinh sống, chủ yếu là người Thái, Kinh, Giáy, Mông. Theo ông Nguyễn Văn Tuyển - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phong Thổ: Thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", thị trấn gắn đã với các phong trào thi đua của từng tổ chức hội, đoàn thể. Chẳng hạn như, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với phong trào Vận động "Qũy vì người nghèo"; "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" của Hội nông dân; Đoàn Thanh niên có "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc"; Hội Khuyến học có mô hình "Xã hội học tập", "Gia đình hiếu học"...

Hàng năm thị trấn chú trọng kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào, hướng dẫn các thôn, bản, tổ dân phố thực hiện từng nội dung, tiêu chí. Vận động các gia đình, đoàn viên, hội viên thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa gắn với thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Để xóa đói, giảm nghèo, thị trấn vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp đỡ nhau về cây, con giống, ngày công lao động. Mặt khác, thị trấn phát huy hiệu quả của các quy ước, hương ước của từng thôn, bản nhằm ngăn chặn các mâu thuẫn, tệ nạn xã hội có thể xảy ra; huy động nhân dân hiến đất, góp công, góp của xây dựng nhà văn hóa của khu dân cư và các thiết chế thể thao khác.

Chú thích ảnh
Đồng bào dân tộc Giáy ở thành phố Lai Châu vẫn giữ được nét văn hóa giã bánh giày trong đời sống hàng ngày.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà diện mạo của thị trấn Phong Thổ ngày càng phát triển. Đến nay, thị trấn có 7/7 tổ dân phố, thôn, bản có nhà văn hóa; có 15 đội văn nghệ quần chúng, 4 Câu lạc bộ thể dục thể thao; 80% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 93,82% số hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa"; 100% tổ dân phố, thôn, bản đạt chuẩn văn hóa.

Thời gian tới, thị trấn Phong Thổ tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nhân rộng gương "Người tốt việc tốt"; đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Phấn đấu đến hết năm 2022, thị trấn Phong Thổ được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Lai Châu đã tổ chức hơn 50 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, trên 200 buổi biểu diễn, giao lưu văn hoá, văn nghệ ở cơ sở; tổ chức gần 15 giải thi đấu thể thao cấp tỉnh, gần 260 giải thi đấu thể dục thể thao cấp cơ sở; tham gia 17 giải thi đấu thể thao khu vực toàn quốc, đạt 80 huy chương các loại. Đặc biệt, năm nay, 8/8 huyện, thành phố tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa các dân tộc với sự tham gia đông đảo của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Lai Châu phấn đấu hết năm 2022 có 78% thôn, bản, khu dân cứ có nhà văn hóa; 85,4% hộ gia đình, 74,4% thôn, bản, khu phố, 96,8% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa; 90,7% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Để thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn trong thời gian tới, Lai Châu tiếp tục phát triển văn hóa đi đôi với tăng trưởng kinh tế; rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; chú trọng phát triển văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng. Tỉnh gắn kết chặt chẽ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" với "Phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" đi vào chiều sâu; tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nhất là việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ.

Đồng bào Công giáo Phú Thọ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước Đồng bào Công giáo Phú Thọ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước
Ngày 23/9, Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tỉnh Phú Thọ lần thứ III.
Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo Báo Tin tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trẻ em Lai Châu đối thoại với đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

Trẻ em Lai Châu đối thoại với đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn và cầu thị, Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lai Châu với trẻ em năm 2025 đã trở thành diễn đàn ý nghĩa để trẻ em cất lên tiếng nói, nêu lên quan tâm về AI, thuốc lá điện tử, tảo hôn và được các cấp lãnh đạo lắng nghe, phản hồi rõ ràng, thiết thực.
[Video] Tây Ninh bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Khmer gắn với phát triển du lịch

[Video] Tây Ninh bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Khmer gắn với phát triển du lịch

Trong 2 ngày (9-10/10) tại Tây Ninh, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy Nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) dân tộc Khmer gắn với phát triển du lịch tại tỉnh Tây Ninh.
Cần Thơ phấn đấu đến 2030 không còn hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Cần Thơ phấn đấu đến 2030 không còn hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những mục tiêu được Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) thành phố Cần Thơ lần thứ IV năm 2024 đề ra nhằm thực hiện công tác, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 -2029 trên địa bàn thành phố.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.
Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Tròn 30 năm kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã, đang khẳng định vị thế là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực. Những đánh giá tích cực từ các học giả, nhà ngoại giao và đại diện tổ chức quốc tế đã cho thấy vai trò ngày càng nổi bật của Việt Nam trong việc định hình tương lai ASEAN.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.