--> -->
Trang chủ Truyền hình Thời Đại TV
06:49 | 19/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lan tỏa âm thanh, sắc màu các dân tộc Việt Nam

Hòa trong không khí Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022, các di sản văn hóa của người dân tộc thiểu số có cơ hội được lan tỏa âm thanh, sắc màu đặc sắc nhất tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ nhất, năm 2022 Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ nhất, năm 2022
Tối 16/11, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc “Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ nhất, năm 2022”.
Kon Tum củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc qua Hội nghị gặp mặt chức sắc các tôn giáo Kon Tum củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc qua Hội nghị gặp mặt chức sắc các tôn giáo
Ngày 17/11, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị gặp mặt chức sắc các tôn giáo năm 2022 với sự tham dự của 150 chức sắc, nhà tu hành tiêu biểu của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Đây là những đại diện tiêu biểu góp phần đắc lực cùng với các cấp ủy, chính quyền trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Clip Những âm thanh, sắc màu các dân tộc Việt Nam lan tỏa tại Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”:

Tâm điểm của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” là Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” diễn ra trong chiều 18/11. Tại đây, Ban Tổ chức tái hiện, giới thiệu nhiều lễ hội, văn hóa, trình diễn di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, các hoạt động của đồng bào dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đến với du khách trong nước và quốc tế.

Cụ thể, có hơn 200 đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng các nghệ nhân đến từ các địa phương tham gia vào Ngày hội lan tỏa những âm thanh, sắc màu các dân tộc Việt Nam tới với đông đảo du khách.

Chú thích ảnh
Các nghệ nhân và đồng bào dân tộc thiểu số lan tỏa niềm vui khi được tái hiện các hoạt động diễn xướng, hòa tấu nghệ thuật của dân tộc mình.

Theo đó, các nghệ nhân tổ chức hoạt động truyền dạy về đặc tính, cách thể hiện của mỗi loại nhạc cụ như chiêng, trống, đinh pút, tơ rưng dân gian... Đồng bào tái hiện các hoạt động diễn xướng, hòa tấu biểu diễn nhạc cụ dân tộc, hát về quê hương đất nước, ca ngợi bản mường, buôn sóc như múa xòe, nhảy sạp của dân tộc Thái; hát Ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng của dân tộc Mường; nghệ thuật hát Then, đàn Tính của dân tộc Tày, các điệu múa chuông, múa rùa của dân tộc Dao quần chẹt; diễn tấu cồng chiêng, múa xoang và hát dân ca của dân tộc Tà Ôi; múa Tung tung ya yá; hát Ay ray và diễn tấu Đinh năm, cồng chiêng của dân tộc Ê Đê; trình diễn đàn Chapi, Mã la; loại hình kịch Rô băm, các điệu múa Rom vông, Lâm lêu, Xa za van của dân tộc Khmer.

Cuộc sống hàng ngày của các đồng bào dân tộc cũng được giới thiệu thông qua tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc như xôi màu của dân tộc Mường, gà nướng của dân tộc Dao, khau nhục, cá om măng, lạp sườn, măng nhồi của dân tộc Tày, xôi màu, gà nướng của dân tộc Thái cùng các sản vật địa phương đặc sắc của 15 cộng đồng.

Chú thích ảnh
Đây cũng là cơ hội hiếm có để du khách có thể cùng lúc trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghệ nhân Y Sinh, dân tộc Sơ Đăng, nghệ nhân ưu tú đến từ Kon Tum, Trưởng Ban Đoàn kết dân tộc của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chia sẻ: “Trong thời gian hoạt động tại “Ngôi nhà chung”, mối quan hệ của 15 nhóm dân tộc hoạt động hàng ngày tại đây luôn rất gần gũi và là một gia đình thật sự. Trong không khí Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc, đồng bào dân tộc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo, của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, của Ban quản lý Làng đã luôn quan tâm, giúp đỡ bà con có cuộc sống ấm no yên tâm hoạt động, có cơ hội được giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc mình, được trao đổi giao lưu học hỏi lẫn nhau và lan tỏa những nét văn hóa độc đáo đến du khách”.

Hoạt động nhằm tôn vinh giá trị tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc như một di sản quý báu của dân tộc ta, thiết thực kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022). Thông qua hoạt động tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; yêu cầu đại đoàn kết trong thời kỳ mới, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa đồng bào các dân tộc anh em, giữa cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam như một nét đẹp cần bảo tồn và phát huy.
Caravan du lịch An Giang: Lan tỏa sắc màu vùng biên Caravan du lịch An Giang: Lan tỏa sắc màu vùng biên
Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2022
Theo Lê Sơn/Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hợp tác công-tư: Động lực bền vững cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Hợp tác công-tư: Động lực bền vững cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Chia sẻ bên lề giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp về hợp tác công-tư vì tương lai xanh và bền vững, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) Hà Nội 2025 tổ chức trưa 17/4/2025, Thứ trưởng Tài chính Trần Quốc Phương nhấn mạnh: Hợp tác công-tư không chỉ là lựa chọn, mà đã trở thành xu thế tất yếu để huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh nhiều thách thức hiện hữu.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...
Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Tính đến cuối tháng 3/2025, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý liền kề trước đó.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới