--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch
15:49 | 21/04/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lật lại nguồn gốc trống đồng Đông Sơn, minh chứng thời đại Hùng Vương có tồn tại trong lịch sử

Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn luôn đại diện cho nền Văn hóa Đông Sơn và nền văn minh Sông Hồng của người Việt cổ. Hình ảnh trống đồng không chỉ là bảo vật quý báu của văn hoá Việt Nam mà còn là điểm hội tụ hồn thiêng sông núi được hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước và tích tụ tinh hoa dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử giữ nước của dân tộc.
Tạp chí Thời Đại chúc mừng Tết cổ truyền Bunpimay 2021 Đại sứ quán Lào tại Việt Nam Tạp chí Thời Đại chúc mừng Tết cổ truyền Bunpimay 2021 Đại sứ quán Lào tại Việt Nam
CUHK: Rủi ro của việc thiết lập các liên minh chiến lược của doanh nghiệp trong thời kỳ có nhiều bất ổn CUHK: Rủi ro của việc thiết lập các liên minh chiến lược của doanh nghiệp trong thời kỳ có nhiều bất ổn

Nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách đã nghiên cứu về nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn.

Cho tới nay, có 3 luồng quan điểm chính. Các học giả Trung Quốc cho rằng quê hương trống đồng ở Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng các nhà khảo cổ học Việt Nam khẳng định nguồn gốc là ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Việt Nam. Và cuối cùng, một luồng quan điểm khác cho rằng đó là một vùng rộng bao gồm cả Vân Nam, Quảng Tây ở nam Trung Quốc và vùng Bắc Bộ Việt Nam.

Quê hương của trống đồng là ở đâu?

Lật lại nguồn gốc trống đồng Đông Sơn, minh chứng thời đại Hùng Vương có tồn tại trong lịch sử
Lật lại nguồn gốc trống đồng Đông Sơn, minh chứng thời đại Hùng Vương có tồn tại trong lịch sử.

Trong cuốn sách Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn của tác giả Tạ Đức đã đưa ra các luận cứ với nhiều bằng chứng dân tộc học, khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học, nhằm chứng minh rõ ràng và cụ thể quan điểm thứ hai, rằng quê hương trống đồng chính là thành Cổ Loa (Hà Nội).

Trong khi đó, Nhà sử học Lê Văn Lan đồng tình với nghiên cứu của học giả Áo Franz Heger thông qua cuốn Trống đồng cổ ở Đông Nam Á.

"Luận văn đầu tiên tôi viết được in năm 1962 là bàn về nguồn gốc của trống đồng. Tôi tổng hợp từ tài liệu điền dã khảo cổ học trên đất Tổ Hùng Vương cộng với những tư liệu sách vở mà có được trong tay thì mới vỡ ra được một điều trước tiên là về sự phân loại cái được gọi là trống đồng này. Năm 1901, học giả người Áo tên Franz Heger nghe tin ở Đông Dương (tức An Nam), người Pháp tổ chức một cuộc đấu xảo, trong đó có trưng bày nhiều cổ vật mà ngày ấy mới được phát hiện. Ông ta lên đường sang Hà Nội và lần đầu tiên được tiếp xúc với trống đồng - trống Ngọc Lũ. Heger đã dựa chính vào cái trống đồng này, cộng với những tài liệu mà ông ấy nghiên cứu được sưu tầm được ở khắp Đông Nam Á, trong đó chủ yếu có Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Miến Điện. Ông là người đầu tiên trên thế giới phân loại được trống đồng. Lúc đó ông ấy có trong tay 165 chiếc, chia ra làm 4 loại: Heger 1, Heger 2, Heger 3, Heger 4.

Kết luận cụ thể thì Heger 1 là trống đồng Ngọc Lũ và những chiếc trống đồng khác cùng loại ở Việt Nam thời bấy giờ là trống đồng Đông Sơn. Heger 2 xuất hiện muộn hơn và hình thù nó cũng biến tấu đi một chút khác hơn, quê hương của nó ở phía Nam Trung Quốc. Heger 3 chủ yếu ở Miến Điện. Heger 4 thì ở Thái Lan.

Vậy là cách phân loại ấy đã đưa Việt Nam vào bản đồ khảo cổ học thế giới. Sau đó, đưa thời đại Hùng Vương - một cơ sở minh chứng báu vật này xuất hiện tại đây và thậm chí còn được thừa nhận là quê hương đầu tiên của trống đồng".

'Con chim trên mặt trống đồng Đông Sơn không phải là

chim Lạc mà là con cò'?

Lật lại nguồn gốc trống đồng Đông Sơn, minh chứng thời đại Hùng Vương có tồn tại trong lịch sử

Con chim trên mặt trống đồng Đông Sơn không phải là chim Lạc mà là con cò?

Thực tế, hiện nay người Việt ở khắp các miền đất nước đều không ai biết chim lạc, thậm chí cũng chưa hề nghe nói đến một loại chim là chim lạc. Chính các tác giả Đào Duy Anh, Văn Tân, Hà Văn Tấn, Nguyễn Phương cũng không biết chim lạc là loài chim gì.

Trong các cuốn sách, chỉ có từ điển của Alexandre de Rhodes viết “Chim lạc: chim lạc, và cũng nói về các thú khác”, và từ điển của Lê Ngọc Trụ ghi “lạc” là “tên loại thú”. Còn các từ điển khác thì không đề cập đến chim lạc hay “lạc” là “tên loài thú”. Từ điển của A. de Rhodes và của Lê Ngọc Trụ đều không xác định được chim lạc là chim gì, mà còn dẫn người ta đến chỗ “lạc” là một loại thú.

Cuối cùng, đi tìm trong truyện cổ tích, truyện dân gian Việt Nam, trong các sách truyện thần thoại Việt Nam, trong ca dao, trong tục ngữ Việt Nam hoàn toàn không có dấu vết con chim lạc.

Giáo sư Lê Văn Lan nhận định hình con chim trên bề mặt trống đồng chính là con cò, không phải loài chim lạc như lâu nay mọi người thường thắc mắc. Ông cùng chuyên gia về đồ họa, thợ săn bắn chim rất sát Phan Kế An - con trai cố Phó Thủ tướng Phan Kế Toại đã tìm hiểu, xác minh về loài chim này nhờ chuyên ngành rất sâu về mỹ thuật.

"Chúng tôi đã chứng mình chẳng có loài chim nào mà gọi là chim lạc cả. Cái hình thù ấy chính là cái loài chim vốn rất gần gũi, thân thương với những người nông dân, với văn hóa nông nghiệp, những người làm ruộng suốt từ thời Hùng Vương cho đến giờ, đó là những con cò. Bây giờ xem lại mà xem: Mỏ dài, chân dài,... như thế, anh Phan Kế An xác định được con này là cò và còn phân loại được chúng", Giáo sư khẳng định.

Có thể thấy, hình ảnh "chim lạc" trên trống đồng cũng có nhiều ý nghĩa, biểu tượng cho khát vọng mạnh mẽ, muốn chinh phục bầu trời; là ước mơ vượt qua mọi giông tố khó khăn. Với những đường nét tinh tế, biểu tượng loài chim giúp con người lạc quan, tin tưởng vào những giá trị cốt lõi luôn bền chặt và tồn tại. Hình ảnh "chim lạc" còn thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên của dân tộc Đại Việt.

Các gia đình nên cúng gì trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Các gia đình nên cúng gì trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?
Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, không phải ai cũng biết nên cúng lễ vật gì hay bày biện mâm cỗ như thế nào để tỏ lòng thành kính, biết ơn cội nguồn tiên tổ.
Biển Đông: Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự, Mỹ điều động lực lượng hùng hậu ứng phó Biển Đông: Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự, Mỹ điều động lực lượng hùng hậu ứng phó
Tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc và Mỹ liên tục triển khai một loạt các hoạt động quân sự trong thời gian gần đây. Hiện đang có rất nhiều tàu chiến và chiến đấu cơ tập trung ở vùng biển này trong bối cảnh căng thẳng.
Tạp chí Thời Đại chúc mừng Tết cổ truyền Bunpimay 2021 Đại sứ quán Lào tại Việt Nam Tạp chí Thời Đại chúc mừng Tết cổ truyền Bunpimay 2021 Đại sứ quán Lào tại Việt Nam
Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2021, ngày 12/4, Tạp chí Thời Đại do Tổng biên tập Lê Quang Thiện dẫn đầu đã đến thăm và chúc Tết Đại sứ quán Lào tại Hà Nội.

Thanh Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

Google mừng Quốc khánh 2/9 với hình tượng chim Lạc

Google mừng Quốc khánh 2/9 với hình tượng chim Lạc

Nhân ngày Quốc khánh Việt Nam (2/9), Google đã thiết kế biểu tượng (Doodle) đặc biệt để chào mừng sự kiện trọng đại này.

Bình luận

Đọc nhiều

Hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan: Giai điệu kết nối nhân dân

Hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan: Giai điệu kết nối nhân dân

Tối 26/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình hòa nhạc “Những viên ngọc của âm nhạc cổ điển Azerbaijan”. Buổi hòa nhạc được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 107 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Azerbaijan (28/5/1918 - 28/5/2025) và thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Azerbaijan (7/5/2025) trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới nước này.
Tin quốc tế ngày 28/5: Mỹ yêu cầu tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế

Tin quốc tế ngày 28/5: Mỹ yêu cầu tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế

Mỹ yêu cầu các đại sứ quán tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế; Vua Charles III nhấn mạnh "quyền tự quyết" của Canada; Ukraine tấn công drone quy mô lớn vào Nga... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 28/5.
Những bàn tay níu nghề thổ cẩm ở Đạ Long

Những bàn tay níu nghề thổ cẩm ở Đạ Long

Giữa thôn 2, xã Đạ Long (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) – nơi từng được biết đến với tên gọi làng K’Tung – tiếng khung dệt vẫn lách cách vang lên mỗi ngày từ đôi tay của 4–5 nghệ nhân cao tuổi, hơn 20 phụ nữ còn gắn bó với nghề và một lớp trẻ đang tập tành kéo sợi. Ít ỏi nhưng bền bỉ, họ chính là những người đang giữ nhịp thở cuối cùng cho nghề dệt thổ cẩm – di sản văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây – với một niềm tin lặng lẽ: nghề sẽ không biến mất, nếu còn người giữ lửa.
Cần Thơ - Hoa Kỳ mở rộng triển vọng hợp tác trong giai đoạn phát triển mới

Cần Thơ - Hoa Kỳ mở rộng triển vọng hợp tác trong giai đoạn phát triển mới

Ngày 27/5, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên cùng lãnh đạo các sở, ngành đã tiếp và làm việc với bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh và các thành viên Đoàn công tác. Cuộc gặp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Cần Thơ và các đối tác Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực, trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thành phố Cần Thơ bước vào giai đoạn phát triển mới.
Gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực tư nhân

Gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực tư nhân

Theo các chuyên gia kinh tế, để thật sự giải phóng năng lượng của khu vực kinh tế tư nhân, cần một hành trình hai chiều: Nhà nước cần có chính sách quyết liệt và hiệu quả, doanh nghiệp phải chủ động đổi mới và thích ứng linh hoạt.

Multimedia

Xem trên
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (29/5): Miền Bắc mưa lớn, cảnh báo cường suất đến 150mm/3h

Thời tiết hôm nay (29/5): Miền Bắc mưa lớn, cảnh báo cường suất đến 150mm/3h

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 28/5 đến sáng sớm 30/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-100mm, cục bộ có nơi trên 250mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>150mm/3h).
Thời tiết hôm nay (27/5): Miền Trung và miền Nam có mưa to

Thời tiết hôm nay (27/5): Miền Trung và miền Nam có mưa to

Sáng sớm nay (27/5), khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa dông cục bộ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối và tối 27/5, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024