
Lễ công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô 2024
Tại cuộc họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh số 09/2024/L-CTN ngày 2/7/2024 về việc Công bố Luật Thủ đô 2024. Trước đó, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Thông tin thêm về Luật Thủ đô 2024, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết, Luật Thủ đô 2024 được ban hành nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật mới khắc phục những hạn chế của Luật Thủ đô 2012, hướng tới phát triển Hà Nội thành đô thị "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
![]() |
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố Luật Thủ đô 2024 (Ảnh: T.L). |
Luật Thủ đô 2024 gồm 7 chương và 54 điều, với các nội dung chính bao gồm: những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, vị trí, vai trò của Thủ đô, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật quy định về tổ chức chính quyền đô thị, Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố, và phân cấp, ủy quyền.
Bên cạnh đó, luật cũng đề cập đến việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, bao gồm quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô, quản lý, sử dụng không gian ngầm, phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Luật cũng quy định về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô, đầu tư mạo hiểm, quản lý tài sản công và ưu đãi đầu tư.
Ngoài ra, luật còn bao gồm các quy định về liên kết, phát triển vùng với mục tiêu, nguyên tắc liên kết và phát triển vùng cũng như trách nhiệm của các bên liên quan. Cuối cùng, luật quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các hoạt động để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024 một cách kịp thời và hiệu quả. Các hoạt động bao gồm xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức hội nghị, xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết.
Luật Thủ đô 2024 không chỉ kế thừa và phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô 2012 mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Với những nội dung đổi mới và cơ chế đặc thù, vượt trội, Luật Thủ đô 2024 sẽ là nền tảng pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, đảm bảo vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Tin bài liên quan

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Ông Lê Văn Thơm làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn
Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus
![[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/052025/09/15/croped/thumbnail/video-doan-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-tham-gia-duyet-binh-tren-quang-truong-do-20250509152224.jpg?250509034741)
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
