--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
06:00 | 05/06/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cần chuẩn bị những gì?

Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người Việt thường có hoa quả theo mùa như mận, vải, ngoài ra có bánh tro, rượu nếp để diệt sâu bọ.
Hôm nay ăn gì: Làm nem lụi nướng giòn dai thơm phức Hôm nay ăn gì: Mướp đắng xào thịt bò, tráng miệng thạch xoài cốt dừa Hôm nay ăn gì: Cơm tấm sườn nướng ngon chuẩn vị Sài Gòn
le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi
(Ảnh: @trangthu_thutrang)

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, rơi vào ngày mùng 5/5 âm lịch, là ngày Tết truyền thống tại một số nước như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ, vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Đây cũng là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết Đoan Ngọ. Có thể nói sau Tết Nguyên Đán, "Tết giết sâu bọ" là cái tết sum họp, quây quần nhất và có nhiều tục lệ gắn bó với đời sống bình dị của người dân.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên. Trong quan niệm của người Việt, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái. Vì thế việc cúng bái tổ tiên là cần thiết với mong muốn một mùa bội thu. Sau lễ cũng là tục lệ giết sâu bọ. Các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức những thứ quả chua, ăn rượu nếp, bánh tro để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi những điều kém may mắn.

Ăn gì vào Tết Đoan Ngọ?

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi
Bánh tro - món ăn truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: @xuri1102)

Tết Đoan Ngọ gắn liền với những món truyền thống mà bất cứ người Việt nào cũng có thể dễ dàng liệt kê khi được hỏi. Loại bánh đầu tiên phải kể đến là bánh tro. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điạ phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật. Ở TP HCM và các tỉnh lân cận, ngoài bánh tro, người dân còn ăn chè kê vào ngày này. Trong khi đó, người miền Bắc ăn chè trôi nước.

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi
Người dân các tỉnh phía nam còn ăn chè kê vào ngày này. (Ảnh: @tedphung)

Rượu nếp cũng là món ăn không thể không có cho ngày diệt sâu bọ. Cơm rượu này được nấu từ loại men rượu đặc biệt, có vị thơm thơm, ngòn ngọt, hơi cay nơi đầu lưỡi. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc. Nhưng tựu chung lại, hương vị thơm ngon và hấp dẫn của món cơm rượu theo từng miền chẳng khác nhau là mấy.

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi
Rượu nếp với hương vị ngất ngây men nồng, là món ăn không thể thiếu vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến các loại trái cây chín mọng ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ như vải, mận, đào, xoài, chôm chôm… Những trái cây có màu sắc sặc sỡ, hương vị thơm ngon sẽ khiến ngày Tết Đoan Ngọ thêm đủ đầy và hoàn chỉnh. Một số vùng miền cũng làm những món ăn mặn như các món từ thịt vịt, thịt kho tàu để dâng cúng tổ tiên vào ngày này.

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi
Mận và vải là hai loại quả phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: @qhoa5893)

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi
(Ảnh: @orangeshopvna)

Vào ngày Tết quan trọng này, các gia đình thành kính dâng hương dâng hoa, chuẩn bị vật phẩm cúng gia tiên, lòng thành tâm hướng đến những điều tốt đẹp, mong điều lành bay đến, điều dữ bay đi. Mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm có:

– Hương, hoa, vàng mã;

– Nước;

– Rượu nếp;

– Bánh tro;

– Các loại hoa quả theo mùa như mận, vải, hồng xiêm, dưa hấu, chuối

Ở một số địa phương, các gia đình cũng chuẩn bị mâm cơm cúng đơn giản, gồm các món như thịt kho tàu, thịt vịt, bánh tro, các loại hoa quả mùa hè như cam, na, mận, xoài... Sau khi kính cẩn dâng lễ, thành tâm khấn vái, các gia đình hóa vàng, thụ lộc và bắt đầu "diệt trừ sâu bọ".

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi
Một mâm cơm cúng vào ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: @nguyenn233)

Văn khấn ngày Tết Đoan Ngọ

Để lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ được hoàn chỉnh, mời tham khảo văn khấn cúng sau đây.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:………………….Tuổi:………………

Ngụ tại:………………………………………………………..

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi Tết Đoan Ngọ nên kiêng gì để cả năm may mắn, gia đạo bình yên?

Tuy không phải là dịp tết lớn trong năm nhưng Tết Đoan Ngọ đã có từ lâu đời và đi sâu vào tiềm thức văn ...

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi Tết Đoan Ngọ cúng gì, cúng vào giờ nào là đẹp nhất?

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình sắm lễ dâng hương, cầu mong vạn sự may mắn, bình an và lòng hướng đến một ...

le cung tet doan ngo mung 5 thang 5 can chuan bi nhung gi Dạo một vòng châu Á xem các nước đón Tết Đoan Ngọ 5/5 ra sao?

Không chỉ riêng Việt Nam mà ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 - một phong tục lễ tết ...

Hải Yến
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.
Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Tròn 30 năm kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã, đang khẳng định vị thế là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực. Những đánh giá tích cực từ các học giả, nhà ngoại giao và đại diện tổ chức quốc tế đã cho thấy vai trò ngày càng nổi bật của Việt Nam trong việc định hình tương lai ASEAN.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.