Lễ hội Dinh Thầy Thím trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
![]() Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 với 120 phiếu, cao nhất trong số các nước trúng cử. |
![]() Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Danh hiệu này vốn được Trung Quốc nắm giữ từ nhiều năm qua. |
Lễ hội Dinh Thầy Thím được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 12/1/2022.
![]() |
Lễ đón nhận Lễ hội Dinh Thầy Thím vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Ảnh: Đình Hòa). |
Đây là hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận (1992-2022) và được xem là dấu mốc quan trọng, góp phần phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương; nâng cao ý thức ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống của cộng đồng, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh khẳng định lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung của người dân nhiều tỉnh, thành lân cận ở khu vực phía Nam.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa nhưng đến nay Lễ hội Dinh Thầy Thím vẫn được gìn giữ, bảo tồn, duy trì đầy đủ cả về thời gian, không gian, trình tự, cách thức thực hành các nghi lễ tạo nên một không gian linh thiêng, huyền ảo, cùng với các trò chơi dân gian, hội thi, hội diễn… hấp dẫn theo tập tục có từ lâu đời của cộng đồng người dân địa phương.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh trao quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đưa Lễ đón nhận Lễ hội Dinh Thầy Thím vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho thị xã La Gi (Ảnh: Đình Hòa). |
Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận), Lễ hội Dinh Thầy Thím ra đời, duy trì và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành các tập quán liên quan đến tín ngưỡng thờ Thầy Thím của cộng đồng người dân địa phương hơn 130 năm qua.
Lễ hội diễn ra từ ngày 14-16/9 âm lịch hàng năm với nhiều nghi lễ theo tập tục truyền thống. Đây là không gian linh thiêng, trang trọng để người dân địa phương và du khách thập phương đến bái tế, tham quan, nghỉ dưỡng. Đan xen với phần lễ là phần hội với các trò chơi, trò diễn dân gian và hoạt động văn hóa - thể thao hấp dẫn.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Lễ hội Dinh Thầy Thím đã trở thành “điểm đến” có sức thu hút du khách. Trong những năm gần đây, lượng du khách đến Dinh Thầy Thím ngày càng tăng lên, ước khoảng 600.000 lượt khách mỗi năm.
Tin bài liên quan

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Những lễ hội độc đáo của một số quốc gia du khách nên trải nghiệm

An Giang: Nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đọc nhiều

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy Liên hiệp hữu nghị Cần Thơ theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Hỗ trợ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thích ứng với sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam

Khai mạc Trại hè Việt Nam năm 2025: Viết tiếp câu chuyện hòa bình

Hiệp hội Du lịch Việt Nam mở Văn phòng Đại diện tại Seoul: Góp "nhịp cầu" thúc đẩy giao lưu nhân dân
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm
