--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
10:11 | 01/10/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lê Văn Hưu - Người tạo nền móng cho ngành sử học Việt Nam

Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà sử học đầu tiên của nước ta, người đặt nền móng cho Quốc sử Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ
Mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối của Ấn Độ đã đặt nền móng xây dựng và dày công vun đắp đang ngày càng đơm hoa kết trái.
Âm nhạc nối tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ Âm nhạc nối tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ
Ngày 9/9/2022, Đoàn đại biểu Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ do Đại sứ Doãn Khánh Tâm dẫn đầu tới thăm Trường 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao tặng 2 cây đàn T’rưng - nhạc cụ truyền thống Việt Nam - mà thầy trò nhà trường yêu thích và luôn mong muốn đưa vào chương trình giảng dạy, trưng bày tại Phòng Truyền thống Hồ Chí Minh của Nhà trường.

Ông là nhà sử học uyên bác, có phương pháp chép sử vững vàng, có cách diễn đạt dồi dào tình cảm đồng thời là nhà giáo dục kiệt xuất, danh nhân văn hóa tiêu biểu, một tấm gương, một nhân cách hoàn hảo. Nhằm tri ân công lao của ông, tỉnh Thanh Hóa có chủ trương xây dựng và hoàn thiện hồ sơ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền đề nghị Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Lê Văn Hưu là Danh nhân văn hóa thế giới.

Chú thích ảnh
Phần mộ, tượng đồng, bia ký khắc ghi tiểu sử, sự nghiệp của nhà sử học Lê Văn Hưu được lưu giữ tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN).

Những đóng góp to lớn của Lê Văn Hưu cho nền sử học nước nhà

Theo tài liệu lịch sử, Lê Văn Hưu sinh năm Canh Dần 1230, từ nhỏ, ông đã sớm thể hiện tư chất thông minh và có chí hướng lập công danh làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Năm 17 tuổi, Lê Văn Hưu thi đậu Bảng Nhãn trong khoa thi đầu tiên của nhà Trần, lấy danh vị Khôi nguyên. Sau khi thi đỗ, Lê Văn Hưu được giao nhiều chức vụ quan trọng trong triều đại nhà Trần như: Kiểm pháp quan, Binh bộ Thượng thư, Hàn lâm Viện Học sĩ kiêm Quốc sử Viện Giám tu... Trong thời kỳ làm quan, Lê Văn Hưu được biết đến với học vấn uyên thâm, đức độ hơn người, luôn yêu thương dân chúng, chăm lo cho đời sống của nhân dân và cống hiến, phụng sự triều đình với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đất nước thái bình, thịnh vượng.

Đặc biệt, Lê Văn Hưu là tác giả của tác phẩm lịch sử nổi tiếng "Đại Việt sử ký", bộ sách gồm 30 quyển, trình bày diện mạo lịch sử nước ta qua gần 15 thế kỷ (từ năm 207 trước Công nguyên đến năm 1244). "Đại Việt sử ký" ngay từ khi mới ra đời đã có những đóng góp xứng tầm vào những kỳ công xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa Vương triều Trần phát triển đến đỉnh cao huy hoàng. Lê Văn Hưu đã để lại cho dân tộc Việt Nam một bộ Quốc sử quý giá, là cơ sở quan trọng cho các sử gia sau này.

Sau khi ông mất, phần mộ, bia ký khắc ghi tiểu sử, ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông vẫn còn trên đất Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Năm 1990, Đền thờ Lê Văn Hưu tại xã Thiệu Trung đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Di tích lịch sử quốc gia. Từ năm 2018-2022, tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu với tổng mức đầu tư trên 29 tỷ đồng và khánh thành vào tháng 4/2022.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu (làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá), người được vinh dự đúc tượng đồng nhà sử học Lê Văn Hưu cho biết, tượng của nhà sử học Lê Văn Hưu được đúc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống, làm từ đồng đỏ nguyên chất, cao 1,3m, nặng khoảng 600kg. Trong suốt 2 tháng, ông cùng 10 người thợ có tay nghề đã hoàn thành công việc với sự cẩn trọng và tập trung cao độ. Sau khi hoàn thành, tượng của ông được đánh giá là đã thể hiện được thần thái, trang phục của ông vào thời điểm lịch sử. Tượng đồng nhà sử học Lê Văn Hưu được rước vào Đền thờ ông, đáp ứng niềm mong mỏi của người dân xứ Thanh và nhân dân cả nước về chiêm bái, tri ân người soạn bộ Quốc sử đầu tiên của dân tộc.

Theo Tiến sỹ Văn hóa học, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa Hoàng Bá Tường - người đã có nhiều năm dày công nghiên cứu về nhà sử học Lê Văn Hưu, bằng tài năng, đức độ của mình Lê Văn Hưu trở thành niềm tự hào của mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa xứ Thanh đồng thời ghi tên mình vào “bảng vàng” danh nhân văn hóa Việt Nam. Ngoài Thanh Hóa, quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu, ở nhiều tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước cũng có trường học, tên đường, tên phố phố mang tên ông. Việc vinh danh ông là hành động mang ý nghĩa thiết thực và có tầm ảnh hưởng với nền sử học nước nhà, đồng thời quảng bá rộng rãi về thân thế, sự nghiệp, những đóng góp, cống hiến, giá trị tư tưởng, di sản do Lê Văn Hưu để lại.

Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu hôm nay đã trở thành xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021. Về Thiệu Trung hôm nay, diện mạo nông thôn đã thay đổi rõ rệt, đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp, thông thoáng, đường giao thông nội đồng cơ bản được cứng hóa, mở rộng, thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất của người dân. Hiện xã có 3/6 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu... Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Thiệu Trung đang nỗ lực hoàn thành và về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2022.

Đề xuất công nhận nhà sử học Lê Văn Hưu là Danh nhân văn hóa thế giới

Trước đó, vào tháng 4/2022, nhân kỷ niệm 700 năm ngày mất của Lê Văn Hưu (1322 - 2022), UBND tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức "Hội thảo khoa học quốc gia Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký". Tại Hội thảo, hầu hết ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu đều khẳng định Lê Văn Hưu là người xây nền, đắp móng cho nền sử học nước nhà, là tác giả của Đại Việt sử ký - bộ Quốc sử đầu tiên của đất quốc gia, dân tộc Việt Nam đồng thời ghi nhận các đóng góp to lớn của ông đối với ngành sử học nói riêng và lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung cũng như tầm ảnh hưởng của ông trong tiến trình văn hóa nước nhà.

Ngoài ra, ông còn là một nhà giáo dục kiệt xuất, một tấm gương, một nhân cách hoàn hảo và cao hơn, ông là một danh nhân văn hóa tiêu biểu. Hội thảo đã đi đến thống nhất thời gian tới Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với các ngành chức năng xây dựng đề án đề nghị UNESCO tôn vinh ông là Danh nhân văn hóa thế giới và kỷ niệm 800 năm ngày sinh cảu ông vào năm 2030.

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Trần Đức Cường khẳng định, tấm gương của danh nhân Lê Văn Hưu trong học tập, làm việc khoa học, trách nhiệm cần được tuyên truyền rộng rãi hơn nữa. Qua đó khơi dậy niềm tự hào, góp phần làm cho quê hương Thanh Hóa nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung sẽ ngày càng có nhiều bậc hiền tài, "nguyên khí" của nước nhà sẽ ngày một hưng thịnh. Bên cạnh đó, các vấn đề về tiểu sử, hành trạng của Lê Văn Hưu và bộ Đại Việt sử ký sẽ vẫn tiếp tục phải đi sâu nghiên cứu và thảo luận nhiều hơn nữa trong thời gian tới, để lớp hậu thế sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lê Văn Hưu và hướng tới chương trình kỷ niệm 800 năm ngày sinh của tổ sư ngành Sử Việt Nam Lê Văn Hưu vào năm 2030.

Trên cơ sở thành công của "Hội thảo khoa học quốc gia Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký" và đề xuất của Huyện ủy Thiệu Hóa, mới đây Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã đồng ý chủ trương và giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa và các cơ quan chức năng rà soát các tiêu chí công nhận Danh nhân văn hóa thế giới đối với nhà sử học Lê Văn Hưu, đồng thời sớm xây dựng hồ sơ báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chính phủ trình UNESCO công nhận Lê Văn Hưu là Danh nhân văn hóa thế giới.

Chú thích ảnh
Di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN).

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa Lê Trí Duẩn cho biết, Trung tâm đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị, các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động như hội nghị, biên soạn sách về danh nhân Lê Văn Hưu để dịch ra nhiều thứ tiếng. Trên cơ sở đó rà soát các tiêu chí theo quy chế của UNESCO để báo cáo cơ quan có thẩm quyền là Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét và quyết định.

Để xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Lê Văn Hưu trở thành Danh nhân văn hóa thế giới, tỉnh Thanh Hóa sẽ phải đi một chặng đường dài ở phía trước với nhiều khó khăn. Hiện những thông tin, những tư liệu gốc liên quan đến con người, cuộc đời của ông dù ngày càng được làm sáng tỏ hơn do sự tìm tòi, phát hiện, khai thác các nguồn tài liệu và những dấu ấn của ông tại quê hương Thanh Hóa nhưng vẫn chưa nhiều.

Bên cạnh đó, hiện bộ "Đại Việt sử ký" bị thất truyền, dù giá trị nhiều mặt của nó đã được thể hiện phần nào qua những lời bàn sử về các nhân vật, sự kiện, vua chúa ở các thời kỳ trong bộ "Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sỹ Liên, "An Nam chí lược" của Lê Tắc, "Đại Việt thông sử" của Lê Quý Đôn... Đây sẽ là những phần việc nhiều khó khăn mà tỉnh Thanh Hóa phải làm trong thời gian tới và chắc chắn quá trình làm hồ sơ khoa học sẽ được chuẩn bị cẩn thận với sự tham vấn, thực hiện của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước.

Việc Thanh Hóa có chủ trương xem xét, lập hồ sơ khoa học về nhà sử học Lê Văn Hưu trình UNSECO công nhận, sẽ như một lời tri ân, tôn vinh Tổ sư nghề viết Sử Việt Nam Lê Văn Hưu, đồng thời khẳng định vai trò không thể thay thế của sử học trong dòng chảy thời gian, hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.

Trao Kỷ niệm chương Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Hungary tại Việt Nam
Ngày 28/7/2022, tại Hà Nội, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Ory Csaba.
Đại học Oxford bổ nhiệm Giáo sư Luật người Việt Nam Đại học Oxford bổ nhiệm Giáo sư Luật người Việt Nam
Ngày 18/8, Khoa Luật - Đại học (ĐH) Oxford (Vương quốc Anh) đã ra thông báo phong hàm GS cho 3 giảng viên, trong đó có GS Bùi Ngọc Sơn là người Việt Nam
Theo Duy Hưng - Hoa Mai/ TTXVN
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Việt Nam sẽ đạt nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới

Việt Nam sẽ đạt nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới

Trước hết tôi muốn chia sẻ rằng, tôi rất tự hào khi được sinh ra vào năm 1975 – cũng là năm Việt Nam thống nhất đất nước. Với vai trò là Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam, điều này càng khiến tôi cảm thấy có trách nhiệm lớn lao hơn.
Hành trình vì Việt Nam của một trái tim Nhật Bản

Hành trình vì Việt Nam của một trái tim Nhật Bản

Trong lịch sử phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên thế giới, đã có những con người dù ở cách xa nghìn dặm vẫn hết lòng đồng hành với nhân dân Việt Nam.
Tôi muốn khai thác vẻ đẹp hòa bình ở Việt Nam!

Tôi muốn khai thác vẻ đẹp hòa bình ở Việt Nam!

Gần ngày 30/4 lịch sử, tại quán bar trên tầng 9 của khách sạn Caravelle Sài Gòn-nơi các hãng thông tấn quốc tế trước đây đặt trụ sở và phát đi những tin tức trên khắp thế giới về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam có một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Ngày 2/5 tại Thái Lan, Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Ratjabath Udon Thani (Thái Lan) và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tổ chức Lễ ký kết hợp tác đào tạo tiếng Việt.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.
Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Trong hai ngày 3 và 4/5, tại thành phố Higashi Osaka (Nhật Bản) đã diễn ra Festival kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975 – 30/4/2025) với chủ đề “Trái tim Việt Nam - 50 năm hòa chung một nhịp”.

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.