--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
10:40 | 16/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị giai đoạn kháng chiến chống Mỹ

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), hoạt động đối ngoại nhân dân được phát triển mạnh mẽ ở cả hai miền Nam – Bắc. Nhiệm vụ công tác đối ngoại thời kỳ này được xác định là “tích cực tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của nhân dân các nước trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giao lưu văn hóa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ mở rộng Giao lưu văn hóa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ mở rộng
Quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954). Ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp dựng lên chế độ tay sai nhằm phá hoại Hiệp định Giơne-vơ, kéo dài chia cắt Việt Nam. Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh nhằm hòa bình thống nhất nước nhà.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng thông qua Ban Công tác quốc tế, Đảng đoàn các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, rồi ban Quốc tế nhân dân và các ban CP40, CP72, hoạt động đối ngoại nhân dân phát triển mạnh mẽ ở cả hai miền Nam – Bắc.

Ở miền Bắc, các hoạt động hữu nghị song phương tiếp tục được đẩy mạnh với trọng tâm củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị nhân dân với Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Cuba, đồng thời mở rộng quan hệ nhân dân với các nước độc lập dân tộc, các phong trào giải phóng dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ đoàn kết của các lực lượng tiến bộ yêu chuộng hòa bình công lý ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Hòa bình Thế giới, tổ chức tại Hensinki, năm 1955
Đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Hòa bình Thế giới, tổ chức tại Hensinki, năm 1955 (Ảnh: chụp từ sách Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - Lịch sử hình thành và phát triển).

Các Hội hữu nghị Việt – Xô và Hội hữu nghị Việt – Trung vốn được thành lập trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tiếp tục hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào rộng lớn của nhân dân Liên Xô và nhân dân Trung Quốc ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ ngay cả trong thời kỳ bất đồng Liên Xô – Trung Quốc.

Sau khi Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung Bùi Kỷ qua đời năm 1960, đồng chí Xuân Thủy được cử làm Chủ tịch hội. Hoạt động hữu nghị nhân dân thông qua kênh của Hội hữu nghị Việt – Xô và Hội hữu nghị Việt – Trung.

Truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vốn đã nảy nở và phát triển trong cuộc đấu tranh chung chống thực dân Pháp lại càng được củng cố trong thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hội nghị nhân dân Đông Dương tại Phnom Penh tháng 8/1965 đã thông qua “Nghị quyết về vấn đề Việt Nam” biểu thị tình cảm hữu nghị, đoàn kết và sự ủng hộ của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đối với nhân dân Việt Nam…

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đoàn kết, hữu nghị với nhân dân Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong các tầng lớp nhân dân. Tháng 5/1961, Hội hữu nghị Việt - Pháp chính thức ra mắt.

Nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh phá hoạt của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.
Nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh phá hoạt của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam (Ảnh: chụp từ sách Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - Lịch sử hình thành và phát triển).

Năm 1965, Hội hữu nghị Việt Nam – Cuba được thành lập với vị Chủ tịch đầu tiên là đồng chí Hoàng Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Hội đã phối hợp với Hội hữu nghị Cu Ba – Việt Nam trong các hoạt động đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh ở Cuba và được biểu thị cô đọng trong câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Fidel Castro: “Máu của Việt Nam cũng là máu của Cuba. Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

Bên cạnh đó, ở các nước tư bản chủ nghĩa, hàng trăm tổ chức đoàn kết với Việt Nam cũng đã được hình thành với nhiều hoạt động phong phú (như ở Italia, Thụy Điển, Đan Mạch, Vương quốc Anh, Nhật Bản…). Đặc biệt, phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam đã hình thành và phát triển ngay trong lòng nước Mỹ, thu hút hàng triệu người Mỹ thuộc đủ mọi thành phần tham gia.

Năm 1966, Tiểu ban Mỹ vận được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Ủy viên Bộ Chính trị.

Tháng 7/1968, Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân tiến bộ Mỹ được thành lập, do Giáo sư Hoàng Minh Giám, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, làm Chủ tịch. Từ thời điểm đó cho đến khi nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn (năm 1975), Ủy ban đã làm đầu mối quan hệ với tất cả các tổ chức và cá nhân của phong trào phản chiến ở Mỹ. Cuộc gặp gỡ Việt-Mỹ tại Bratislava (Tiệp Khắc) tháng 9/1967 là một sự kiện quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Có thể nói phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng, buộc chính quyền Mỹ phải xuống thang chiến tranh và đi vào đàm phán dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta năm 1975.

Hoạt động đối ngoại nhân dân đa phương được đẩy mạnh trong khuôn khổ các chương trình hành động của Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy ban Đoàn kết với nhân dân Á – Phi của Việt Nam và Hội Quốc tế ngữ bảo vệ hòa bình của Việt Nam.

Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam tiếp tục tích cực hoạt động trong phong trào hòa bình thế giới.

Ở miền Nam, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) và nhiều tổ chức nhân dân thành viên Mặt trận đã mở ra một thời kỳ hoạt động sôi nổi, sâu rộng của đối ngoại nhân dân. Bên cạnh các tổ chức phụ nữ, thanh niên, sinh viên, lao động, nông dân, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, Phật giáo, Công giáo... – mà mỗi tổ chức đều có những hoạt động đối ngoại – có một số tổ chức chuyên làm công tác đối ngoại nhân dân: Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của miền Nam Việt Nam, Ủy ban đoàn kết Á-Phi của miền Nam Việt Nam, Ủy ban nhân dân miền Nam Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ Latinh, Ủy ban nhân dân miền Nam Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ.

Sau Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị bốn bên tại Pari (18/1/1969), rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập (6/6/1969), hoạt động đối ngoại nhân dân miền Nam càng được đẩy mạnh, mở rộng và đa dạng hóa, gắn kết với đối ngoại của nhà nước của miền Nam và các hoạt động đối ngoại chung của miền Bắc.

Hàng trăm đoàn của Mặt trận và các tổ chức thành viên đã đi hàng chục các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, Mỹ Latinh và Bắc Mỹ, đến cả thủ đô nhiều nước đồng minh và sân sau của Mỹ.

Các đoàn đều tận dụng mọi cơ hội mở rộng tiếp xúc, gặp gỡ các tổ chức quốc gia và quốc tế, tham gia rộng rãi các hội nghị, đại hội, diễn đàn và tòa án quốc tế. Qua đó, các đoàn đã cung cấp thông tin, nhân chứng, tư liệu về tội ác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giới thiệu đường lối, chính sách của Mặt trận và Chính phủ Cách mạng Lâm thời cùng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam Việt Nam, đồng thời bày tỏ đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hoạt động đối ngoại của Mặt trận và các tổ chức thành viên đã góp phần mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại các đô thị, các hoạt động hòa bình hợp pháp đã được triển khai ngay từ sau Hiệp định Giơnevơ.

Như vậy, trong suốt hai thập niên chiến tranh ác liệt, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Đảng, hoạt động đối ngoại nhân dân của cả hai miền Nam-Bắc đã được tiến hành liên tục, đa dạng, vừa có trọng điểm vừa luôn được mở rộng, với sự phối hợp nhịp nhàng “tuy hai mà một” giữa các tổ chức và lực lượng của hai miền, với hiệu quả ngày càng tăng, góp phần cùng với hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước hình thành một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều tổ chức hữu nghị song phương và đa phương được thành lập như: Hội Quốc tế ngữ bảo vệ hoà bình của Việt Nam (thành lập năm 1956, theo Điều lệ đầu tiên là thành viên của Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam), năm 1988, Hội tách ra thành một tổ chức độc lập; Ủy ban Đoàn kết Nhân dân Á-Phi (thành lập năm 1956), năm 1994 đổi tên thành Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á -Phi-Mỹ Latinh; Hội hữu nghị Việt-Pháp (thành lập năm 1961); Hội hữu nghị Việt Nam – Cuba (thành lập năm 1965); Ủy ban đoàn kết với nhân dân Mỹ thành lập năm 1968 ở cả hai miền Nam, Bắc; năm 1976 hợp nhất thành Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ về sau đổi tên là Hội Việt-Mỹ; Ủy ban Việt Nam đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước (thành lập năm 1974); Hội hữu nghị Việt Nam – Lào (thành lập năm 1975); Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia (thành lập năm 1975) …
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đóng góp tích cực vào thành công Giải thông tin đối ngoại lần thứ VIII Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đóng góp tích cực vào thành công Giải thông tin đối ngoại lần thứ VIII
Tối 5/11 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII. Trong số 112 tác phẩm xuất sắc được vinh danh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) và bạn bè, đối tác quốc tế đóng góp 5 tác phẩm gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bạc Liêu: Đẩy mạnh vận động nguồn lực thực hiện an sinh xã hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bạc Liêu: Đẩy mạnh vận động nguồn lực thực hiện an sinh xã hội
Theo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bạc Liêu, năm 2023, đơn vị phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong đó có đẩy mạnh vận động nguồn lực chăm lo cho người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Hải Doan (Biên tập theo sách Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam).
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Từ ngày 18-20/4 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao