--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
11:37 | 09/04/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lợi nhuận ngân hàng có thể tăng 15% từ nền thấp năm 2023

Lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng niêm yết năm 2024 được dự báo tăng trưởng ở mức 15% với giả định Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất trong năm nay và các ngân hàng lớn đẩy được 90% room tín dụng được giao từ đầu năm.
Bac A Bank lên kế hoạch lợi nhuận 1.100 tỷ, tăng vốn lên hơn 11,5 nghìn tỷ đồng
“Áp lực tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong nửa sau của quý II”

Lợi nhuận ngân hàng có thể tăng 15% từ nền thấp năm 2023.

Lợi nhuận ngân hàng có thể tăng 15% từ nền thấp năm 2023.

Lợi nhuận các ngân hàng đang rất phân hóa

Nhìn vào con số hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 cho thấy, ngành ngân hàng đang rất phân hóa, khi chỉ 11/27 ngân hàng niêm yết hoàn thành hoặc vượt kế hoạch kinh doanh, toàn ngành trung bình hoàn thành 85% kế hoạch kinh doanh.

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế toàn ngành niêm yết 2023 chỉ ghi nhận mức 3,8% so với năm trước, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Trong Báo cáo triển vọng ngành Ngân hàng mới công bố, các chuyên gia phân tích tại VPBankS dự báo, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng niêm yết năm 2024 sẽ tăng trưởng ở mức 15%, tương đương đạt 293.650 tỷ với giả định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không tăng lãi suất trong năm 2024 và các ngân hàng lớn đẩy được 90% room tín dụng được giao từ đầu năm.

Screen Shot 2024-04-09 at 11.04.02 AM.png

Theo chuyên gia, các ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt có mẫu số chung là đều là các ngân hàng đứng đầu ngành về quy mô, với các chỉ tiêu như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và thị phần cho vay lớn, điều này có thể được thấy ở TOP 7 các ngân hàng như VCB, CTG, BIDV, MBB, VPB, TCB, ACB. Tất nhiên khi có vốn điều lệ, vốn chủ lớn thì các ngân hàng này cũng dễ mở rộng quy mô về tổng tài sản hay thị phần hơn do nguồn lực dồi dào hơn các ngân hàng khác.

Screen Shot 2024-04-09 at 11.04.10 AM.png

Nguồn: BCTC, BCTN, VPBankS Research tổng hợp

Thị phần cho vay vẫn tập trung cao ở các ngân hàng quốc doanh với vị trí đứng đầu là BIDV, thậm chí bỏ khá xa các ngân hàng quốc doanh khác. “Miếng bánh” thị phần chảy hết về 3 ngân hàng quốc doanh và 10 ngân hàng tư nhân lớn và vừa, tổng đã chiếm 87%, còn lại các ngân hàng nhỏ khó mà cạnh tranh được trong tương lai.

Screen Shot 2024-04-09 at 11.04.25 AM.png

Thị phần cho vay cũng phụ thuộc vào bộ đệm vốn lớn, 13 ngân hàng chiếm thị phần nhiều nhất trong ngành cũng là 13 ngân hàng lớn nhất xét về vốn chủ sở hữu.

Chi phí vốn hỗ trợ NIM phục hồi

Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm trong tháng 1 với doanh số giảm nhẹ. Lãi suất huy động tại các kỳ hạn ở tất cả các nhóm NHTM đều tiếp tục có xu hướng suy giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2018, cho thấy thanh khoản vẫn ở mức dồi dào với nhu cầu tín dụng chưa thực sự phục hồi.

Theo chuyên gia VPBankS, việc tỷ giá và lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt trong thời gian qua sẽ giúp giảm chi phí vốn của các ngân hàng trong thời gian tới. Dư địa giảm lãi suất của NHNN, theo trao đổi với các lãnh đạo ngân hàng, cũng không còn nhiều trong cuối năm nay. Lợi thế về chi phí vốn rẻ vẫn nằm ở các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng tư nhân có CASA cao như MBB, TCB.

Screen Shot 2024-04-09 at 11.04.58 AM.png

Nguồn: BCTC, VPBankS Research tính toán

CASA toàn ngành hồi phục cũng là một động lực lớn cho ngành để tiết kiệm chi phí vốn, đáy của CASA đã ở quý I/2023 và liên tục hồi phục nhanh chóng về mức trong dịch COVID chỉ trong 3 quý cuối năm. Hiện tại toàn ngành CASA đang ở mức 22%. Việc này cũng đồng thời giúp việc NIM hồi phục vào 2024 được củng cố rất nhiều. Hiện nay các ngân hàng cũng đang đồng loạt có các chương trình tăng CASA như nâng hạng khách hàng lên VIP khi để CASA khối lượng lớn tại ngân hàng trong 1 kỳ hạn nhất định.

Screen Shot 2024-04-09 at 11.05.24 AM.png

Nguồn: BCTC, VPBankS Research tính toán

“Chúng tôi kỳ vọng sang năm 2024 với mặt bằng lãi suất thấp, mức NIM sẽ phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm và tăng trưởng hơn từ nửa cuối năm khi Fed dự kiến sẽ kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ, hạ áp lực cho gap lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam, tạo ra dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng ở Việt Nam có đất diễn hơn”, chuyên gia nhận định.

Nợ xấu có dấu hiệu được “cầm máu”

Theo số liệu từ NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD đến cuối năm 2023 là 4,55%, tăng so với mức 2,03% vào cuối năm 2022, cao hơn mục tiêu của Chính phủ (3%), dù chưa bao gồm nợ được cơ cấu lại theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN (ước khoảng 183.500 tỷ đồng đến hết năm 2023, chiếm 1,35% tổng dư nợ).

Screen Shot 2024-04-09 at 11.06.07 AM.png

Nguồn: BCTC, VPBankS Research tính toán

Phần tăng chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ sự kiện của ngân hàng SCB với Vạn Thịnh Phát cùng với các NHTM trong diện mua bắt buộc và kiểm soát đặc biệt. Dù vậy NPL các ngân hàng còn lại ước tính vẫn dưới 3%.

Nợ xấu tăng cao khiến các ngân hàng phải trích lập nhiều, tỷ lệ bao nợ xấu giảm đi trông thấy. Bên cạnh đó, việc thu từ xử lý nợ các ngân hàng bán lẻ cũng thấy có sự chậm đi ở năm 2023.

Một điểm sáng, theo chuyên gia VPBankS, là nợ xấu qua từng quý đang trong đà giảm, đó có thể là tín hiệu tốt cho thấy nợ xấu có thể đã được “cầm máu”.

Nhìn sâu vào cơ cấu nợ quá hạn của toàn ngành niêm yết (nhóm 2 đến 5) cho thấy, nợ nhóm 2 bắt đầu vào xu hướng giảm trong 3 quý trở lại đây. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, đi kèm với chính sách giãn nợ của TT02 và một số điều sửa trong luật TCTD mới về xử lý nợ xấu cũng sẽ là hành lang pháp lý hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc “chiến đấu” với nợ xấu vào tương lai.

Bên cạnh đó, các nhóm nợ 3 và 4 cũng có chiều hướng giảm trong quý IV, trừ nhóm 5 có tăng cũng khá là dễ hiểu do nhóm 3-4 tăng từ các quý trước.

Dù vậy, chuyên gia vẫn thận trọng cho rằng, để nhận biết tình hình thực sự có cải thiện hay không thì vẫn cần nhất từ việc tài sản của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, các hộ gia đình đã được gia cố củng cố hay chưa. Theo đó, cần theo dõi thêm tình hình kinh tế và đặc biệt là chờ kết quả NPL vào quý I này để xem khi chốt số CIC vào đầu năm thì hiện trạng đang ở đâu.

HDBank chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu, tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ cao, tiên phong triển khai chiến lược phát triển bền vững HDBank chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu, tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ cao, tiên phong triển khai chiến lược phát triển bền vững
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với phương án chia cổ tức 2023 lên đến 25% gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 đạt 15.852 tỷ đồng, tăng 22%, và dự kiến cổ tức năm 2024 đạt tới 30% (tối đa 15% tiền mặt).
VietABank chia cổ tức 39%, chuẩn bị kế hoạch lên sàn VietABank chia cổ tức 39%, chuẩn bị kế hoạch lên sàn
VietABank hiện là một trong bảy ngân hàng vẫn đang niêm yết trên hệ thống UPCoM, bên cạnh 6 thành viên khác là ABBank, BVBank, Kienlongbank, Vietbank, PGBank và SaigonBank.
Linh Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Một ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 90% trong năm 2024

Một ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 90% trong năm 2024

Eximbank đặt mục tiêu kinh doanh chính năm 2024 với tham vọng lợi nhuận trước thuế đạt 5.180 tỷ đồng, tăng trưởng 90,4% so với năm 2023.
Đại hội đồng cổ đông ABBank: Chưa thể chuyển sàn trong năm nay!

Đại hội đồng cổ đông ABBank: Chưa thể chuyển sàn trong năm nay!

Trong năm nay, đánh giá chung nền kinh tế, Hội đồng Quản trị ABBank cho rằng chưa thể niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.
HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người
5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

Trong 5 tháng đầu năm 2025, HDBank đã trao kinh phí xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình thương trên cả nước, tiếp nối mạch nguồn yêu thương mà ngân hàng đã lan tỏa trên chặng đường hơn 35 năm qua.
Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị

Theo chuyên gia, các ngân hàng Việt Nam hiện nay thường tương đồng về dịch vụ và định vị, dẫn đến khó tạo ra sự gắn bó cảm xúc với khách hàng.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới