--> -->
Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
19:09 | 09/03/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Luật đất đai sửa đổi: Tháo gỡ các vấn đề định giá, thu hồi đất để đảm bảo hài hòa lợi ích

Sáng 9/3, tại Hà Nội, Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Định giá đất và thu hồi đất là hai vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Chủ tịch TP.HCM kiến nghị “khẩn” tới Thủ tướng về hệ số điều chỉnh giá đất Chủ tịch TP.HCM kiến nghị “khẩn” tới Thủ tướng về hệ số điều chỉnh giá đất
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho TP.HCM xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn.
Kiều bào mong muốn được trực tiếp tham gia thị trường bất động sản Kiều bào mong muốn được trực tiếp tham gia thị trường bất động sản
Ngày 2/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Hội nghị lấy ý kiến người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Hội thảo góp ý luật Đất đai sửa đổi được tổ chức tại Trường đại học Luật Hà Nội sáng 9.3
Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được tổ chức tại Trường đại học Luật Hà Nội sáng 9/3 (Ảnh: Thu Hà).

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung góp ý trực tiếp về: vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc giám sát, tham vấn ý kiến của người dân về quản lý, sử dụng đất; các quy định về tài chính đất đai và một số vấn đề liên quan; các quy định về đất thương mại, dịch vụ; cơ chế giao đất, cho thuê đất…

Luật đất đai sửa đổi: Tháo gỡ các vấn đề định giá, thu hồi đất để đảm bảo hài hòa lợi ích
PGS.TS Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam (Ảnh: Thu Hà).

Đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cho biết công tác quản lý sử dụng đất tới nay vẫn còn nhiều hạn chế về một số mặt như: quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, chất lượng chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, thực hiện pháp luật chưa nghiêm; việc tiếp cận đất đai còn bất cập...dẫn đến hậu quả là nguồn lực đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững; số lượng khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn nhiều nhưng việc xử lý còn hạn chế và chưa thật sự thuyết phục.

Theo PGS.TS Hà Hùng Cường, nguyên nhân của thực trạng phức tạp trong quan hệ đất đai trước hết là do những bất cập trong bản thân luật Đất đai cũng như các quy định chi tiết luật này. Do đó luật Đất đai đến nay cần phải được sửa đổi để khắc phục nhằm phát huy nguồn lực đất đai, giảm thiểu khiếu kiện, bức xúc.

Nhiều băn khoăn về định giá đất, thu hồi đất

Liên quan đến các quy định về tài chính đất đai, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia đánh giá, dự thảo Luật đã có nhiều điểm mới liên quan đến quy định về cơ chế tài chính đất đai và giá đất, trong đó có quy định bỏ khung giá đất hướng nhằm tới việc định giá đất phù hợp với quy luật của thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, chưa đảm bảo tính thống nhất, khoa học.

TS. Cấn Văn Lực kiến nghị: Bổ sung các khái niệm liên quan đến giá đất có thể phát sinh trong thực tế, chuẩn hóa các thuật ngữ như “giá đất phổ biến trên thị trường/giá đất chuẩn, bảng giá đất, thửa đất chuẩn, giá đất cụ thể,..” để nhất quán cách hiểu và áp dụng; Bổ sung mục đích điều tiết nguồn thu từ đất bao gồm cả việc phục vụ “công tác thu hồi đất, tái định cư,…”.

Bên cạnh đó, TS. Cấn Văn Lực cũng đề nghị, cân nhắc có lộ trình áp dụng giá đất sát với giá thị trường; bổ sung quy định chi tiết hơn về quyền và trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá, chuyên gia định giá đất;…

Về vấn đề thu hồi đất, ông Lực cho rằng vai trò của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay dự thảo Luật chưa quy định rõ tổ chức này là ai. Đại biểu cũng kiến nghị nên áp dụng cơ chế nếu 80% người dân đồng thuận phương án bồi thường thì nhà nước có thể cưỡng chế thu hồi 20% còn lại.

Góp ý tại Hội thảo, GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, khẳng định luật đất đai quan trọng nhất là quy hoạch, quy hoạch đất đai ở các cấp khác nhau cần xây dựng một cách bài bản, giải quyết hài hòa lợi ích các bên.

Liên quan đến việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, GS.TS Hoàng Thế Liên cho rằng, các quy định trong dự thảo luật chưa rõ, dễ xảy ra sự tùy tiện. Ông Liên đề nghị phải hết sức coi trọng quy định về vấn đề này, rà soát thật kỹ thủ tục, trình tự, không thể để chung chung.

Đề xuất mở rộng đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất

Các đại biểu tham dự Hội thảo góp ý luật Đất đai (sửa đổi)
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (Ảnh: Tô Dung).

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng kiến nghị Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nghiên cứu mở rộng, xem xét cho các đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất, ví dụ như các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ như các bệnh viện công lập và các trường đại học công lập. Nếu phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm, thì nhiều đơn vị sự nghiệp công lập như vậy sẽ không đủ nguồn thu, không đảm bảo được phục vụ an sinh xã hội.

Trường hợp bắt buộc phải nộp, các đơn vị này phải đẩy mức thu viện phí, học phí lên cao để bù đắp. Khi đó nhiều người bệnh có thể không đủ tiền để nộp viện phí, mất đi cơ hội khám chữa bệnh; nhiều người học mất đi cơ hội học tập vì không đủ tiền nộp học phí.

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp về những vấn đề có tính chất vĩ mô nhưng cũng rất cụ thể như kiểm soát quyền lực trong quản lý đất đai, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho đến những vấn đề liên quan thiết thực đến mọi tổ chức, cá nhân như cơ chế giao đất, cho thuê đất, tài chính đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấy hay việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, của chủ thể có yếu tố nước ngoài,...

Theo TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, kết quả của Hội thảo sẽ được các đơn vị đồng tổ chức Hội thảo tổng hợp khách quan, đầy đủ gửi đến cơ quan lập pháp và các cơ quan có liên quan nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai mang tính chặt chẽ, khả thi cao.

Luật đất đai sửa đổi: Tháo gỡ các vấn đề định giá, thu hồi đất để đảm bảo hài hòa lợi ích
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Ảnh: Tô Dung).

"Việc góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng bởi đây là vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự phát triển bền vững và nhanh chóng của Việt Nam trong tương lai. Quy định về sử dụng đất cũng cần đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan và đặc biệt lợi ích của người dân. Bên cạnh đó, dư luận quốc tế rất quan tâm đến tiến trình thảo luận, góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình Thế giới tổ chức tháng 11/2022, bạn bè quốc tế đã đặt nhiều câu hỏi về con đường đi lên CNXH của Việt Nam, về việc chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà vẫn bảo đảm được lợi ích của người dân, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Đóng góp vào việc xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) đáp ứng được mục tiêu mà chúng ta đề ra là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, từ đó tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tranh thủ thêm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Làm tốt công tác này cũng tăng thêm vị thế uy tín của Việt Nam không phải chỉ trong phát triển kinh tế xã hội mà còn trong thực hiện chính sách tất cả vì người dân, đặt người dân vào vị trí trung tâm" - Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, lợi ích người dân, hình ảnh đất nước Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, lợi ích người dân, hình ảnh đất nước
Chiều 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU).
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Áp lực với tôi là phải đảm bảo tính khả thi của luật
Nếu có bộ luật nào, ở cấp vĩ mô, tác động đến toàn thể đời sống kinh tế, xã hội, và cả văn hóa nữa thì có lẽ chỉ là luật Đất đai. Và không chỉ vậy, ngay ở vi mô luật này cũng len lỏi vào từng gia đình, động chạm đến hạnh phúc của từng người dân. Cũng chính vì vậy, mỗi lần luật Đất đai sửa đổi là một lần thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Tổng chỉ huy xây dựng dự thảo sửa đổi luật Đất đai lần này.

Ngọc Châu
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thông tin tuyên truyền đối ngoại trong năm 2025

Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thông tin tuyên truyền đối ngoại trong năm 2025

Ngày 16/1 tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam (Quỹ) đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ - Hội đồng Quỹ nhằm tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra phương hướng, trọng tâm hoạt động năm 2025.
Học giả trong nước và quốc tế bàn giải pháp duy trì hòa bình, ổn định khu vực ASEAN

Học giả trong nước và quốc tế bàn giải pháp duy trì hòa bình, ổn định khu vực ASEAN

Ngày 14/11 tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo quốc tế “ASEAN trong thế giới biến động: Thách thức, cơ hội và triển vọng” với sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung. Tại Hội thảo, học giả trong nước và quốc tế đã cùng đề xuất nhiều giải pháp duy trì hòa bình, ổn định khu vực ASEAN.
Thông tin những điểm mới trong Luật Đất đai và Luật Căn cước đến với kiều bào

Thông tin những điểm mới trong Luật Đất đai và Luật Căn cước đến với kiều bào

Chiều 6/9, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai và Luật Căn cước cho cán bộ, công chức, người lao động Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài, thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài.

Đọc nhiều

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Chiều 17/7, tại khu phố 6 (đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức bàn giao hai căn nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị. Đại tá Ngô Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 5 Hải quân chủ trì buổi lễ.
Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy Liên hiệp hữu nghị Cần Thơ theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy Liên hiệp hữu nghị Cần Thơ theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Đó là tinh thần chính trong phát biểu chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ tại Hội nghị sơ kết công tác đối ngoại nhân dân 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 17/7.
Hỗ trợ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thích ứng với sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam

Hỗ trợ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thích ứng với sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam

Ngày 17/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Ủy ban) tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm hỗ trợ các tổ chức này thích ứng với quá trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam, đồng thời tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin và định hướng hoạt động trong thời gian tới.
Khai mạc Trại hè Việt Nam năm 2025: Viết tiếp câu chuyện hòa bình

Khai mạc Trại hè Việt Nam năm 2025: Viết tiếp câu chuyện hòa bình

Ngày 16/7, Trại hè Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc tại Đắk Lắk. Trại hè là sự kiện thường niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức nhằm tạo cơ hội cho thế hệ trẻ kiều bào tìm hiểu về cội nguồn và gắn kết với quê hương.
Chuyên gia Việt và những mùa lúa Cuba: Từ cánh đồng vàng dệt tình hữu nghị

Chuyên gia Việt và những mùa lúa Cuba: Từ cánh đồng vàng dệt tình hữu nghị

Hành trình của các chuyên gia Việt Nam tại Cuba không chỉ mang lại những cánh đồng lúa trĩu hạt, mà còn góp phần viết tiếp câu chuyện hữu nghị giữa hai dân tộc.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
BVĐK Tâm Anh dẫn đầu chất lượng ở khối tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM

BVĐK Tâm Anh dẫn đầu chất lượng ở khối tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM

Chiều 09/7/2025, Sở Y tế Hà Nội và TP.HCM công bố kết quả đánh giá chất lượng các bệnh viện trên địa bàn. Trong đó, BVĐK Tâm Anh Hà Nội đứng đầu chất lượng trong bảng xếp hạng toàn bộ các bệnh viện công lập và tư nhân, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.