--> -->
Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
07:05 | 21/11/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lưu học sinh Lào dưới mái ấm gia đình Việt

Đón lưu học sinh Lào về sống cùng gia đình bố mẹ Việt. Để ý xem con thích ăn món gì, bố mẹ làm món đó nhiều hơn. Trong mái ấm gia đình Việt, các em nhận được nhiều yêu thương, chăm sóc, bảo ban...
Lưu học sinh Lào tranh tài hùng biện tiếng Việt
Phật giáo kết nối tình hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia

Ấm áp "ba cùng"

Một chiều trung tuần tháng 3/2023, trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội rộn rã lạ thường. Hôm nay là ngày người dân xã đón các lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường Hữu nghị T78 về "ba cùng" (cùng ở, cùng sinh hoạt, cùng học tập) với gia đình mình theo chương trình "Đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân" do nhà trường triển khai.

Có mặt tại ủy ban từ sớm, bà Khuất Thị Phượng (trú tại thôn Ổ Thôn, xã Thọ Lộc) cho biết, bà đăng ký đón 2 học sinh nữ về nhà. Đây là năm thứ sáu gia đình bà Phượng đón lưu học sinh Lào về ở, thời gian các em ở cùng từ 15-20 ngày.

"Lần nào cũng vậy, các cháu đều ngại ngùng lúc ban đầu. Nhưng tôi nói: đây là nhà mình, các con cứ tự nhiên. Các cháu tầm tuổi con tôi nên tôi coi như con. Con trai thứ hai của tôi cũng xa nhà để du học Nhật Bản nên tôi thấu hiểu cảm giác bỡ ngỡ nơi đất khách của các cháu.

Khi tôi sang thăm con thì thấy được người Nhật rất thân thiện. Khi tôi đi tập thể dục gặp hàng xóm, họ đều chào hỏi, mời tôi sang chơi. Khi tôi đón cháu nội ở trường mầm non, các cô giáo đưa cho tôi một tờ giấy viết bằng tiếng Nhật. Tôi đem về nhờ con dâu dịch thì biết các cô viết rằng: "Bác về Việt Nam rồi sớm trở lại".

Tôi muốn giúp các cháu học sinh Lào hòa nhập với môi trường ở Việt Nam như cách người Nhật đã giúp đỡ con cháu tôi", bà Phượng kể.

Lưu học sinh Lào dưới mái ấm gia đình Việt
Người dân xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) đón lưu học sinh về nhà "ba cùng". (Ảnh: Thành Luân)

Những lần gia đình bà Phượng đón lưu học sinh Lào về "ba cùng", đa số các cháu nói tiếng Việt chưa thạo. Vì vậy ăn món gì, nguyên liệu, cách làm thế nào đều được bà giới thiệu tỉ mẩn như một cách để các lưu học sinh học tiếng Việt và hiểu thêm về ẩm thực, văn hóa Việt Nam.

"Nhà tôi thỉnh thoảng làm phở cuốn, món ăn có nhiều nguyên liệu như bún, tôm, thịt, dứa, rau mùi... Đặt nguyên liệu trên đĩa, tôi chỉ cho các cháu món này có những gì, các cháu chụp ảnh rồi hỏi làm thế nào. Lúc tráng trứng, thái giò tôi để các cháu làm cùng. Tương tự, khi tôi làm chả nem, thịt nướng... các cháu quan sát rồi làm theo. Các cháu cũng tự làm một số món ăn truyền thống của Lào như lạp, nộm... và giới thiệu từng món", bà Phượng cho biết thêm.

Ở được ít ngày, các cô con gái Lào dần quen với không khí gia đình Việt. Bà Phượng kể: sáng sáng các cháu dậy quét nhà, quét sân. Khi tôi làm vườn, các cháu cũng ra xin làm cùng. Nhà tôi có một cháu nhỏ đang tuổi tập nói. Cháu đi học về thường bi bô nói chuyện với các cô, các cô cũng học tiếng Việt cùng cháu. Nhờ vậy, sau một thời gian tiếng Việt của các cháu học sinh tiến bộ hơn.

Kết thúc thời gian đi thực tế nhưng đến mỗi cuối tuần, các lưu học sinh lại rủ bạn qua nhà bà Phượng. Thậm chí, sau khi ra trung tâm thành phố Hà Nội học, các em thi thoảng vẫn về chơi. Mỗi lần như vậy, bà Phượng lại gói ghém cá, gạo, bưởi... cho các con tới chỗ học.

"Còn sức khỏe tôi còn đón học sinh Lào về ở, sau đó con tôi sẽ tiếp tục làm công việc này", bà Phượng nói.

Cùng xã với bà Phượng, gia đình ông Khuất Hữu Khôi (ở thôn Bướm) đã có 4 năm nhận lưu học sinh Lào về sống cùng. Năm nay, đón hai học sinh nam người Lào là Bounpheng Phanthavong và Khanhthaly Manikham (cùng học lớp tiếng Việt 1, Trường Hữu nghị T78) về, vợ chồng ông tất bật chuẩn bị cơm nước. Bà luộc thịt, tráng trứng, xào đậu cove, ông phóng xe đi mua thịt nướng, gà luộc, vịt luộc. Ông bảo bình thường ông bà cơm canh đơn giản là xong bữa nhưng các con thanh niên trai tráng cần đủ chất dinh dưỡng và đa dạng món ăn. Biết người Lào thích ăn cay, ngoài bát nước chấm đã nêm nhiều ớt, bà Nghiêm Thị Nghĩa - vợ ông Khôi còn cắt thêm một đĩa ớt để gần hai con nuôi người Lào.

Sợ các con lạ nhà, ông Khôi sắp xếp cho Khanhthaly và Bounpheng ở ngay tầng một, cạnh phòng khách. Căn phòng gần 20m2 có chăn màn, điều hòa, bàn học, giá sách, tủ quần áo và chiếc tivi Sony 50 inch... Tất cả đều là đồ mới. Giao chìa khóa tủ cho các con, ông Khôi dặn dò: "Khi đi học các con cứ giữ lại chìa khóa. Bố sẽ giao chìa khóa nhà cho hai đứa để tan học mà bố mẹ chưa về các con còn mở được cửa vào nhà”.

Môi trường học tập, sinh hoạt đa năng

Theo ông Khuất Hữu Khôi, các hộ gia đình chính là môi trường học tập linh hoạt, đa năng cho lưu học sinh Lào. Các con được học mọi lúc, mọi nơi từ lời chào bố mẹ mỗi sáng trước khi đến trường, từ những câu chuyện trò, hỏi han trong bữa cơm gia đình đến cách nấu những món ăn, những phong tục tập quán của người Việt... Các con cũng được tiếp xúc với nhiều người, nhiều cách nói chuyện khác nhau từ người già đến trẻ nhỏ, từ bạn bè đồng trang lứa đến những anh chị lớn hơn… Nhờ vậy, khả năng nghe nói, cách phát âm tiến bộ dần.

Lưu học sinh Lào dưới mái ấm gia đình Việt
Ông Khuất Hữu Khôi giao chìa khóa tủ cho hai con Lào. (Ảnh: Thành Luân)

Khanhthaly Manikham cho biết: Thời gian sống ở nhà bố Khôi, mẹ Nghĩa rất vui vẻ và thoải mái. Bố mẹ quan tâm, chăm sóc chúng tôi như con ruột của mình.

Ở với bố mẹ Việt, khả năng tiếng Việt của Khanhthaly được nâng lên, vốn từ ngữ thêm phong phú, đặc biệt anh tự tin hơn trong giao tiếp.

“Bố hướng dẫn chúng tôi viết thư bằng tiếng Việt. Bố chỉ rõ cấu trúc của thư với các phần: lời đầu thư, nội dung thư và kết thư. Đặc biệt, bố còn dạy chúng tôi phân biệt cách xưng hô, văn phong phù hợp với từng chủ thể như “Ông bà xa nhớ”, "Bố mẹ kính yêu của con”, hay “Em thương yêu của anh”…

Để chúng tôi biết thêm về phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, bố dẫn tôi và anh Bounpheng Phanthavong đến dự đám cưới con một người bạn của bố, còn chuẩn bị các phần quà để chúng tôi mừng hạnh phúc cô dâu chú rể”, Khanhthaly kể.

Theo ông Lê Phú Thắng, Hiệu trưởng Trường Hữu nghị T78: Chương trình “Đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân” đã đạt được những thành công tốt đẹp và trở thành mô hình học tập tiên tiến, gắn lý thuyết với thực hành góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường, đem lại hiệu quả giáo dục cao và có sức lan tỏa sâu rộng. Chương trình là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc và có ý nghĩa chính trị to lớn, là sự cụ thể hóa đường lối, chính sách đối ngoại với nước bạn Lào của Đảng và Nhà nước, góp phần vun đắp, giữ gìn tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Lưu học sinh Lào say hương vải Việt Lưu học sinh Lào say hương vải Việt
Bố mẹ Việt giao Bố mẹ Việt giao "tay hòm chìa khóa" cho con Lào
Thành Luân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn": Nối dài mạch nguồn đoàn kết

Giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn": Nối dài mạch nguồn đoàn kết

Ngày 20/4, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) tổ chức Chương trình giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Lào.
Nhiều hoạt động chăm lo cho lưu học sinh Lào dịp Tết Bunpimay

Nhiều hoạt động chăm lo cho lưu học sinh Lào dịp Tết Bunpimay

Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay của nước CHDCND Lào, tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động chăm lo cho lưu học sinh Lào.
Tạo môi trường thuận lợi giúp lưu học sinh Lào yên tâm học tập

Tạo môi trường thuận lợi giúp lưu học sinh Lào yên tâm học tập

Thái Nguyên là trung tâm giáo dục đào tạo đứng thứ ba trong cả nước, điểm đến tin cậy của lưu học sinh quốc tế, trong đó có lưu học sinh Lào. Với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cùng môi trường học tập thuận lợi, những năm qua, các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh đã nỗ lực tạo môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi cho lưu học sinh Lào.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Ngày 6/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đại lễ do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên đến thăm Kazakhstan trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Kazakhstan.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024