--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
11:13 | 21/07/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lý Sơn đổi thay mạnh mẽ

Lý Sơn - huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc - đang có sự vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước
Một Lý Sơn thu nhỏ trên đất liền Khách không tham quan đảo Lý Sơn sẽ không bị thu phí Lý Sơn đón hàng nghìn du khách đến xem giải dù lượn quốc tế

Cách đất liền khoảng 15 hải lý về phía Đông Bắc, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) là một trong những địa bàn quan trọng về mặt quốc phòng thuộc vành đai bảo vệ phía Đông, là chốt tiền tiêu, án ngữ một trong những hướng vươn ra biển Đông từ cảng Dung Quất của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Nếu như cách đây hơn chục năm về trước, mỗi khi nhắc về Lý Sơn, người ta sẽ hình dung khung cảnh một hòn đảo xa xôi, thiếu cơ sở vật chất với lượng khách trung bình mỗi năm chỉ khoảng từ 5.000-7.000 lượt thì những năm gần đây, con số này đã nhảy vọt lên hàng trăm ngàn lượt/năm. Những hình ảnh thiếu thốn điện nước, phương tiện, dịch vụ cũng dần bị chìm vào quá khứ. Thay vào đó, những con đường rộng thênh thang tấp nập du khách, những con tàu cao tốc kéo còi, nhả khói trên nền biển xanh thẳm hối hả đưa đón du khách đến với huyện đảo Lý Sơn là hình ảnh trở nên quen thuộc đối với người dân nơi này.

Nói đến Lý Sơn, người ta thường nghĩ ngay tới Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải do Chúa Nguyễn tổ chức từ đầu thế kỷ XVII, vừa đánh bắt hải sản vừa thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ngày nay đã trở thành một lễ hội dân gian tiêu biểu của cư dân đảo để tưởng nhớ công ơn những người lính Hoàng Sa, Trường Sa. Tiếp nối tinh thần của cha ông đi trước, ngày nay, ngư dân Lý Sơn nổi tiếng với sự can trường trong quá trình vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền, giúp gia đình và quê hương phát triển kinh tế.

ly son doi thay manh me
Du khách đến tham quan huyện đảo Lý Sơn Ảnh: TỬ TRỰC

Lý Sơn không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng tỏi xanh rì với hương vị thơm ngon không nơi nào sánh bằng mà còn được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái biển đa dạng và rất nhiều cảnh đẹp còn hoang sơ. Hiện nay, đảo Lý Sơn còn bảo lưu hơn 50 di tích lịch sử là dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và văn hóa Đại Việt, nhất là những di tích liên quan đến Hải đội Hoàng Sa, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 1 di tích phi vật thể cấp quốc gia và 14 di tích lịch sử cấp tỉnh.

Lần đầu đến Lý Sơn du lịch, chị Lê Hoàng Thục Anh (quê Hà Nam) hào hứng cho biết thực sự choáng ngợp trước cảnh quan nơi đây mà qua báo đài và nghe kể lại cũng không thể nào diễn tả hết nổi. Đến đây, mọi căng thẳng mệt mỏi sẽ được tan biến hết vào đại dương bao la, để lại sự thanh tịnh trong tâm hồn và sự yên bình khó thấy. "Điều thú vị nhất mang đến cho tôi và bạn bè nhiều trải nghiệm và bất ngờ thú vị khi khám phá đại dương mênh mông. Tôi và các bạn rất thích hoạt động trải nghiệm như thu hoạch tỏi, bắt cua, ốc, đánh lưới cùng những người dân thật thà, chân chất" - chị Thục Anh nói.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết chỉ tính riêng trong năm 2018, lượng khách đến Lý Sơn đã có hơn 230.000 lượt, đạt tổng doanh thu từ du lịch 276 tỉ đồng; còn 6 tháng đầu năm 2019, đã có hơn 140.000 lượt khách đến với huyện đảo. "Huyện Lý Sơn đang phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ đón khoảng 300.000 lượt du khách. Chính quyền cũng xác định, du lịch là lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, nhằm phát huy những lợi thế về các danh lam thắng cảnh trên đảo" - bà Hương nói.

Hiện huyện đảo Lý Sơn có hơn 124 cơ sở lưu trú gồm 8 khách sạn, 56 nhà nghỉ, 60 homestay, với trên 750 phòng nghỉ. Con số này liên tục được gia tăng khi huyện đảo tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch, nâng cao chất lượng các cơ sở dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh.

"Ngoài chú trọng phát triển du lịch, Lý Sơn cũng đang kêu gọi thu hút đầu tư các dự án, dần hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng trên huyện đảo. Đồng thời chú trọng khuyến khích bà con đẩy mạnh phát triển các loại hình khai thác, đánh bắt nuôi trồng thủy sản và những đặc sản đặc trưng ở đảo như hành, tỏi Lý Sơn..." - bà Hương cho biết.

Với những định hướng và hành động phát triển ngành du lịch, Lý Sơn đang trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; góp phần thay đổi diện mạo huyện đảo về mọi mặt; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo thu nhập, việc làm ổn định cho người dân địa phương, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

ly son doi thay manh me Lý Sơn có đặc sản gì gây thương nhớ du khách?

Ngoài tỏi Lý Sơn nổi tiếng, khi tới đây du khách được thưởng thức những đặc sản đặc trưng với hương vị gây thương nhớ. ...

ly son doi thay manh me Lý Sơn: Mộ gió, Âm linh tự và "thiên đường du lịch mới" ở Việt Nam

Chẳng ai có thể ngờ được ánh sáng điện lưới quốc gia đã khiến hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn thay da đổi thịt nhanh ...

ly son doi thay manh me Nơi nhiều đàn ông đi biển tử nạn để lại "sóng nước mồ côi"

Nhiều người đàn ông ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đi biển rồi tử nạn, mất tích giữa trùng khơi. Từ ấy, nhiều xóm ...

ly son doi thay manh me Tỏi là đặc sản trứ danh của huyện đảo nào của Việt Nam?

Người dân trên đảo này sống nhờ vào nghề đánh bắt hải sản và trồng tỏi.

ly son doi thay manh me Mùa này Lý Sơn

Đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào những ngày cuối tháng 3, người ta có thể cảm nhận được bầu không khí sôi động của ...

ly son doi thay manh me Có gì hay ở đảo Lý Sơn, hòn đảo được mệnh danh là Maldives của Việt Nam?

Đảo Lý Sơn không chỉ nổi tiếng với món tỏi đen được coi là “thần dược” cho sức khỏe, hòn đảo này còn đang là ...

Trần Thường - Tử Trực/NLĐ
Nguồn: nld.com.vn

Tin bài liên quan

Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về biển đảo

Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về biển đảo

Chiều 23/4, tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi), Sở VH-TT&DL phối hợp với UBND huyện Lý Sơn tổ chức triển lãm di sản văn hóa biển, đảo.
Nước ngọt cho đảo Lý Sơn

Nước ngọt cho đảo Lý Sơn

Thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nguồn nước bị nhiễm mặn là nỗi lo thường trực của người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mỗi khi vào mùa nắng nóng. Trước thực trạng nêu trên, các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
Đặc sắc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Đặc sắc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Ngày 5/5 (tức ngày 16/3 âm lịch), Ban Khánh tiết đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng các tộc họ làng An Vĩnh tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân Đội hùng binh năm xưa đã tiến hành đo đạc hải trình, cắm mốc, dựng bia chủ quyền đối với hai quần đảo quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.
Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Trong tuần qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong các lĩnh vực năng lượng và thiên văn học.
[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt nghiêm trọng, cô lập nhiều xã vùng cao ở Nghệ An. Trước tình thế khẩn cấp, trực thăng quân đội được điều động mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân vùng lũ.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.