--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
12:00 | 21/07/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên nhờ "quay bài"

Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.

Mạc Đĩnh Chi - nhà ngoại giao tài hoa và đào hoa

Mạc Đĩnh Chi - nhà ngoại giao tài hoa và đào hoa

Năm 1309, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi được vua Trần cử làm Chánh sứ, đi sứ nhà Nguyên (Trung Quốc). Khi đoàn sứ bộ tới cửa khẩu, quan quân Nguyên đóng cửa không cho đi. Họ thử tài vị chánh sứ Việt Nam bằng vế xuất đối hiểm hóc: “Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”. Nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua. Chỉ trong một vế đối 11 chữ, sử dụng trùng lặp 4 chữ “quan” và 3 chữ “quá”. Không ngờ, Mạc Đĩnh Chi đối lại dễ dàng bằng một vế đối rất tự nhiên, như một câu hỏi tế nhị: “Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối”. Nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước. Trong vế đối, Mạc Đĩnh Chi sử dụng 4 từ “đối” và 3 chữ “tiên” trùng lặp. Viên quan coi cửa khẩu tâm phục, liền sai người mở cổng.

Núi Tổ Ba Vì và bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên

Núi Tổ Ba Vì và bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên

Trong tín ngưỡng tâm linh dân gian, Việt Nam có Tam Tổ: Địa Tổ, Thủy Tổ và Sơn Tổ là núi Ba Vì, ở Sơn Tổ có một ngôi đền thờ Sơn Tinh gọi là Đền Thượng.

Tượng thờ Mạc Đĩnh Chi ở Bắc Ninh

Trưởng thành từ nghèo khó

Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280, tên tự là Tiết Phu, quê ở làng Lũng Động (Chí Linh). Tương truyền ông mồ côi cha từ nhỏ, hằng ngày phải vào rừng chặt củi kiếm sống, nuôi mẹ. Vì dáng người thấp bé, dung mạo xấu xí nên ông thường bị trêu chọc, khinh rẻ.

Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với tài văn chương của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.

"Có công mài sắt, có ngày nên kim", năm 1304, khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi Đình. Ông đỗ đầu, nhưng lúc vào yết kiến, vua Anh Tông thấy ông dung mạo xấu xí nên tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu.

Mạc Đĩnh Chi biết ý vua nên ông làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) dâng vua. Bài phú có đoạn được dịch từ tiếng Hán có nghĩa:

Chẳng phải như đào trần lý tục; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.

Câu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào tầy.

Giậu Đào Lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân lan khó sánh thay!

Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái hoa đây.

Mạc Đĩnh Chi tự ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người qua tướng mạo dung nhan bên ngoài. Anh Tông xem xong khen hay, liền ban áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ, rồi ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm Nội thư gia.

Đấu trí ngay trên đất địch

Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi: Năm 1308, sứ Nguyên là Thượng thư An Lỗ Khôi sang báo tin Vũ Tông lên ngôi. Vua sai Mạc Đĩnh Chi sang Nguyên. Lúc này, việc Mạc Đĩnh Chi sang Nguyên được dự báo là "đầy nguy hiểm", bởi người phương Bắc vẫn chưa quên thất bại trong 3 cuộc xâm lược trước đây.

Mạc Đĩnh Chi sang Nguyên ban đầu rất bị khinh thường vì vẻ ngoài thấp bé, xấu xí. Ở buổi tiếp kiến đầu tiên tại kinh đô Yên Kinh, vua Nguyên ra câu đối thử tài Mạc Đĩnh Chi: Nhật hoả vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố (Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày thiêu cháy mặt trăng. Ý nói nhà Nguyên lớn mạnh, luôn dễ dàng tiêu diệt các tiểu quốc như Đại Việt).

Mạc Đĩnh Chi liền ứng đối lại: Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô (Mặt trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rụng mặt trời. Ý nói nước nhỏ cũng có thể đánh bại quân đội nước lớn). Vua Nguyên nghe xong tức lắm, nhưng cũng phải khen Mạc Đĩnh Chi đối hay, đối chuẩn.

Một hôm khác, Tể tướng nhà Nguyên mời ông vào phủ ngồi. Lúc ấy đương hồi tháng 5, tháng 6. Trong phủ có bức trướng mỏng thêu hình con chim sẻ vàng đậu cành trúc. Đĩnh Chi vờ ngỡ đây là con chim sẻ thực, vội chạy đến bắt.

Người Nguyên cười ồ, cho là người phương xa quê kệch. Thấy vậy, Đĩnh Chi kéo bức trướng xuống xé đi. Mọi người đều lấy làm lạ hỏi tại sao.

Đĩnh Chi trả lời: "Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay trong bức trướng của Tể tướng lại thêu cành trúc với chim sẻ".

"Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Tể tướng thêu như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân". Nghe vậy, mọi người đều phục tài của ông.

Một lần khác, trong thời gian Mạc Đĩnh Chi đang ở kinh đô Yên Kinh thì hay tin công chúa được vua Nguyên thương yêu nhất qua đời. Mạc Đĩnh Chi được quan nhà Nguyên cử đọc văn tế, nhưng đến khi mở ra chỉ thấy có đúng một chữ "Nhất". Bất ngờ đến vậy song Mạc Đĩnh Chi lập tức ứng khẩu:

Thanh thiên nhất đóa vân,

Hồng lô nhất điểm tuyết,

Thượng uyển nhất chi hoa,

Dao trì nhất phiến nguyệt.

Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

(Một đám mây trên bầu trời xanh

Một bông tuyết trong lò lửa hồng

Một bông hoa trong vườn thượng uyển

Một vầng trăng ở cung Dao Trì

Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!)

Chỉ với một chữ "Nhất", Mạc Đĩnh Chi đã đọc lên bài văn tế khiến cả vua Nguyên cùng toàn thể bá quan nghe xong mắt cũng long lanh ngấn lệ.

Trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên nhờ "quay bài"

Thời gian Mạc Đĩnh Chi đi sứ, trong một buổi chầu có người nước ngoài dâng quạt lên tặng vua Nguyên. Nhân có cả sứ thần Cao Ly ở đó, vua Nguyên bèn mời Mạc Đĩnh Chi và sứ thần Cao Ly cùng làm thơ vịnh đề lên quạt.

Lúc này Mạc Đĩnh Chi bất ngờ, không chuẩn bị trước nên có phần "bí" ý. Ông quay sang bên sứ thần Cao Ly, nhìn vào thế bút viết của sứ thần nên đoán được ông này viết: "Uẩn long trùng trùng, Y Doãn, Chu Công/Vũ tuyết thê thê, Bá Di, Thúc Tề" (Khi nóng bức thì quạt đắc dụng như Y Doãn, Chu Công, khi mùa đông giá rét thì xếp xó như Bá Di, Thúc Tề bị chết đói).

Mạc Đĩnh Chi có ý tưởng rồi, liền lập tức viết: "Lưu Kim thước thạch thiên địa vi lô, nhĩ ư tư thời hề Y Chu cự nho/Bắc phong kỳ thê vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thời hề Di Tề ngã phu/Y, dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ hữu thi phù (Chảy vàng tan đá, trời đất như lò, ngươi bấy giờ là Y Chu đại nho. Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, ngươi bấy giờ là Di Tề đói xo. Ôi, được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là thế ru)".

Về ý, bài của Mạc Đĩnh Chi cũng có ý tương tự bài của sứ Cao Ly nhưng lại "đắt" ở việc trích dẫn câu trong sách Luận ngữ, có nghĩa: "Ai dùng ta thì ta làm, ai không dùng ta thì ta để đó. Điều ấy chỉ người với ta mới có được thôi".

Cảm phục văn tài của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên liền phê lên chiếc quạt bốn chữ: "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".

Tấm gương liêm khiết, lấy vợ Cao Ly và hậu duệ xưng đế

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại: Đĩnh Chi là người liêm khiết, sống rất đạm bạc. Vua rất hiểu ông, sai người ban đêm đem 10 quan tiền bỏ vào nhà ông. Hôm sau, Đĩnh Chi vào chầu, tâu vua hay chuyện đó. Vua bảo: "Không ai đến nhận, cho khanh lấy mà tiêu".

Thời Hiến Tông, Mạc Đĩnh Chi làm Nhập nội hành khiển Hữu ty lang trung rồi thăng Tả ty lang trung. Trong thời gian ở Yên Kinh, ông kết thân với sứ thần Cao Ly. Mến mộ tài năng của Mạc Đĩnh Chi, vị sứ thần này mời ông sang Cao Ly chơi và gả cháu gái cho.

Người thiếp này có một con gái, một con trai với Mạc Đĩnh Chi. Sau này hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi ở lại Cao Ly và lập ra một dòng tộc tại đó. An Nam tạp chí số 4, năm 1926 từng đăng bài của học giả Lê Khắc Hòe với tiêu đề Người Triều Tiên đi bán sâm là hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi.

Tương truyền khi Mạc Đĩnh Chi ứng đối "bắn rụng mặt trời" trước bá quan văn võ nhà Nguyên, có người nói: "Hậu duệ người này tất sau này sẽ tự lập làm vua".

Đúng như vậy, sau này cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi là Mạc Đăng Dung đã lật đổ vua Lê để lập ra nhà Mạc. Đại Việt Sử ký Toàn thư viết: Đăng Dung là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (tức là xã Long Động, huyện Chí Linh), tiên tổ Đăng Dung là Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên triều Trần, làm quan đến Tả bộc xạ.

Đĩnh Chi sinh ra Cao, Cao sinh ra Thúy, Thúy sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương rồi trú tại đó. Bình sinh ra Hịch, Hịch lấy con gái trưởng của Đặng Xuân người cùng xã, sinh được ba con trai, con trưởng là Đăng Dung.

Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung truy tôn Mạc Đĩnh Chi làm Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế. Nhà Mạc tồn tại trong 150 năm, trải qua 4 đời vua.

Đoàn đại biểu Trung ương Hội hữu nghị Lào - Việt Nam thăm ATK Định Hóa

Đoàn đại biểu Trung ương Hội hữu nghị Lào - Việt Nam thăm ATK Định Hóa

Nhân chuyến công tác tại Việt Nam, ngày 19/7, đoàn đại biểu Trung ương Hội hữu nghị Lào - Việt Nam do ông Khamoui Keomani - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội hữu nghị Lào - Việt Nam, Chủ tịch Hội người Việt thủ đô Viêng Chăn - làm trưởng đoàn, đã đến thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (Thái Nguyên).

Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu

Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu

Đền Bà Triệu tọa lạc tại làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Đền mang nét kiến trúc cổ kính thu hút đông người dân về hành hương.
Theo: baohaiduong.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Vị Lưỡng quốc Trạng nguyên “đem chuông đi đánh xứ người”

Vị Lưỡng quốc Trạng nguyên “đem chuông đi đánh xứ người”

Trong hai lần đi sứ vào năm 1308 và năm 1324, Mạc Đĩnh Chi không ít lần bị đẩy vào thế khó tiến thoái lưỡng nan với những màn thử tài của vua quan nhà Nguyên. Tuy nhiên, bằng khí phách và tài năng của mình, Mạc Đĩnh Chi đã chứng minh được bản lĩnh của người Việt trong hoạt động bang giao, khiến đối phương phải tâm phục khẩu phục.
Học sinh Phú Thọ, Bắc Ninh được vinh danh là Trạng Nguyên Tiếng Việt

Học sinh Phú Thọ, Bắc Ninh được vinh danh là Trạng Nguyên Tiếng Việt

Học sinh trường tiểu học Gia Cẩm (Phú Thọ) và tiểu học Đại Phúc (Bắc Ninh) đã xuất sắc đạt giải thưởng Trạng Nguyên Tiếng Việt năm nay.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.