--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
14:11 | 06/02/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu những món ăn này

Sau dịp Tết Nguyên đán thì “Rằm tháng Giêng” được coi là một trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm mới. Dưới đây là những gợi ý về việc chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng với những món quen thuộc, được nhiều gia đình chú trọng để cầu một năm mới mọi việc hanh thông, trôi chảy.    
mam cung ram thang gieng khong the thieu nhung mon an nay Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu may mắn, bình an cả năm?
mam cung ram thang gieng khong the thieu nhung mon an nay Vì sao lại nói 'cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng'?
mam cung ram thang gieng khong the thieu nhung mon an nay
Mâm cúng Rằm tháng Giêng được nhiều gia đình chuẩn bị cầu kì với đầy đủ các món. (Ảnh: Nhang Xanh).

Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ nhất

Ông bà ta vốn có câu: “Lễ cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói về sự quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu trong tâm thức của người Việt.

Tết Nguyên tiêu vốn là một trong những ngày lễ lớn trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán và còn được quan niệm là “ăn Tết lần 2”. Bởi vậy, việc chuẩn bị mâm cúng trong dịp Rằm tháng Giêng rất quan trọng. Trước là tưởng nhớ công ơn các cụ sau là con cháu "thụ lộc".

Mâm cúng Rằm tháng Giêng thường bao gồm mâm cúng gia tiên và mâm cúng Phật. Đối với mỗi loại mâm này gia chủ cần chú ý phải chuẩn bị khác nhau.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, gồm 4 bát và 6 đĩa với tổng cộng là 10 món ăn trong một mâm.

Trong đó, 4 bát gồm: bát canh măng ninh xương, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. Gia chủ không cần sử dụng bát quá to mà vừa phải cũng thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên.

6 đĩa bao gồm: thịt gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), chân giò luộc (hoặc giò chả), nem thính (hoặc đĩa thịt xào), dưa muối, xôi (bánh chưng) và nước chấm.

mam cung ram thang gieng khong the thieu nhung mon an nay
(Ảnh: Nhang Xanh).

Gọi ý các món ăn trong mâm cung gia tiên cụ thể như sau:

Gà luộc: Trong mâm cúng mặn nào cũng không thể thiếu được gà luộc. Đây là món ăn cổ truyền xuất hiện trong các mâm cơm của người Việt.

Xôi gấc (hoặc bánh chưng): tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi của vạn vật muôn loài. Xôi gấc có màu đỏ không chỉ khiến mâm cúng trở nên bắt mắt hơn mà theo quan niệm dân gian màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Chân giò luộc (hoặc chả giò): theo phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng, mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn kỳ công chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay bằng món giò chả.

Nước chấm: đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.

Hành muối: Dưa món thường được chuẩn bị trước Tết Nguyên Đán, nên trong việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm đầu năm sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.

Đối với người dân miền Nam, trong mâm cơm cúng còn bổ sung thêm món thịt kho tàu và canh khổ qua.

Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.

Như vậy, mâm cúng gia tiên dịp Rằm tháng Giêng có đầy đủ các màu sắc, mùi vị sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những vận xui trong năm mới.

Mâm cúng Phật

Mâm cúng Phật là mâm cỗ chay với sự xuất hiện của các loại trái cây, món ăn chay nhằm hướng đến sự thanh tịnh, bao dung với muôn loài theo giáo lý của nhà Phật.

mam cung ram thang gieng khong the thieu nhung mon an nay
Mâm cúng Phật hài hòa màu sắc ngũ hành. (Ảnh: Nhang Xanh).

Điểm đặc biệt trong mâm cúng Phật dịp Rằm tháng Giêng là màu sắc của các lễ vật tượng trưng cho ngũ hành. Trong đó: màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, trắng của hành thủy và vàng hành kim.

Lễ vật dâng cúng trong mâm cỗ cúng Phật thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu.

Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng Phật, nhiều gia đình thường có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Trên đây là những gợi ý cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng. Bạn không nhất thiết phải làm đúng theo những gợi ý này mà có thể cân nhắc về thời gian để làm và chi phí. Không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy và quan trọng nhất phải thành tâm.

mam cung ram thang gieng khong the thieu nhung mon an nay Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu có ý nghĩa gì?

Tết Nguyên tiêu - rằm tháng Giêng vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng qua thời gian, đã trở thành một nét văn hoá tín ...

mam cung ram thang gieng khong the thieu nhung mon an nay Rằm tháng Giêng 2020: Những điều kiêng kỵ không thể bỏ qua

Để có một năm Canh Tý thuận lợi, tránh được vận hạn, ông cha ta quan niệm có những điều kiêng kỵ dịp rằm tháng ...

mam cung ram thang gieng khong the thieu nhung mon an nay Rằm tháng Giêng là Tết gì?

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, đây là một trong những lễ quan trọng của người Việt.

Như Sương
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
Lễ cầu an ngày rằm tháng Giêng tại Lào

Lễ cầu an ngày rằm tháng Giêng tại Lào

Sáng 5/2, tức rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, chư tăng chùa Phật Tích cùng bà con kiều bào người Việt Nam tại thủ đô Vientiane (Lào) tổ chức Lễ Nguyên tiêu, cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc.
Người dân Hà Nội lễ rằm tháng Giêng, cầu may mắn, bình an cho năm mới

Người dân Hà Nội lễ rằm tháng Giêng, cầu may mắn, bình an cho năm mới

Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Vào ngày này, dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Từ nghi thức Phật giáo này kết hợp thêm với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, không gian thờ cúng của ngày Rằm tháng Giêng càng mang nhiều ý nghĩa hơn.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hồ An Phong đã trao Bằng khen cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc.
Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Liên quan đến vụ việc 4 công dân Việt Nam tử vong và bị thương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Bạn đã từng thấy bảo tàng nào mở cửa suốt 24 giờ chưa? Tại Thượng Hải, triển lãm “Đỉnh cao của Kim tự tháp: Nền văn minh Ai Cập cổ đại” của Bảo tàng Thượng Hải đã thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trong cả nước.
Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Đây là nội dung mà Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu tại tiệc chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra vào tối 25/7, tại Hà Nội.

Multimedia

Xem trên
infographic 7 thang nam 2025 ha noi don 1836 trieu luot khach du lich
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.