--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
17:28 | 21/12/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Mang cá sạch Việt Nam ra khắp thế giới

Những con cá sạch Việt Nam như trê, tra, thác lác, sặc rằn... được cấy vi sinh vào thức ăn để phòng bệnh, cải tạo môi trường ao nuôi, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ.

mang ca sach viet nam ra khap the gioi

​Ông Khưu Minh Hưng (bên phải) và cán bộ Ngân hàng NNPTNT trao đổi về công trình nghiên cứu vi sinh trong thức ăn cho cá.

Dù chỉ nuôi các loại cá được xếp vào hàng cá tạp như trê, tra, thác lác, sặc rằn… nhưng ông Khưu Minh Hưng ở ấp Thượng, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP.HCM) vẫn bỏ túi 5-6 tỷ đồng tiền lãi/năm nhờ chế tạo thành công máy chế biến thức ăn cho cá. Ông còn cấy vi sinh vào thức ăn để phòng bệnh, cải tạo môi trường ao nuôi, tạo ra những con cá sạch Việt Nam tươi ngon đưa đi xuất khẩu.

Đi thăm ao bằng... xe hơi

Dù đã được nghe cán bộ nông nghiệp xã Tân Thông Hội kể khá nhiều về lão nông Khưu Minh Hưng – một tỷ phú khởi nghiệp từ 100 triệu đồng vốn vay của Ngân hàng NNPTNT, nhưng khi tận mắt ngắm cơ ngơi của ông, chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ.

Chỉ về những vuông ao rộng hàng trăm m2, ông Hưng kể, năm 1990, gia đình ông đến ấp Thượng lập nghiệp và vay được 100 triệu đồng từ Ngân hàng NNPTNT. “Ngay khi đó, tôi đã thuê vài cái ao ở đây để nuôi các loại cá tạp như trê, tra, thác lác, sặc rằn… Những năm đầu nuôi cá chết khá nhiều nên lời rất ít, có năm chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ vì phải mua thức ăn công nghiệp cho cá với giá khá đắt đỏ. Vậy là tôi quyết định sẽ tự sản xuất thức ăn cho cá của mình” - ông Hưng nói.

Theo đó, mỗi ngày ông Hưng cùng các thành viên trong gia đình đi khắp các khu chợ, lò mổ trên địa bàn mua các loại phế phẩm gia súc, gia cầm, cá… về xay nhuyễn với cám, ngô làm thức ăn cho cá nuôi.

Cũng trong thời gian này, ông Hưng tự mày mò và chế tạo thành công chiếc máy xay và trộn thức ăn cho cá. Mặc dù đã giải quyết được nguồn thức ăn, không phải mua thức ăn công nghiệp với giá cao như trước, nhưng ông Hưng vẫn chưa hết lo lắng vì vẫn phải đối mặt với tình trạng ao nhiễm khuẩn nặng, khiến cá thường xuyên bị bệnh, chết nhiều.

“Trước đây, để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước trong ao nuôi, tôi thường phải thuê người nạo bùn, khử trùng,… chi phí rất tốn kém và phải làm thường xuyên, nếu không cá sẽ sinh bệnh. Thật may là nhờ bạn học của con, tôi có cơ hội tiếp cận với ngành vi sinh qua các tài liệu, nhờ đó học được cách điều chế vi sinh có lợi cho cá” – ông Hưng cho biết.

Cá sạch Việt Nam ra thế giới

Nhờ kiên trì theo đuổi phương pháp điều chế vi sinh vào thức ăn cho cá mà 2 năm sau, ông Hưng đã khiến người dân trong vùng phải thán phục khi sản lượng cá trong ao nuôi liên tục tăng, chi phí nuôi giảm nên lợi nhuận thu về cao ngất ngưởng. Tiền lời được ông dùng mua lại 5ha đất quanh khu vực để mở rộng diện tích nuôi. Hiện tại, doanh thu từ việc nuôi cá của gia đình ông Hưng đạt khoảng 15 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí và nhân công, ông bỏ túi từ 5 - 6 tỷ đồng/năm.

Ông Hưng cho biết thêm: “Nhờ diện tích nuôi lớn, đặc biệt là có công trình nghiên cứu thành công cấy vi sinh vào thức ăn mang lại hiệu quả cao nên tôi được Ngân hàng NNPTNT cho vay đến 9,8 tỷ đồng để mở rộng sản xuất”.

Ngoài tiêu thụ ở thị trường nội địa, thông qua công ty của gia đình, lão nông Khưu Minh Hưng đã xuất khẩu hàng trăm tấn cá qua các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật, Campuchia… “Do không sử dụng thuốc nên sản phẩm cá của gia đình được đánh giá là sạch và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường châu Âu, Mỹ. Mới đây tôi còn xuất khẩu cá qua cả thị trường Nhật. Nhiều người cứ nghĩ xuất khẩu qua nước ngoài, nhất là mấy thị trường khó tính như Nhật, Mỹ thì phải là các loại cá cao cấp, thực tế cho thấy, thị trường các nước này cũng rất thích các loại cá tạp như thác lác, sặc rằn…, miễn phải đạt chuẩn về vi sinh” - ông Hưng cho biết thêm.

Ông Khưu Minh Hưng cho biết: “Lâu nay thị trường thế giới thường biết nhiều đến cá basa của Việt Nam, còn các loại cá như trê, sặc rằn, thác lác… thì ít người biết đến. Vì vậy, mục tiêu sắp tới của tôi là sẽ giới thiệu các loại cá này ra thị trường thế giới rộng hơn nữa, vừa nhằm tăng lợi nhuận, vừa để thế giới biết chúng ta còn có nhiều loại đặc sản thơm ngon khác như sặc rằn, thác lác...”.


Theo Dân Việt

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực đang ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh điểm đến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh thu hút khách quốc tế sau đại dịch. Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch và nâng cao trải nghiệm nhập cảnh cho du khách.
Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7; Ông Trump ký sắc lệnh gỡ trừng phạt với Syria... là tin quốc tế nổi bật ngày 01/7.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...