Mẹ Việt ở Pháp lập kế hoạch trước COVID-19
![]() |
![]() |
![]() |
Mẹ Việt tại Pháp tranh thủ dạy con tiếng Việt. |
Hạn chế đi lại, làm việc ở nhà, tranh thủ dạy con học Tiếng Việt hay phải đi chợ tích trữ lương thực thực phẩm nhiều hơn,... Đó là những chia sẻ của chị Minh Tâm-mẹ Việt tại Pháp có 2 con gái nhỏ, sống ở ngoại ô Paris. Báo Thời Đại xin được chia sẻ về câu chuyện của chị trước tình hình đại dịch COVID-19.
Tất cả đều vắng vẻ, "đứng yên"
Không tụ tập bạn bè tán gẫu, không nhà hàng, café, không rạp chiếu phim, không triển lãm bảo tàng, không ghế đá công viên... Điều này xem ra chẳng dễ chịu chút nào ở Pháp-một quốc gia có nền tự do, dân chủ, nhân quyền được đặt lên hàng đầu.
Những ngày đầu tháng 3, khi dịch COVID-19 bắt đầu lây lan ở châu Âu, mọi hoạt động ở Pháp dường như không bị ảnh hưởng. Trẻ con vẫn đi học, mọi người vẫn đi làm. Chính phủ lúc bấy giờ chỉ tạm dừng các sự kiện quy mô 5.000 người trở lên.
Tôi-một bà mẹ Việt có hai con nhỏ đang ở bậc tiểu học bồn chồn, lo lắng. Dịch bệnh tiến triển với cấp số nhân, tôi sợ chẳng may con mình nhiễm bệnh, bệnh viện quá tải biết làm thế nào. Lo lắng đó kéo dài không lâu, vài ngày sau, tổng thống ban lệnh đóng cửa các trường học trên toàn nước Pháp. Tôi nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
Tuy nhiên tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, lây lan với tốc độ kinh hoàng. Cứ hai ba ngày, số người nhiễm bệnh lại tăng lên gấp đôi. Liệu con số nhìn thấy là bề nổi của tảng băng chìm? Còn bao nhiêu người nữa đã nhiễm bệnh nhưng chưa xét nghiệm, thậm chí chưa biết mình đang nhiễm virus mà lại tung tăng khắp nơi?
Ngày 16/3, Tổng thống Emmanuel Macron phát biểu trên truyền hình, lặp đi lặp lại câu “chúng ta đang trong chiến tranh”, để nhấn mạnh tính nghiêm trọng của đại dịch, để người dân ý thức được việc "ở yên trong nhà" là bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Không chỉ nước Pháp, các nước Liên minh châu Âu đóng cửa biên giới. Sống ở đây lâu rồi, chưa khi nào tôi tưởng tượng có lúc nước Pháp đứng im, châu Âu bất động như những ngày vừa qua. Chúng tôi chính thức bước vào cuộc chiến làm chậm tốc độ lây lan của con virus, để các bệnh viện, cơ sở y tế trong nước có thể cứu chữa người dân một cách tối đa.
Lập kế hoạch ở nhà
Chồng tôi không đến cơ quan nhưng sinh hoạt dường như không thay đổi mấy. Anh thức dậy lúc 6 giờ 30 sáng, điểm tâm và ngồi vào bàn làm việc, họp, điện thoại cho đến tối, chỉ ăn trưa nửa tiếng cùng ba mẹ con tôi.
Hai đứa con gái 10 tuổi và 7 tuổi làm gì cho hết ngày? Cô giáo trao đổi với phụ huynh qua blog, giao bài tập. Cô dặn chúng lên kế hoạch hằng ngày cho hôm sau, ghi lại hoạt động một ngày như kiểu nhật ký.
Tôi tranh thủ mỗi ngày dạy con đọc một chút tiếng Việt. Bọn trẻ thường xuyên trò chuyện qua điện thoại và internet với ông bà nội ở Pháp, ông bà ngoại ở Việt Nam. Tôi không về - việc đùm túm cả gia đình bốn người đi lại giữa hai châu lục lúc này không phải phương án tốt nhất bảo vệ sức khỏe gia đình trước dịch bệnh.
Gia đình tôi sống ở ngoại ô Paris, trời đẹp các con có thể ra vườn chạy nhảy. Chúng tôi vẫy tay chào hỏi hàng xóm từ xa chứ không ôm và hôn má như mọi khi nữa. Mùa xuân đang đến, nắng ấm chan hòa. Cây cối đua nhau đâm chồi nẩy lộc. Hoa nở khắp nơi. Tôi làm vườn, cắt cây, tỉa cành. Khóm mẫu đơn, cúc họa mi đang vén đất lún phún mọc lên. Tôi tưới thêm chút nước cho chúng.
Không ra ngoài mua hoa, tôi vẫn cắm được một bình lá đẹp hái trong vườn. Ngày bình thường suốt 12 năm ở Pháp, bình yên này đôi khi làm tôi thấy tẻ nhạt. Nhưng bây giờ, giữa bộn bề công việc phải tạm ngưng, tôi lại muốn níu giữ đôi chút thảnh thơi.
![]() |
Bố người Pháp cùng 2 con gái làm bếp trong thời gian |
Buổi tối, bọn trẻ tập đàn. Tối qua, ông bố Pháp đã giới thiệu với hai con gái một phim tài liệu chiến tranh Việt Nam. Ba bố con ngồi xem trong khi tôi dọn dẹp bếp núc sau bữa ăn tôi. Đêm đến yên tĩnh, nhẹ nhàng. Ngoài kia, các bác sĩ, nhân viên y tế, cảnh sát, gia đình những bệnh nhân mắc virus không qua khỏi, đêm với họ hẳn rất dài và mệt mỏi lắm.
Vài người bạn trên Facebook của tôi đã chia sẻ video người dân Paris mở cửa sổ, ra ban công vào lúc 8 giờ tối, vỗ tay như thông điệp cảm ơn các bác sĩ, nhân viên y tế-những người chịu nhiều vất vả, áp lực nhất.
Sau công bố đóng cửa các trường học rồi lệnh phong tỏa đất nước, người dân hoang mang đổ xô đi mua thực phẩm, cả giấy vệ sinh nữa. Tôi vẫn đi chợ cho một tuần, hoàn toàn không trữ thực phẩm. Tôi mua nhiều hơn vì bây giờ cả nhà cùng ăn trưa và tối với nhau.
Không muốn trở thành gánh nặng cho chính phủ, đồng bào mình
Ngày 1/3, Pháp mới có 100 người nhiễm bệnh, Việt Nam đã chữa khỏi 16 bệnh nhân và hiện không có ca bệnh nào. Tôi thường tự hào nói với chồng: "Sát biên giới với Trung Quốc nhưng Việt Nam không để dịch bệnh ây lan. Bệnh nhân không ai tử vong cả".
Sau đó, đài Mỹ đài Pháp phát bài hát phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, kèm theo nhận xét, đánh giá cao Việt Nam khống chế hiệu quả dịch bệnh. Tôi đem bài hát đã dịch sang tiếng Pháp trên truyền hình Pháp khoe với chồng. Anh ấy thích thú bảo tôi gửi đường link, sáng mai vào công ty cho bạn bè đồng nghiệp xem.
Tôi lên mạng theo dõi tin tức, cập nhật tình hình quê hương trên các trang báo chính thống lẫn mạng xã hội. Số ca nhiễm bệnh ở Việt Nam cứ nhích dần, nhích dần lên. Hôm nay con số đã là 123. Tôi sốt ruột nhắn tin dặn dò bố mẹ, gia đình. Chúng tôi bên nhau mỗi ngày, chỉ xa khoảng cách địa lý mà thôi.
Thông tin Việt kiều về nước tránh dịch làm sân bay quá tải", Vietnam Airline tạm dừng các đường bay Việt Nam-Pháp, nhóm hành khách làm náo loạn sân bay... Từ vài cá nhân ban đầu, những người xa xứ về Việt Nam lúc này hầu hết là du hoc sinh, lao động nước ngoài cũng bị cư dân mạng đả kích. Tôi bị cuốn vào mớ thông tin hỗn loạn đó với đủ cung bậc cảm xúc...
Vững niềm tin vào những điều tố đẹp khác
Ở Pháp, khẩu trang hiện nay không kịp sản xuất cho đội ngũ bác sĩ, y tá, bệnh nhân. Một chủ tiệm nail nhắn vào nhóm người Việt xa xứ: chị đang có khoảng 4.000 khẩu trang y tế, làm cách nào để cho đi?
Hình ảnh bộ đội màn trời chiếu đất ở vùng giáp biên giới, thêm cảnh các bạn tình nguyện viên nhường chiếu giường cho người Việt ở nước ngoài về, đang trong thời gian cách ly khiến tôi quá xúc động. Người Việt mình ở đâu cũng giàu lòng nhân ái. Tự nhiên thoảng trong tâm trí tôi lời một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “sống trong đời sống, cần có một tấm lòng... Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...”
Thế giới đang dừng lại. Tôi có thêm thời gian để hôn những người mình yêu thương nhiều hơn. Trò chuyện với cha mẹ lâu hơn. Đọc xong quyển sách đang dở đã lâu. Sống chậm lại để soi rõ trái tim mình. Và tôi vẫn còn nhiều ngày “ở yên trong nhà” để thưc hiện điều đó.
![]() Đại sứ quán Việt Nam tại Canada ra khuyến cáo công dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại Canada trong tình hình phức tạp ... |
![]() Mới đây, các hãng truyền thông Séc như Lidovky, Romea… đưa tin cộng đồng người Việt tại Séc đã có nhiều hoạt động từ thiện và ... |
![]() Không chỉ cùng nhau nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19, cộng đồng người Việt Nam tại Czech đang phát động nhiều phong trào ý ... |
Tin bài liên quan
Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025
Lan tỏa tiếng Việt ở xứ Chùa Vàng

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)