--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
04:17 | 27/03/2016 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Mekong - dòng sông bị bức tử

Việc xây đập ồ ạt từ thượng lưu Mekong (thuộc Trung Quốc) làm ảnh hưởng nghiêm trọng khu vực hạ lưu đã và tiếp tục trở thành đề tài nóng hổi vài năm nay. Bất chấp dư luận phản đối của các quốc gia hạ lưu Mekong, Trung Quốc vẫn tăng tốc “chiến dịch chặn dòng” nhằm thỏa mãn lợi ích riêng (nhu cầu điện).

Thảm sát Mekong

“Kế hoạch cực kỳ tham vọng của Trung Quốc trong việc xây một thác nước khổng lồ gồm tám con đập trên thượng lưu Mekong chảy qua những hẻm núi cao Vân Nam có lẽ là mối đe dọa lớn duy nhất đối với con sông” - một báo cáo Liên Hiệp Quốc viết cách đây bảy năm.

Báo cáo cũng cho biết ảnh hưởng từ cơn sốt xây đập “điên rồ” từ Trung Quốc gồm “những thay đổi dòng chảy và thời gian thủy triều, sự xuống cấp chất lượng nguồn nước và sự mất mát tính đa dạng sinh học”. Với hơn 85.000 con đập (còn tiếp tục xây), Trung Quốc có thể “tự hào” số một thế giới về công trình đập thủy điện (trước năm 1949, Trung Quốc chỉ có 22 đập).

Trung Quốc bắt đầu vận hành con đập đầu tiên - Mạn Loan (Manwan) - xây chắn ngang dòng Mekong vào năm 1992. Con đập thứ hai và thứ ba - Đại Triều Sơn (Dachaoshan) và Cảnh Hồng (Jinghong) - hoàn thành năm 2003 và 2008. Tháng 10.2009, Trung Quốc tuyên bố con đập thứ tư - Tiểu Loan (Xiaowan) - bắt đầu được đưa nước vào bồn chứa.

Đây là con đập nguy hiểm nhất đối với sinh mạng Mekong. Khi hoàn chỉnh (vận hành đồng bộ vào năm 2013), Tiểu Loan tạo ra một hồ chứa khổng lồ với 15 tỉ m3 (trên diện tích hơn 190km2), nhiều hơn gấp năm lần tổng dung lượng của ba con đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng gộp lại và cần đến mười năm mới làm đầy! Ít người biết rằng người đứng đầu công ty trúng thầu xây Tiểu Loan cũng như nhiều con đập tại Trung Quốc (Hoa Năng quốc tế điện lực khống cổ hữu hạn công ty) là Lý Tiểu Bằng, con trai cả của cựu Thủ tướng Lý Bằng!

mekong dong song bi buc tu

Mekong đang bị bức tử bởi vô số con đập. Ảnh TL

Sự can thiệp thô bạo dòng Mekong bởi Tiểu Loan mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng với 250 triệu người Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan sống ở châu thổ Mekong. Giới môi trường nhấn mạnh, con đập Tiểu Loan chắc chắn trở thành thủ phạm tai ác đối với đời sống người dân khắp Đông Nam Á. Ngư phủ Campuchia chắc chắn bắt được ít cá hơn và nông dân Việt Nam phải dùng phân hóa học nhiều hơn bởi phù sa bị chặn lại từ Vân Nam-Trung Quốc; trong khi đó, cư dân khu vực bờ Mekong tại Thái Lan đối mặt hạn hán và xâm thực.

Những hậu quả khủng khiếp

Tất cả sẽ “thay đổi toàn bộ sự cân bằng sinh thái của con sông” - theo Aviva Imhof, Giám đốc chiến dịch thuộc tổ chức Mạng sông ngòi quốc tế (International Rivers Network) - “Cư dân hạ lưu Mekong phụ thuộc nguồn cá cung cấp 80% protein cho họ. Chúng tôi đang chứng kiến sự “sụp đổ” tiềm tàng trong chế độ dinh dưỡng khu vực này nếu ảnh hưởng của nó tệ như chúng tôi dự báo”. Vào mùa khô, thượng lưu Mekong chiếm hơn 60% dung tích con sông. Một khi nguồn nước này bị cắt, hạn hán tại hạ lưu chắc chắn xảy ra. Trong khi đó, vào mùa mưa, sự xả nước đột ngột từ hồ Tiểu Loan sẽ tạo ra những trận lụt kinh hoàng.

Trong thực tế, hiện tượng hạn hán hoặc lũ lụt bất thường tại hạ lưu Mekong đã xảy ra, chủ yếu bởi những con đập thủy điện - như khẳng định của giới khoa học được nhắc đi nhắc lại vài năm gần đây. Trong khi đó, con sốt thủy điện vẫn bùng nổ, với hơn 80 dự án đập thủy điện ở những giai đoạn khác nhau (có cái chuẩn bị, cái đang xây) đang hình thành trên dòng Mekong cũng như các nhánh sông của nó.

Trong bài viết trên Japan Focus, hai tác giả Geoffrey Gunn và Brian McCartan đã đưa ra vô số chứng minh về tình trạng lụt bất thường (nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ!) bởi sự sử dụng thô bạo dòng Mekong ở thượng nguồn.

Trận lụt kinh hoàng năm 2008 (mực nước cao 13,7m) đã làm Thái Lan thiệt hại khoảng 220 triệu baht (6,48 triệu USD) và Lào chừng 100 tỉ kip (11,6 triệu USD). Cuối tháng 3.2004, Ủy hội Mekong (MRC) công bố dữ liệu cho thấy lượng mưa giảm mạnh tại 16 địa điểm khắp châu thổ Mekong vào năm 2003.

Cơn lốc tàn sát Mekong tiếp tục diễn ra

Tại cuộc họp Ủy ban sông Mekong tại Vientiane (Lào) ngày 27.5.2009, các nước tham dự từng nhấn mạnh việc xem xét thận trọng các dự án đập thủy điện trên Mekong. Witoon Permpongsachareon - Chủ tịch nhóm bảo vệ môi trường TERRA (Towards Ecological Recovery & Regional Alliance; trụ sở Bangkok) - nói: “Những con đập là mối đe dọa lớn nhất đối với Mekong và sự trong sạch môi trường. Xây một con đập chẳng khác nào bóp kẹp một động mạch trên cơ thể. Nếu máu không lưu thông, hẳn nhiên cơ thể bị tổn thương”.

Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2015, người ta vẫn ào ạt xây đập. Campuchia dự kiến xây hai đập gần biên giới Lào. Tổng cộng, 12 dự án đập chuẩn bị được thực hiện trên dòng Mekong. Cùng với con đập bị nhiều chỉ trích Xayaburi (đã hoàn thành 60% tính đến cuối tháng 11.2015) ở phía Bắc, Lào còn có dự án đập Don Sahong 240 megawatt nằm tại thác Khone ở phía Nam, cách biên giới Campuchia 1km, trở thành nút chặn tuyến di cư quan trọng nhất của cá trong khu vực. Campuchia đang phản đối dữ dội dự án Don Sahong nhưng Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad nói rằng con đập chỉ sử dụng 15% dòng chảy Mekong nên không gây ảnh hưởng gì!

mekong dong song bi buc tu

Hạn hán nghiêm trọng nhất trong 90 năm. Đồng ruộng nứt nẻ ở Cà Mau. Ảnh Hồng Lam

Bản thân Campuchia cũng dự kiến xây 40 con đập trên dòng Mekong, gây ra những “hiệu ứng” nghiêm trọng. Ngôi làng Kbal Romeas có thể bị xóa sổ vì ngập lụt khi Lower Sesan 2 trị giá 800 triệu USD hoàn thành năm 2016. Lower Sesan 2 sẽ chặn hai cửa sông lớn nhất Mekong và tạo ra một hồ chứa khổng lồ 3.300km2 khiến hàng ngàn cư dân phải bị di dời. Trong khoảng 100 dự án xây đập trên dòng Mekong, Lower Sesan 2 bị đánh giá là gây ảnh hưởng sinh thái và văn hóa dữ dội nhất.

Nếu tính toán của giới khoa học là chính xác, sản lượng lúa tại khu vực Mekong sẽ giảm 15-25% bởi nhiệt độ môi trường tăng, dẫn đến cuộc khủng hoảng thực phẩm nghiêm trọng đối với hàng triệu người. Trong khi đó, bồi thêm cho tình trạng xây đập là nạn tàn phá rừng. Ba thủ phạm - khí hậu thay đổi, rừng bị tiêu diệt và sự bùng nổ các con đập - đang đẩy toàn bộ khu vực đến một bờ vực nguy hiểm, theo nhà nghiên cứu Mark Goichot thuộc Quỹ Hoang dã thế giới (WWF).

“Nếu các con đập tiếp tục xây, an ninh thực phẩm sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Tình trạng xâm thực duyên hải tăng khiến đồng bằng đang chìm” - Goichot cảnh báo. Năm 1990, 160 triệu tấn phù sa được Mekong mang ra biển; bây giờ chỉ có 75 triệu tấn. Cát được vét để xây thành thị và phù sa cho nông nghiệp đã biến mất bởi các con đập. “Tôi chưa bao giờ thấy một vùng đồng bằng đi từ ổn định sang tình trạng chịu nhiều sức ép khủng khiếp như hiện giờ” - Goichot nói.

Với Trung Quốc, một trong những biện bạch quen thuộc của họ là những con đập trên dòng Mekong chẳng tội tình gì, bởi dòng chảy từ Trung Quốc chỉ chiếm vỏn vẹn 13,5% dòng chảy Mekong khi nó chảy ra đến biển. Trung Quốc cho rằng hầu hết chiều dài phần thượng lưu Mekong đều uốn khúc ở những địa giới không thuộc nước mình.

Tuy nhiên, Tần Huy (Qin Hui) thuộc Đại học Thanh Hoa, vạch trần trong bài báo gần đây trên chuyên san Kinh tế quan sát báo. Theo khảo sát thực địa của giáo sư Tần, 2/3 lượng nước sông tại Luang Prabang (Lào) đều đến từ Trung Quốc và do đó không thể nói rằng trận lụt nghiêm trọng tại Lào năm 2008 không dính dáng đến hệ thống đập thủy điện Trung Quốc trên dòng Mekong.

Giáo sư Tần cho biết thêm, 70% trữ lượng nước tại lưu vực Mekong đều nằm ở Trung Quốc (!) và nó sẽ tăng đến 90% khi con đập Nhu Trác Độ bắt đầu vận hành. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ, tất cả nguồn trữ nước của các con đập Trung Quốc đều nằm trên dòng chính của Mekong, trong khi các nước khác đều xây đập ở những nhánh phụ Mekong.

Còn nữa, ba “khối đá chặn dòng” gồm Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng (đều cao hơn 100m) - có trữ lượng là 920 triệu, 940 triệu và 1,4 tỉ m3 theo thứ tự (tổng cộng bằng ba cái hồ Côn Minh) - hẳn nhiên sẽ tác động trực tiếp đến dòng chảy tự nhiên theo mùa của Mekong...

Sông Mekong dài 4.800km được chia thành hai phần trên bản đồ: khu vực thượng lưu chạy ngang Trung Quốc và hạ lưu chạy dọc Myanmar rồi xuyên qua Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trước khi chảy ra biển Đông. Xét về đa dạng sinh học, Mekong là sông lớn thứ hai thế giới sau Amazon và là môi trường sống của hơn 1.000 loài cá. Chẳng con sông nào trên thế giới cung cấp lượng cá nước ngọt nhiều bằng Mekong và do vậy nó là nguồn lương thực sinh tử của hơn 65 triệu người ở hạ lưu.

Theo Người Đô Thị

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.
Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để lại nhiều dấu ấn sau 100 ngày đầu tiên tại nhiệm. Tổng kết những số liệu nổi bật trong 100 ngày này, tờ The Washington Post đăng tải bài "100 ngày đầu tiên của Trump trong 10 biểu đồ" của các tác giả Chris Alcantara, Nick Mourtoupalas, Azi Paybarah và Clara Ence Mors. Tạp chí Thời Đại lược dịch và trân trọng giới thiệu đến độc giả.
Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ

Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ

Rạng sáng 4/5 (giờ Hà Nội), tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow (Liên bang Nga) đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025). Hàng trăm kiều bào, du học sinh Việt Nam đã có mặt từ sớm tại tuyến đường dẫn vào quảng trường để đón đoàn.
JVPF trao học bổng, tặng quà tại Bắc Giang

JVPF trao học bổng, tặng quà tại Bắc Giang

Hội đồng Xúc tiến hòa bình, hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam (JVPF) vừa thăm, làm việc và trao 20 suất học bổng (mỗi suất trị giá 3 triệu đồng) cho học sinh dân tộc thiểu số đạt thành tích xuất sắc tại Trường Trung học cơ sở Lục Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang. Đoàn do ông Kawajl Takashi, Chủ tịch JVPF tỉnh Kagoshima, thành viên JVPF, làm trưởng đoàn.
Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến hành thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.