--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
13:22 | 26/06/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Mỹ điều loạt 'sát thủ săn ngầm' tới Biển Đông giám sát Trung Quốc?

Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho biết Không lực Mỹ đã điều loạt "sát thủ săn ngầm", trinh sát cơ và máy bay vận chuyển tới Biển Đông và vùng biển gần Đài Loan. Mỹ cáo buộc Trung Quốc gia tăng hoạt động ngầm trong khu vực, SCMP dẫn lời viện nghiên cứu này cho biết.
tin tu c the gio i hom nay 266 75000 kha ch sa n a n do tu cho i do n kha ch trung quo c Tin tức thế giới hôm nay (26/6): 75.000 khách sạn Ấn Độ từ chối đón khách Trung Quốc
my xa c di nh huawei va 19 cong ty duo c quan do i trung quo c ha u thua n Mỹ xác định Huawei và 19 công ty được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn
bi khong luc trung quo c 8 lan ap sat quan chuc dai loan noi sao khong lo chong dich covid 19 Bị không lực Trung Quốc 8 lần áp sát, quan chức Đài Loan nói 'sao không lo chống dịch Covid-19?'

Viện nghiên cứu SCSPI vừa cáo buộc Mỹ cử máy bay quân sự thực hiện nhiệm vụ giám sát vùng biển gần Đài Loan. Theo cơ quan này, ba máy bay chiến đấu của Mỹ đã bay qua Eo Biển Bashi và Biển Đông ngày 25/6.

“Sáng 25/6, máy bay P-8A và RC-135 đã trinh sát tại khu vực, tập trung ở vùng nước phía Đông của Eo Biển Bashi, trong khi đó máy bay C-17A Globemaster III di chuyển qua Biển Đông,” Viện nghiên cứu đăng tải dòng trạng tái trên Twitter kèm theo một hình ảnh được cho là lộ trình hoạt động các máy bay.

4354 may bay rc 135 3 cnnh
Trinh sát cơ RC-135S của Mỹ. Ảnh: MDAA.

P8-A Poseidon được thiết kế để tham gia chống tàu ngầm trong chiến tranh trong khi đó trinh sát cơ RC-135 và máy bay vận chuyển C-17A đều thuộc ít nhất một tá máy bay chiến đấu của Mỹ được điều đến vực kể từ giữa tháng 6 vừa qua.

Theo SCMP, Hành động này của Lực lượng Không quân Mỹ đã khiến PLA buộc phải gia tăng hoạt động tại khu vực.

4625 34
Hình minh họa đăng tải trên Twitter của SCSPI cho thấy lộ trình hoạt động của máy bay Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Theo hình ảnh minh họa được đăng tải trên Twitter, máy bay Ps-A đã bay qua Eo Biển Bashi về phía quần đảo Pratas - một nhóm ba đảo san hô ở phía Bắc Biển Đông do Đài Loan kiểm soát hay Trung Quốc còn gọi là quần đảo Đông Sa - trước khi bay áp sát bờ biển phía đông nam Trung Quốc. Đảo Đông Sa được cho là hòn đảo chiến lược với tham vọng mở rộng phạm vi hoạt động của Bắc Kinh bởi nó nằm giữa do nằm trên tuyến di chuyển của lực lượng hải quân Trung Quốc đóng tại đảo Hải Nam ra Thái Bình Dương.

Nghi vấn hoạt động "ngấm" của Trung Quốc tại Biển Đông

Theo CNA, việc Mỹ gia tăng hiện diện tại khu vực cũng nhằm ngăn chặn PLA triển khi tàu ngầm mang tên lửa đạn đảo đến biển Philippine, từ đó các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ có khả năng tiến hành các cuộc tấn công vào lục địa Mỹ, Giám đốc Trung Tâm Công nghệ hiện đại thuộc Đại học Tam Khang Peter Su cho biết.

Trong khi đó, một nguồn tin từ quân đội Đài Loan cho biết Không Lực Mỹ đã nhận tin tình báo về khả năng PLA triển khai các tàu ngầm. Số lượng tàu qua lại và số máy bay của Mỹ tại khu vực có thể là dấu hiệu việc Washington đang tiến hành các thử nghiệm để đánh giá độ tin cậy của một nhiệm vụ hợp tác ở Biển Đông, nguồn tin cho biết.

4809 tau ngam ieyy
HÌnh min họa: Tàu ngầm hạt nhân Type-094 (lớp Tấn) của Trung Quốc. Ảnh: US Navy.

Tờ Kyodo News của Nhật Bản trước đó đưa tin rằng PLA đang lên kế cho một cuộc tập trận đổ bộ đường biển quy mô lớn gần tỉnh Hải Nam vào tháng 8, mô phỏng việc tiếp quản quần đảo Đông Sa.

Taiwan News từng đưa tin rằng hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc cũng được ghi nhận ở vùng biển tiếp giáp Nhật Bản trong nhiều ngày kể từ hôm 20/6. Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (MSDF) đang tích cực theo dõi các động thái của tàu ngầm Trung Quốc tại khu vực.

Nhận thức được động thái từ phía Bắc Kinh, Mỹ đã triển khai máy bay tác chiến điện tử để thực hiện một số nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo trong cùng khu vực, báo cáo cho biết.

Hiện Đài Loan từ chối xác nhận hoạt động của Lực lượng Không quân Mỹ tại khu vực.

4143 maybay 18
Boeing P-8A Poseidon là máy bay trinh sát chống ngầm siêu hiện đại này với năng lực tác chiến tầm xa hiệu quả.

Tuy nhiên, Quốc phòng Đài Loan cho biết các máy bay chiến đấu Sukhoi-30, Jian-10, và các máy bay vận tải Yun-8 của PLA đã tiến vào khu vực phía tây nam vùng trời nhận diện phòng không Đài Loan 11 lần trong tháng này - bao gồm tám lần trong hai tuần qua - khiến cho lực lượng không quân của đảo phải cho xuất kích các máy bay phản lực nhằm cảnh cáo.

Các nhà phân tích quân sự cho biết sự hiện diện của P8-A trong khu vực cho thấy các nhiệm vụ của Mỹ có thể đang theo sát các chuyển động của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của PLA, gần Biển Philippines.

“Nếu Trung Quốc triển khai tàu ngầm đến Eo biển Bashi và Balingtang giữa Đài Loan và Philippines, nó có thể nhằm ngăn chặn hoạt động của hải quân Mỹ giữa biển Philipine và Biển Đông”, ông Alexander Huang Chieh-cheng, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Tam Khang Đài Bắc cho biết.

Lầu Năm góc cáo buộc Trung Quốc 'quấy rối' và 'quân sự hoá' Biển Đông

Ông Huang nói việc quân đội Trung Quốc và Mỹ đang tăng cường hoạt động tại vùng nước và vùng trời xung quanh Đài Loan những tháng gần đây không hẳn là vấn đề về niềm tin mà do “thiếu vắng sự liên lạc hiệu quả và đối thoại cấp quân sự có ý nghĩa”.

Hai nước thường có những bình luận không cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp, đây là điều không thể tránh khỏi khi xuất hiện hiểu lầm và sự tính toán quân sự sai lầm.

Trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực, quan chức Mỹ và Trung Quốc “thay nhau” lên tiếng cáo buộc đối phương có hoạt động gây ảnh hưởng tới tình trạnh ổn định ở Đông Nam Á.

Theo SCMP, Đại sứ Trung Quốc tại Singapore Hồng Tiểu Dũng hôm 22/6 đã cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper làm leo thang căng thẳng tại khu vực khi "cho Trung Quốc là mối đe dọa và kêu gọi có hành động răn đe tập thể".

Nhận định về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, Đại sứ Hồng coi đây là công cụ nhằm tấn công vào sự tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc tại khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper kêu gọi thắt chặt các hoạt động hợp tác an ninh giữa các đồng minh và đối tác tại châu Á "trong bối cảnh có nhiều thách thức từ đại dịch Covid-19 và từ Trung Quốc" trong bài viết đăng tải trên Straits Time.

Bộ trưởng Esper cáo buộc hành vi làm gia tăng căng thẳng của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó có các hành động tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản, quấy rối hoạt động dầu khí của Malaysia và Việt Nam, đưa tàu cá được tàu vũ trang hộ tống xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á, quân sự hóa các thực thể trên biển, đi ngược lại cam kết của Trung Quốc theo luật quốc tế.

my xa c di nh huawei va 19 cong ty duo c quan do i trung quo c ha u thua n Mỹ xác định Huawei và 19 công ty được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa xác định 20 công ty hàng đầu Trung Quốc trong đó có tập đoàn thiết bị viễn ...

tin tu c the gio i hom nay 256 my trung ca o buo c nhau gay ba t o n ta i dong nam a Tin tức thế giới hôm nay (25/6): Mỹ, Trung cáo buộc nhau gây bất ổn tại Đông Nam Á

Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng bỏng nhất hôm nay (25/6): Trung Quốc và Mỹ buộc tội lẫn nhau ...

trung quoc canh bao phuc tap nga y ca ng tang khi my tang cuong hien dien o bie n dong Trung Quốc cảnh báo phức tạp ngày càng tăng khi Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông

Theo AFP, Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo tình hình ngày càng phức tạp trên biển Đông khi Mỹ gia tăng sự hiện diện ...

Diệu Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024

Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024

Đây là kết quả được ghi nhận qua hoạt động kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân diễn ra ngày 20/11 của đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Phiên họp lần thứ 5 với sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương.
Thủ tướng tới Washington, chuẩn bị dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ

Thủ tướng tới Washington, chuẩn bị dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ

Vào 1h45 sáng 11/5 (12h45 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrews ở Thủ đô Washington, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ; thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc từ ngày 11-17/5.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Toàn quyền Australia đánh giá cao những thành tựu phát triển vượt bậc của Việt Nam

Toàn quyền Australia đánh giá cao những thành tựu phát triển vượt bậc của Việt Nam

Chiều 21/7, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm đã tiếp Toàn quyền Australia, bà Sam Mostyn tại Nhà Việt Nam ở thủ đô Canberra.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Sáng ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sang thăm Việt Nam.
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.