--> -->
Trang chủ Quốc tế
09:23 | 01/07/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Mỹ-Triều đàm phán trong tháng 7, nhưng khó đạt được thỏa thuận sớm

Ông Donald Trump đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Triều Tiên khi ông có cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại biên giới Hàn – Triều, khu phi quân sự (DMZ - Bàn Môn Điếm) và đồng ý nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ.
Ông Trump bước vào lãnh thổ Triều Tiên, mời ông Kim thăm Nhà Trắng "Can đảm phi thường" của Tổng thống Trump trong thư gửi ông Kim Jong Un Hàn Quốc sốt ruột với thượng đỉnh, Triều Tiên bình thản chờ... Mỹ
sau nhung buoc di lich su my trieu noi lai dam phan
Hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp báo chí trước khi tiến vào một cuộc họp kín. Ảnh: Reuters

Cuộc gặp gỡ được đề xuất bởi một dòng tweet ngắn của Tổng thống Trump mà ông Kim nói “đã khiến ông rất bất ngờ”.

Hai người bắt tay nồng nhiệt và bày tỏ hy vọng hòa bình khi họ gặp nhau lần thứ ba chỉ sau hơn một năm.

Sau đó, hai nhà lãnh đạo tiến về phía Hàn Quốc và có một cuộc trao đổi ngắn cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đánh dấu một cuộc họp ba bên chưa từng có.

sau nhung buoc di lich su my trieu noi lai dam phan
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái), Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại khu phi quân sự liên Triều hôm 30/6. Ảnh: Reuters

Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un sau đó đã có một cuộc họp kín trong gần một giờ và nhất trí nối lại đàm phán hạt nhân lần đầu tiên sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Hà Nội kết thúc mà không đem lại bất kỳ thỏa thuận nào.

“Chúng tôi vừa có một cuộc họp rất, rất tốt”, ông Trump nói sau cuộc hội đàm. “Chúng ta sẽ thấy những gì có thể xảy ra”.

Ông nói cả hai bên sẽ thành lập các đội để thúc đẩy các cuộc đàm phán bị đình trệ nhằm mục đích khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ông nói thêm “tốc độ không phải là điều quan trọng”.

Đức Giáo Hoàng Pope Francis, trong bài phát biểu hàng tuần của mình tại Quảng trường St. Peter, đã ca ngợi cuộc họp. “Tôi gửi lời chào tới các nhân vật chính, với một lời cầu nguyện rằng một cử chỉ quan trọng như vậy sẽ là một bước tiến nữa trên con đường đi đến hòa bình, không chỉ trên bán đảo đó (Bán đảo Triều Tiên, PV), mà còn vì lợi ích của toàn thế giới”, ông nói.

Ông Trump và ông Kim đã gặp nhau lần đầu tiên tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái và đồng ý cải thiện quan hệ và nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Nhưng hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội vào tháng 2/2019 đã sụp đổ khi hai bên không thu hẹp được sự khác biệt giữa yêu cầu của Mỹ đối với Triều Tiên để từ bỏ vũ khí hạt nhân và yêu cầu của Triều Tiên về dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

"Không vội" cho một thoả thuận

Chủ tịch Kim Jong Un khá thoải mái và mỉm cười khi trò chuyện với Tổng thống Trump giữa một đám đông các nhà báo, phụ tá và vệ sĩ.

sau nhung buoc di lich su my trieu noi lai dam phan
Ông Trump và ông Kim bắt tay nhau tại biên giới Hàn - Triều. Ảnh: Reuters

Ông Trump cho biết hai nhà lãnh đạo đã bỏ những “e ngại” sang một bên để sắp xếp cuộc gặp vào phút cuối.

“Tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông bày tỏ ý định gặp gỡ”, ông Kim nói với Tổng thống Trump, đề cập đến lời đề nghị của ông Trump về một cuộc gặp trong dòng tweet hôm 29/6. “Đây là một biểu hiện của sự sẵn sàng bỏ lại quá khứ và hướng tới tương lai mới”, ông Kim Jong Un nói.

Chủ tịch Triều Tiên nói rằng sẽ là một vinh dự lớn nếu Tổng thống Trump đến thăm thủ đô Bình Nhưỡng. Hai bên đã đồng ý sẽ đến thăm nhau “ở thời điểm thích hợp”, ông Trump nói.

"Bước qua ranh giới (Hàn - Triều, PV) đó là một vinh dự lớn", Tổng thống Trump nói và nhấn mạnh rằng ông và Kim có một "tình bạn tuyệt vời". “Đây là một ngày tuyệt vời cho thế giới”, ông nói thêm.

Tuy nhiên có rất ít dấu hiệu cho thấy Triều Tiên và Mỹ đang tiến gần hơn đến việc thu hẹp sự khác biệt về vấn đề hạt nhân, theo Reuters.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với các phóng viên ngay trước khi rời Hàn Quốc rằng một vòng đàm phán mới có thể sẽ diễn ra trong tháng Bảy. Sau đó, ông Pompeo đã nói rõ rằng các biện pháp trừng phạt được đưa ra theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an (UNSCR) cần được duy trì trong các cuộc đàm phán tới.

“Chúng tôi vẫn sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán với Triều Tiên, nhưng vẫn kiên quyết thực hiện UNSCR trước khi phi hạt nhân hóa”, ông Pompeo nói.

Shin Beom-chul, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul, cho biết cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo rất quan trọng trong việc làm hồi sinh các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Triều Tiên sẽ không dễ dàng thay đổi lập trường của mình, mặc dù ông Trump đã có những bước tiến hiệu quả với ông Kim.

Tổng thống Trump cho biết ông “có rất nhiều thời gian” và ông cũng không vội vàng để đạt được thỏa thuận. “Chúng tôi muốn thực hiện nó thật đúng”, ông Trump nói.

sau nhung buoc di lich su my trieu noi lai dam phan Ông Trump bước vào lãnh thổ Triều Tiên, mời ông Kim thăm Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên chiều 30/6 có cuộc gặp đầu tiên tại Khu Phi quân sự (DMZ - Bàn Môn điếm). ...

sau nhung buoc di lich su my trieu noi lai dam phan Tổng thống Trump muốn "Xin chào" ông Kim Jong Un ở Bàn Môn Điếm

Tổng thống Mỹ Donald Trump lên đường tới thăm khu phi quân sự (DMZ - Bàn Môn điếm) biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc, ...

sau nhung buoc di lich su my trieu noi lai dam phan Mỹ, Triều Tiên "sắp xếp" Thượng đỉnh lần thứ 3

Mỹ và Triều Tiên đang có cuộc hội kiến riêng để sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 3 sau cuộc gặp thượng ...

An Nhi
Nguồn: Reuters

Tin bài liên quan

Mỹ cho phép quân đội kiểm soát đất công dọc biên giới với Mexico

Mỹ cho phép quân đội kiểm soát đất công dọc biên giới với Mexico

Theo CNN, ngày 11/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một bản ghi nhớ yêu cầu các cơ quan liên bang trao quyền cho quân đội sử dụng và quản lý các khu đất công dọc theo biên giới Mỹ - Mexico nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Lãnh đạo Mỹ - Pháp thảo luận về xung đột Ukraine và thuế quan

Lãnh đạo Mỹ - Pháp thảo luận về xung đột Ukraine và thuế quan

Ngày 24/2, Tổng thống Donald Trump đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Mỹ và cùng nêu quan điểm về cuộc xung đột tại Ukraine.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tối ngày 11/11/2024 , tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.

Đọc nhiều

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Hành trình tìm lại nụ cười của bé Vừ Thanh Hóa

Hành trình tìm lại nụ cười của bé Vừ Thanh Hóa

Với sự hỗ trợ của tổ chức Operation Smile Việt Nam, bé Vừ Thanh Hóa (5 tuổi, ở bản Ta Hăm, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) đã được phẫu thuật tìm lại nụ cười trọn vẹn.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Ẩn mình giữa đại ngàn Tây Bắc, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) không chỉ là mái trường đơn thuần mà còn là nơi gieo mầm hy vọng, chắp cánh tri thức cho con em đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus.
35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

Trong 35 hoạt động tại Việt Nam (1990-2025), Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) đã đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam thông qua việc thúc đẩy đối thoại chính sách, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Nhằm ghi nhận đóng góp của tổ chức, tại lễ kỉ niệm 35 năm FES hoạt động tại Việt Nam diễn ra ngày 12/5 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Ngọc Hùng đã trao tặng FES bằng khen của Đoàn Chủ tịch VUFO.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024