--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Giải trí
07:00 | 23/11/2018 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ngắm tà áo dài Việt Nam ở triển lãm quy mô lịch sử tại Hà Nội

Nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, lần đầu tiên tại Hà Nội sẽ có triển lãm quy mô và đầy đủ về lịch sử hình thành tà áo dài Việt Nam và những bộ áo dài gắn liền với các chính khách nổi tiếng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với 15 tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2, Hoa Lư, Hà Nội) từ ngày 23-25/11/2018, khai mạc lúc 19h30 ngày 23/11.

Đây là sự kiện văn hóa, du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá và tôn vinh giá trị các di sản văn hoá đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt là những di sản văn hóa Việt Nam đã được UNES­CO công nhận.

Điểm nhấn không gian Áo dài Việt Nam

Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018” có sự tham gia của các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Tháp.

Điểm nhấn ấn tượng là một không gian độc đáo giới thiệu về Áo dài Việt Nam do Bảo tàng Áo dài thực hiện, bao gồm nhiều tư liệu, hình ảnh và hiện vật về áo dài Việt. Tôn vinh một biểu tượng văn hóa gắn với vẻ đẹp thanh lịch của phụ nữ Việt qua các thời kỳ, khách tham quan sẽ hiểu thêm về lịch sử áo dài Việt Nam, tiền thân của chiếc áo dài gắn với đặc điểm từng giai đoạn lịch sử qua các chi tiết, phụ kiện đi kèm, cùng với hình ảnh những chiếc áo dài của hiện tại như: áo dài tứ thân, áo dài năm thân, áo dài vương triều, áo dài Lemur, áo dài cổ cao, áo dài cổ thuyền, áo dài tay Raglang, áo dài Hippi, Midi, áo dài vẽ, áo dài thổ cẩm...

ngam ta ao dai viet nam o trien lam quy mo lich su tai ha noi

Lần đầu tiên tại Hà Nội có một triển lãm đầy đủ về lịch sử hình thành của áo dài Việt Nam.

BTC tiết lộ, khu trưng bày đặc sắc này cũng dành riêng không gian giới thiệu áo dài của những nhân vật nổi tiếng như: Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN, bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh Châu Âu (EU) và tại Bỉ - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam…

Phần trưng bày áo dài đương đại của các nhà thiết kế nổi tiếng như thiết kế áo dài của NTK Sĩ Hoàng, NTK Thuỷ Nguyễn, NTK Adrian Anh Tuấn, NTK Tùng Vũ, NTK Magonn, NTK Hữu La La… cũng hứa hẹn mang đến không khí tôn vinh sống động những giá trị tinh hoa của văn hóa Việt. Ngoài ra, tại khu trưng bày cũng sẽ diễn ra hoạt động hướng dẫn vẽ các mẫu áo dài trên giấy của họa sĩ và nghệ nhân áo dài.

Triển lãm cũng dành riêng không gian giới thiệu về áo dài Việt Nam do Bảo tàng Áo dài thực hiện, giới thiệu những tư liệu, hình ảnh và hiện vật về áo dài Việt từ khi hình thành gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của Phụ nữ Việt Nam, trở thành biểu tượng gắn với vẻ đẹp thanh lịch của phụ nữ Việt qua các thời kỳ. Khách thăm quan sẽ hiểu thêm về lịch sử áo dài Việt Nam và áo dài của những nữ chính khách nổi tiếng trong lịch sử.

Nhiều nội dung hấp dẫn trong hành trình di sản văn hoá Việt

Tại Triển lãm, Hội Di sản văn hóa Việt Nam giới thiệu 100 bức ảnh xuất sắc về các di sản Việt Nam của 89 tác giả, được lựa chọn từ 4.753 tác phẩm dự thi Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2018 do Tạp chí Vietnam Heritage tổ chức.

Những câu chuyện bằng hình ảnh về thiên nhiên, đời sống, văn hóa, di sản... cũng đã góp phần thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng trong và ngoài nước, khám phá và chia sẻ những giá trị di sản văn hóa, du lịch của Việt Nam.

Tại khu vực trưng bày của các tỉnh/thành phố với chủ đề “Di sản văn hóa các vùng miền” sẽ làm nổi bật giá trị di sản, văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh... riêng của từng địa phương như: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ; Cao nguyên đá Hà Giang; Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình (tỉnh Thừa Thiên-Huế); Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (TP.Hải Phòng); Hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn); Lễ hội Cầu ngư, Lễ Hội yến sào Khánh Hòa; Hò ví giặm Nghệ An; Cồng chiêng Tây Nguyên...

ngam ta ao dai viet nam o trien lam quy mo lich su tai ha noi

Không gian trưng bày áo dài.

Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật - lễ hội cũng là mảng không gian sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, những nét đặc trưng di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO tôn vinh như: Hát Xoan, Quan họ, Nhã nhạc cung đình Huế, Đờn ca tài tử, Ví giặm Nghệ Tĩnh, hát Then cổ, diễn xướng dân gian, các hoạt động giao lưu văn hóa cộng đồng.

Một chương trình hết sức ý nghĩa thể hiện sự quan tâm và chung tay của thế hệ trẻ với bảo tồn di sản đó là ngày hội vẽ tranh thiếu nhi với di sản văn hóa Việt Nam dành cho các em học sinh từ 6 đến 10 tuổi.

Đây là sự kiện văn hóa - du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt Di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận.

Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, lễ hội cũng là mảng không gian sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa các vùng miền, với những nét đặc trưng di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO tôn vinh như: Hát Xoan, Quan họ, diễn xướng Nhã nhạc cung đình, Đờn ca tài tử, Hò Ví giặm, hát Then cổ, diễn xướng dân gian và các hoạt động giao lưu văn hóa cộng đồng... Ngoài ra, chương trình “Sắc màu Di sản văn hóa Việt Nam” sẽ được trình diễn tại phố đi bộ Hồ Gươm (TP.Hà Nội) để tạo thêm sức lan tỏa cho sự kiện.

Ngày hội vẽ tranh thiếu nhi với di sản văn hóa Việt Nam với sự tham gia học sinh từ 6 - 10 tuổi đến từ các trường tiểu học, CLB trên địa bàn Hà Nội cũng sẽ thể hiện những góc nhìn về di sản bằng con mắt riêng của lứa tuổi học sinh, với 100 tác phẩm xuất sắc được lựa chọn, trưng bày. Chương trình giao lưu và thi tìm chủ đề “Tuổi trẻ với Di sản văn hóa” sẽ là hoạt động tăng cường hiểu biết cho thế hệ trẻ về di sản văn hóa Việt Nam, qua đó, nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy di sản của dân tộc.

Nhiều nội dung hấp dẫn khác sẽ diễn ra trong không gian di sản văn hóa Việt Nam như Đêm tôn vinh di sản văn hóa Việt Nam, với các loại hình dân ca, dân vũ độc đáo; Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, các tour, tuyến du lịch di sản, văn hóa; các mặt hàng nông sản đặc sắc; trưng bày “Vinh danh nghệ nhân các lĩnh vực nghề” thêu Quất Động, lụa Vạn Phúc, dệt Phùng Xá, mây tre đan Phú Vinh, hoa lụa Mai Hạnh… và hội thảo “Công nghiệp hóa với việc bảo tồn và phát huy di sản làng nghề truyền thống Thăng Long - Hà Nội” ...

V.H (t/h)

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.
Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Liên quan đến vụ việc 4 công dân Việt Nam tử vong và bị thương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế 6 tháng đầu năm khởi sắc, quyết tâm tăng tốc nửa cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế 6 tháng đầu năm khởi sắc, quyết tâm tăng tốc nửa cuối năm

Tại kỳ họp HĐND khóa X ngày 24/7, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cho biết GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 7,82%. Thành phố đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm từ 8% trở lên.
Trải nghiệm Hanbok, nhạc Kpop tại “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025”

Trải nghiệm Hanbok, nhạc Kpop tại “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025”

Từ ngày 26-27/7, tại TP.HCM sẽ diễn ra “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025” với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.