--> -->
Trang chủ Kinh tế
14:17 | 13/05/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ngành tôm Việt Nam "phấp phổng" đợi thông tin Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường

Khi được Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ có các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế hơn nhiều trong các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp...
Xây dựng hình ảnh Xây dựng hình ảnh "Việt Nam – Điểm đến bền vững của thủy sản" tại Hoa Kỳ
Cua ghẹ Việt Nam được ưa chuộng tại Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore Cua ghẹ Việt Nam được ưa chuộng tại Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore
Ngành tôm Việt Nam
Ảnh minh họa

Kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 4/2024 đạt được 285 triệu USD, tương đương so với cùng kỳ và là tháng đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Lũy kế 4 tháng đầu năm, ngành tôm mang về 971 triệu USD, cao hơn 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP cho biết, xuất khẩu tôm sang các thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu nhập khẩu bắt đầu trở lại do lượng tồn kho của các nhà nhập khẩu đã giảm.

Tuy nhiên, nhu cầu thực tế của người tiêu dùng chưa thể hiện rõ nét khả năng hồi phục. Giá trung bình xuất khẩu tôm sang các thị trường vẫn ở mức thấp so với năm 2022 và 2023.

“Ngành tôm Việt đang trong giai đoạn “phấp phỏng” trước những thông tin liên quan đến thuế chống trợ cấp (CVD). Hiện Mỹ đang xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, hy vọng đạt kết quả tích cực sẽ giúp cho rào cản thuế CVD được tháo gỡ, giải tỏa gánh nặng đối với các doanh nghiệp tôm Việt Nam”, bà Lê Hằng nói.

Sau khi sụt giảm liên tục trong tháng 2 và tháng 3, xuất khẩu cá tra tháng 4/2024 đã tăng 13%, đạt 168 triệu USD. Đây là tín hiệu tích cực đáng quan tâm.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 579 triệu USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ có tín hiệu khả quan hơn, đặc biệt sau khi các doanh nghiệp cá tra tham gia Triển lãm thủy sản Bắc Mỹ hồi tháng 3. Tiếp sau đó là Triển lãm thủy sản toàn cầu tại Tây Ban Nha cuối tháng 4.

Ngoài các mặt hàng chủ lực là cá tra phile đông lạnh, các doanh nghiệp có khuynh hướng tăng cường giới thiệu các sản phẩm cá tra chế biến sâu, hàng giá trị gia tăng và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nhập khẩu cũng như khách tham quan.

Xuất khẩu cá ngừ trong tháng 4 đạt trên 86 triệu USD, tăng 28%, đưa tổng giá trị xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm lên 301 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với các ngành hàng khác, cá ngừ có tăng trưởng ổn định hơn trong cả 4 tháng qua (trừ tháng 2 giảm 11% do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán). Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp cá ngừ, nhập khẩu của các thị trường tăng trở lại vì tồn kho giảm chứ không phải vì thị trường tốt hơn và giá xuất khẩu tốt hơn.

Trong khi xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm 14% trong tháng 4 thì xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ lại tăng 14%. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, 2 ngành hàng này mang về doanh số lần lượt là 182 triệu USD, giảm 4% và 43 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngành chế biến hải sản có chung “nút thắt” là thiếu nguyên liệu

Bà Giám đốc Truyền thông VASEP cho biết thêm, ngành chế biến xuất khẩu cá ngừ, mực bạch tuộc và cá biển khác đều có chung nút thắt là thiếu nguyên liệu, vì sản lượng khai thác không đủ đáp ứng nhu cầu, nên phải thêm nguồn cung từ nhập khẩu.

Xuất khẩu cua ghẹ tới tháng 4 vẫn giữ được tăng trưởng ấn tượng 101%, với thị trường chủ lực là Trung Quốc và mặt hàng ưu thế là cua sống. Ngoài cua sống, có các mặt hàng khác như tôm hùm sống, hải sâm…của Việt Nam vẫn có dư địa lớn ở Trung Quốc vì thuận lợi vị trí địa lý, không bị áp lực cạnh tranh như hàng đông lạnh.

Xét về thị trường, trong top 5 nước nhập khẩu lớn nhất, xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc tăng nhẹ trong tháng 4, trong khi xuất khẩu sang EU và Mỹ chỉ ở mức tương đương hoặc giảm nhẹ, đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc&Hongkong giảm trên 22%.

Nhìn chung, các thị trường vẫn đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tồn kho nên nhập khẩu vẫn có tính thận trọng. Điển hình thị trường Trung Quốc liên tục sụt giảm từ tháng 2, sau khi tăng mạnh vào tháng 1 để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. Thị trường Trung Quốc có nhiều nguồn cung cấp, giá cạnh tranh nên các đối tác Trung Quốc có nhiều lựa chọn và tìm cách mua hàng với giá thấp.

“Kỳ vọng vấn đề tồn kho và dư cung sẽ giảm dần và có chiều hướng thuận lợi hơn cho các nhà xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm, khi đó xuất khẩu có thể hồi phục trở lại nếu nút thắt về nguyên liệu hải sản và cả tôm, cá tra được cởi mở”, bà Lê Hằng nói.

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm
Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua
Duy Khang
Nguồn:

Tin bài liên quan

Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang EU đạt hơn 133 triệu USD

Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang EU đạt hơn 133 triệu USD

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Cá ngừ của Việt Nam có lợi thế tại thị trường Anh Quốc

Cá ngừ của Việt Nam có lợi thế tại thị trường Anh Quốc

Cá ngừ của Việt Nam đang có lợi thế tại thị trường Anh Quốc nhờ những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA).
Xuất khẩu tôm sẽ phục hồi khi các nhà nhập khẩu tăng mua phục vụ lễ hội cuối năm

Xuất khẩu tôm sẽ phục hồi khi các nhà nhập khẩu tăng mua phục vụ lễ hội cuối năm

Ngành tôm vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, lạm phát vẫn cao nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm trong 5 tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ là tín hiệu tích cực, nhất là nhu cầu từ các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Thẩm phán liên bang ra quyết định chặn tạm thời lệnh cấm tuyển sinh viên quốc tế của chính quyền Trump đối với Đại học Harvard; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân, lớn nhất từ khi xung đột bùng phát; Mỹ bắt đầu nới lỏng trừng phạt Syria... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 24/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46

Theo thông cáo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24 - 28/5.
Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Trước sự ra đi của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, bạn bè quốc tế đã bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc, ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam và trong việc vun đắp quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.
Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29/5.
Quốc hội đồng hành, phối hợp với Chính phủ đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Quốc hội đồng hành, phối hợp với Chính phủ đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội tiếp tục đồng hành, phối hợp với Chính phủ để cải cách mạnh thể chế, pháp luật, thực sự tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, bảo đảm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (25/5): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát

Thời tiết hôm nay (25/5): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát

Ngày 25/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, gây chuyển biến rõ rệt về thời tiết tại Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ giảm, trời chuyển mát, trong khi khu vực Hà Tĩnh ghi nhận mưa to đến rất to, tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ.
Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (24/5), khối không khí lạnh đã tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Ngày 24/5, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ; từ ngày 25/5 mở rộng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024