--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
10:00 | 08/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5): lan tỏa hành động nhân ái

Ngày 8/5 hàng năm là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Tháng 5, nhiệt độ trên cả nước phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 1 độ C Tháng 5, nhiệt độ trên cả nước phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 1 độ C
Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Quốc tế lao động 1/5 Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Quốc tế lao động 1/5

Thông qua đó, họ tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò, tổ chức các hoạt động nhân đạo trợ giúp những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng thông qua mạng lưới cán bộ, tình nguyện viên đông đảo khắp toàn cầu.

Phong trào nhân đạo lớn nhất trên toàn cầu

Chú thích ảnh
Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4 với thông điệp “Hiến máu an toàn – Phòng, chống dịch COVID-19”. Ảnh tư liệu: Trần Lê Lâm/TTXVN

Cách đây 163 năm, ngày 24/6/1859 ở thành phố Solferino, miền Bắc nước Italy, cuộc giao chiến khốc liệt giữa lực lượng quân đội liên minh Pháp - Italy chống lại quân chiếm đóng Áo đã để lại trên chiến trường 40.000 người thương vong. Quân y của các bên tham chiến không đủ lực lượng để giải quyết tình trạng quá nhiều người bị thương. Vô tình chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên, một thương gia Thụy Sĩ tên là Henry Dunant đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào.

Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant đã viết lại những điều này trong cuốn sách “Ký ức về Solferino”. Cuốn sách được hoàn thành năm 1862. Trong đó, ông đưa ra 2 ý tưởng: Thành lập tại mỗi quốc gia một hội cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, người danh tiếng, khách có tên tuổi để chăm sóc người bị thương khi có chiến tranh; vận động một thỏa thuận quốc tế bảo vệ binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.

Năm 1863, ý tưởng của Henry Dunant đã trở thành hiện thực với sự ra đời của Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) và việc thành lập các Hội quốc gia đầu tiên. Cũng năm đó, dấu hiệu phân biệt - chữ thập đỏ trên nền trắng - để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ binh sĩ bị thương trên chiến trường đã được thông qua. Một năm sau, năm 1864, Công ước đầu tiên mang tên Công ước Geneva được các quốc gia thành viên thông qua. Đến năm 1919, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế được thành lập. Ðến nay đã có 192 Hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới là thành viên của Phong trào, thực thi các hoạt động nhân đạo khắp các châu lục, thực sự trở thành xu thế phát triển tiến bộ trên toàn cầu.

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập là dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, phong trào nhân đạo lớn nhất trên toàn cầu. Ðể ghi nhớ công lao của người sáng lập phong trào, ngày sinh của Henry Dunant (8/5) đã được lấy làm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế.

Năm 1948, Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức. Đến năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Ðây là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ. Trong gần 160 năm hoạt động, Phong trào cam kết luôn mang sự hỗ trợ nhân đạo phù hợp và kịp thời, không phân biệt đối xử tới các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Hàng năm, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế sẽ đưa ra một chủ đề kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khác nhau. Chủ đề năm nay được Hiệp hội lựa chọn là “Lan tỏa hành động nhân ái”. Với chủ đề này, Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế kêu gọi các Hội quốc gia chia sẻ những công việc, hoạt động đầy ý nghĩa của những cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, để những hành động đó được lan tỏa, nhân lên những giá trị tốt đẹp, qua đó vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động nhân đạo như là một phong trào có phạm vi quốc gia và quốc tế.

Tháng Nhân đạo: Hướng về ngư dân nghèo và trẻ em nghèo, khuyết tật

Chú thích ảnh
Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Chợ Nhân đạo “Xuân nhân ái - Tết sẻ chia” năm 2022. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 23/11/1946 và Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Hội chính thức được công nhận là thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế vào ngày 4/11/1957, tại cuộc họp Đại hội đồng Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế họp tại Delhi (Ấn Độ).

Trong gần 76 năm hoạt động và trưởng thành, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là thành viên có những đóng góp tích cực đối với phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hội phối hợp triển khai có hiệu quả các chương trình thuộc nhiều lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe, cứu trợ xã hội, phòng ngừa và ứng phó thảm họa.

Phong trào xuất phát từ nhu cầu cần được trợ giúp của những người có hoàn cảnh khó khăn, những người dễ bị tổn thương trong xã hội; từ thực trạng cần thiết phải tăng cường giáo dục lòng nhân ái, nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác nhân đạo. Đồng thời, phong trào cũng đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước đối với hoạt động nhân đạo và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nhân đạo, năm 2017, Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã xây dựng Đề án tổ chức Tháng Nhân đạo hằng năm trình Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết, Tháng Nhân đạo được Hội đề xuất tổ chức vào tháng 5 hàng năm vì đây là tháng kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn của dân tộc, trong đó có ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), người đã sáng lập và lãnh đạo Đảng ta cũng như sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân đạo. Đặc biệt, tháng 5 cũng là tháng có ngày kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ. Hội chọn tháng 5 làm tháng cao điểm vận động toàn dân làm nhân đạo với mong muốn thông qua đó kêu gọi sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng làm nhân đạo để lan tỏa tốt hơn truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc.

Qua 4 năm triển khai, Tháng Nhân đạo đã đạt được trên 1.500 tỷ đồng, trợ giúp cho hơn 3,3 triệu người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Năm 2022 là năm thứ năm triển khai Tháng Nhân đạo theo chỉ đạo của Ban Bí thư, cũng là năm tổng kết ở cấp Trung ương Chỉ thị 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” và là thời điểm các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức Đại hội Chữ thập đỏ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Chia sẻ về điểm đặc biệt của Tháng Nhân đạo năm nay, bà Bùi Thị Hòa cho biết, Tháng Nhân đạo năm nay khác các năm trước ở chỗ Hội đặt ra những chiến lược dài hơi hơn. Đó là việc khởi động hai chương trình được xác định là trọng điểm, xuyên suốt trong nhiệm kỳ XI là “An toàn cho ngư dân” và “Dinh dưỡng cho em”.

Trong đó, Chương trình “An toàn cho ngư dân” hướng đến mục tiêu trang bị bộ áo phao cứu sinh đa năng cho 50.000 ngư dân có hoàn cảnh khó khăn; 90.606 tàu thuyền đánh cá được trang bị túi sơ cấp cứu và cờ Tổ quốc; 1.244 hộ ngư dân đang sống ở ghe thuyền không đủ điều kiện về cấu tạo ngôi nhà được hỗ trợ xây nhà an toàn (50 triệu đồng/căn); 50.000 hộ ngư dân được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững; 300.000 ngư dân được tiếp cận kiến thức về pháp luật và sơ cấp cứu.

Chương trình “Dinh dưỡng cho em” hướng đến các mục tiêu: 1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi tại khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, khu vực nông thôn, vùng bãi ngang, hải đảo... được khám dinh dưỡng và cải thiện khẩu phần ăn; 250 điểm trường bán trú, nội trú tại 250 xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, biên giới được hỗ trợ xây dựng và vận hành mô hình “Bếp sạch – Cơm ngon”; 500.000 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, Tây Nguyên được tiếp cận kiến thức, kỹ năng về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ em; xây dựng và vận hành 100 chuỗi ngân hàng thực phẩm an toàn cung cấp thực phẩm và thông tin dinh dưỡng cho trẻ tại các điểm trung tâm cụm xã, nơi có đông trẻ em là con em hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sinh sống.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết, việc hỗ trợ cho hai đối tượng này có liên quan đến một mục tiêu hết sức lâu dài đó là thực hiện các cam kết của Việt Nam trong Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (COP 26). Hội mong muốn các hoạt động nhân đạo hướng về những mục tiêu chiến lược của đất nước trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để chúng ta thực sự là thành viên tích cực. Tinh thần này sẽ lan tỏa đến tất cả mọi thành viên trong xã hội.

Thời tiết đêm và ngày 2/4/2022: Bắc Bộ trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14 độ Thời tiết đêm và ngày 2/4/2022: Bắc Bộ trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14 độ
Cộng đồng người Việt tại Campuchia lan tỏa tinh thần nhân ái Cộng đồng người Việt tại Campuchia lan tỏa tinh thần nhân ái
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Wang An Nam giành quán quân cuộc thi Tìm kiếm đại sứ văn hóa Việt Nam quốc tế

Wang An Nam giành quán quân cuộc thi Tìm kiếm đại sứ văn hóa Việt Nam quốc tế

Với phần thuyết trình xuất sắc về bộ trang phục lấy cảm hứng từ thời kỳ Hùng Vương, cậu bé mang hai dòng máu Việt - Trung Wang An Nam (học sinh Trường THCS Ngô Gia Tự, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã giành quán quân cuộc thi Tìm kiếm đại sứ văn hóa Việt Nam quốc tế.
Lan tỏa “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” giữa lòng Thủ đô

Lan tỏa “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” giữa lòng Thủ đô

Ngày 4/1, Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” năm 2025. Đây là năm thứ 3, chương trình nhân văn này được triển khai. Tổng trị giá hoạt động đạt 1,6 tỷ đồng.
35 đoàn địa phương quốc tế tham dự Hội nghị Đối thoại Hữu nghị TP.HCM 2024

35 đoàn địa phương quốc tế tham dự Hội nghị Đối thoại Hữu nghị TP.HCM 2024

Ngày 24/9, TP.HCM khai mạc Hội nghị Đối thoại Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm phát triển và ưu tiên hợp tác”.

Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Đó là nguồn viện trợ được cam kết tại Hội nghị tăng cường hợp tác và vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) và các đối tác quốc tế do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội.
Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 16/5 tại Thái Bình, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Lê Hữu Thuần, Phó Chủ tịch thường trực nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, thảo luận khả năng ngừng bắn; Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza; Giáo hoàng Leo XIV nhận mình là “hậu duệ của người nhập cư” và kêu gọi việc tôn trọng phẩm giá của người di cư... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 17/5.
Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đại hội đã tín nhiệm bầu Đại sứ Lại Ngọc Đoàn, nguyên Cục trưởng Cục Cơ yếu (Bộ Ngoại giao) giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, dự và phát biểu chỉ đạo.
Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần

Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần

Tối 15/5, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin cuộc đàm phán dự kiến giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) không diễn ra như kế hoạch do gặp trục trặc hậu cần. Phái đoàn Nga thay vào đó đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới