--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
23:00 | 02/02/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ngày xuân vui múa gậy sênh tiền - điệu múa cổ độc đáo của dân tộc Mông

Người múa cầm gậy sênh tiền vừa múa, vừa vuốt các đồng xu và di chuyển vô cùng khéo léo để gậy chạm nhẹ vào cơ thể như tay, chân, vai khi đó các đồng xu sẽ phát ra những âm thanh rất vui nhộn, nhịp nhàng.
Cả nước đón Xuân Nhâm Dần với nhiều tin tưởng, chờ mong Cả nước đón Xuân Nhâm Dần với nhiều tin tưởng, chờ mong
[Infographics] Chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa Xuân 2022 [Infographics] Chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa Xuân 2022

Múa gậy sênh tiền (hay múa tsưx tsiêk) là điệu múa không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, ngày hội của đồng bào Mông. Đạo cụ chính trong điệu múa gậy sênh tiền của đồng bào Mông chính là cây gậy. Gậy sênh tiền được làm bằng một đoạn trúc hoặc tre có độ dài từ 1m đến 1,2m, có 3 khấu được đục lỗ để xâu các đồng xu vào, khấu còn lại ở khúc gậy thứ hai, không đục lỗ để người múa cầm khi múa. Trong mỗi phần đục lỗ lại chia làm 3-4 dãy đồng xu, mỗi dãy xâu 2-3 đồng với nhau. Ở hai đầu gậy được buộc thêm túm chỉ sắc màu sặc sỡ để tạo nên sự mềm mại, bắt mắt hơn khi múa gậy sênh tiền.

Gậy sênh tiền trong bộ nhạc cụ của đồng bào Mông.
Gậy sênh tiền trong bộ nhạc cụ của đồng bào Mông.

Gậy sênh tiền khi nhìn thì trông rất đơn giản, nhưng để làm ra được một cây gậy đòi hỏi người làm phải thật sự khéo léo, tỉ mỉ. "Điệu múa gậy sênh tiền là điệu múa độc đáo của người Mông, có từ rất lâu đời cùng với khèn Mông. Gậy sênh tiền là một trong bộ 18 binh khí gồm chùy, khèn, gậy sênh tiền, đao, kiếm... Những động tác múa như xoay người, đá chân...tiềm ẩn những thế võ cổ truyền của người Mông, gậy được xem như là một binh khí dùng để đánh đuổi giặc cướp nước”- anh Giàng A Hải, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khèn Mông Bắc Hà (Lào Cai), một người rất am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc Mông nói.

Ngày xưa, múa gậy sênh tiền có một bài chung bao gồm cả bộ 18 binh khí nên khi múa bắt buộc phải có đủ 18 người, người cầm gậy, người cầm côn, người cầm đao, kiếm, chùy... kết hợp múa nhịp nhàng, uyển chuyển người múa trước người đánh sau vừa múa vừa di chuyển. Điệu múa chỉ thường dùng trong những nghi lễ lớn của bà con.

Ngày nay, điệu múa gậy sênh tiền chỉ còn được tái hiện lại và không còn đầy đủ nữa trong những nghi lễ của người Mông. Khi có người mất họ sẽ chỉ cầm nỏ, cầm gậy sênh tiền, khèn... đi vòng quanh nhà, nếu là phụ nữ sẽ đi 7 vòng xuôi, 7 vòng ngược, là đàn ông thì đi 9 vòng và ngược lại. Điệu múa sênh tiền còn được cải biên sao cho phù hợp hơn để biểu diễn trong những ngày lễ hội, trong các hội diễn văn nghệ… tuy nhiên vẫn giữ được nét đặc sắc vốn có của điệu múa truyền thống. Múa gậy sênh tiền có rất nhiều bài khác nhau, là do người múa tự biên tập, nhưng tất cả các bài múa đều bắt đầu từ 11 nhịp cơ bản mà phát triển thành bài múa hoàn chỉnh và độc đáo riêng. Ngoài ra, để múa gậy sênh tiền thêm sôi động, bà con còn múa kết hợp với một số nhạc cụ khác như trống, chiêng...

Thiếu nữ Mông múa gậy sênh tiền.
Thiếu nữ Mông múa gậy sênh tiền.

"Chú của em dạy em múa. Lúc đầu chú dạy em 11 nhịp cơ bản, ngoài ra em tự tìm hiểu thêm trên mạng, học thêm các động tác mới rồi tự biên tập được một bài múa hoàn chỉnh để dạy mọi người trong đội cùng học và đi biểu diễn. Ban đầu là múa ở các hội chợ, ngày lễ, sau này thành lập Câu lạc bộ khèn Bắc Hà, em đã đưa đội múa gia nhập vào Câu lạc bộ để cùng hoạt động”- em Vàng Thị Dống, đã học và đi biểu diễn múa gậy sênh tiền ở rất nhiều nơi hơn 10 năm này, gần đây nhất là mang điệu múa đến tham dự "Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III” được tổ chức tại tỉnh Lai Châu tự hào cho biết.

Cùng với điệu múa khèn Mông đã rất đỗi quen thuộc, múa gậy sênh tiền cũng là một điệu múa cổ của đồng bào Mông, đã và đang được bà con gìn giữ và phát huy. Tại Lào Cai, nhiều câu lạc bộ được thành lập nhằm giúp bà con có nơi sinh hoạt, tìm hiểu và gìn giữ văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc mình. Điển hình như Câu lạc bộ Khèn Mông Bắc Hà mà anh Giàng A Hải đứng ra thành lập.

“Câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ Khèn Mông nhưng đến với CLB thì có rất nhiều nét văn hóa được chúng tôi lưu giữ và phát huy như múa gậy sênh tiền, hát dân ca Mông, múa khèn. Tại các trường học ở Bắc Hà, Si Ma Cai chúng tôi còn tranh thủ thời gian các em học sinh giải lao để dạy các em từ 3 - 5 tuổi múa gậy sênh tiền, đến khi học hết lớp 5 các em đã biết múa thành thạo, khi học cấp 2, cấp 3 các em đã có thể đi biểu diễn ở nhiều nơi”- anh Giàng A Hải chia sẻ.

Đến các bản làng đồng bào Mông vào dịp Tết đến xuân về, âm thanh dìu dặt của khèn Mông và sự rộn ràng của múa gậy sênh tiền hòa cùng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của đồng bào như mang lại không khí mùa xuân mới thật đầm ấm, tươi vui, gắn tình đoàn kết nơi bản làng vùng cao.

Giới thiệu các điệu múa dân tộc Việt Nam và Thái Lan tới công chúng hai nước Giới thiệu các điệu múa dân tộc Việt Nam và Thái Lan tới công chúng hai nước
"Em vui" giúp trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số kiến thức, kỹ năng phòng tránh tảo hôn và mua bán người
Theo Vàng Lan/VOV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Độc đáo nghề làm giấy dó của người Mông, Lào Cai

Độc đáo nghề làm giấy dó của người Mông, Lào Cai

Tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, bà con dân tộc Mông đang nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống - nghề làm giấy dó.
Gìn giữ nghề vẽ sáp ong trên vải lanh ở Lào Cai

Gìn giữ nghề vẽ sáp ong trên vải lanh ở Lào Cai

Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào người Mông tại bản Lao Chải thị xã Sapa tỉnh Lào Cai.
Bảo tồn điệu múa cổ làng Giắng, tỉnh Thái Bình

Bảo tồn điệu múa cổ làng Giắng, tỉnh Thái Bình

Điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt xuất hiện từ thời nhà Trần đang còn được lưu truyền tại làng Giắng (làng Thượng Liệt), xã Đông Tân, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Đã có thời điểm tưởng thất truyền, nhưng bằng sự bền bỉ, truyền dạy từ đời này sang đời khác, điệu múa đặc sắc này vẫn đang âm thầm khẳng định sự trường tồn trong đời sống dân gian.

Đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Ngày 14/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung (Hội), đã tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) do ông Terry He, Phó Chủ tịch Tập đoàn dẫn đầu. Ông bày tỏ mong muốn doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Bốn kết quả nổi bật trong chuyến thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bốn kết quả nổi bật trong chuyến thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Tổng Bí thư Tô Lâm

Theo Bộ Ngoại giao, ngày 13/5, trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến thăm tới Kazakhstan, Azerbaijan, Liên bang Nga và Belarus của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, được dư luận khu vực và quốc tế quan tâm theo dõi, đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.
Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ngày 12/5, tại thủ đô Athens, Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu, ra mắt cuốn sách “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Chính phủ đề xuất gia hạn chính sách giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất gia hạn chính sách giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Ngày 13/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo đó, Chính phủ đề xuất tiếp tục áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất VAT đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu mức 10%, xuống còn 8%, áp dụng đến hết ngày 31/12/2026.
CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

Nhờ sự hỗ trợ từ tổ chức CARE International tại Việt Nam (CARE), dự án “Tiến về phía trước” đang mang lại những thay đổi rõ rệt trong sinh kế của người dân xóm Lạng (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), thông qua việc phát triển mô hình trồng và chế biến cây gai xanh - loại cây trồng chủ lực tại địa phương.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới