--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:29 | 08/08/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có những nghi lễ khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu
Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ vu lan báo hiếu

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ của Đại đức Mục Kiền Liên. Ông là một trong hai đại đệ tử đáng kính của Phật Thích Ca. Sau khi đạt được chính quả, ông dùng phép thần thông và biết rằng mẹ mình là bà Thanh Đề đang phải chịu kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục vì nhiều nghiệp ác đã gây ra lúc sinh thời.

Với lòng hiếu thảo, ông đã mang cơm đến cho mẹ nhằm mong bà vơi đi cảnh đói khát. Tuy nhiên, vì phải trả giá cho những nghiệp ác của mình, thức ăn khi vừa đưa lên miệng bà thì bất ngờ biến thành lửa đỏ.

Quá đau lòng trước tình cảnh ấy, Mục Kiền Liên đã quay về gặp Đức Phật mong tìm cách cứu mẹ. Đức Phật đã chỉ dạy rằng: “Người dù có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu rỗi mẹ mình, chỉ có thể nhờ sự hợp lực của các vị chư tăng mười phương, hồi hướng công đức để tiêu trừ nghiệp ác mới có hy vọng giải thoát được. Và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các vị chư tăng, vì vậy hãy chuẩn bị các nghi lễ cúng vào ngày đó”.

Tuân theo lời dạy của Đức Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu-Lan-bồn, Đức Phật cũng dạy rằng: “Chúng sinh muốn báo hiếu đối với cha mẹ cũng nên tuân theo cách làm này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.

Nhắc tới Vu Lan nhiều người biết ngay đến ý lễ của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.

Ngày lễ Vu Lan ra đời chính là dịp gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là: “TỪ - BI - HỶ - XẢ”, “Vô ngã, vị tha”.

Nghi thức cúng trong ngày lễ Vu lan báo hiếu

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Rằm tháng 7, lễ Xá tội vong nhân, hay còn gọi là lễ Vu Lan được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm để tưởng nhớ đến những người đã khuất, làm việc thiện và tri ân cha mẹ. Vì thế, theo phong tục của người Việt, nghi lễ ngày rằm tháng 7 được thực hiện với những nghi thức cúng trang trọng.

Trong cuốn “Hội hè lễ tết người Việt”, Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu, nhà sử học Nguyễn Văn Huyên mô tả những nghi thức cúng rằm tháng 7 của người Việt hồi đầu thế kỷ 20 không khác nhiều so với bây giờ.

Ở trong gia đình, các nhà bày lên ban thờ gia tiên quần áo, đồ đạc và “những thoi vàng, bạc” bằng giấy, bên cạnh mâm cúng gia tiên. Nhà nào thờ Phật thì cúng chay hoặc hoa quả, các loại đồ chay.

Vào buổi tối hoặc từ khi trời xẩm tối, sau khi cúng gia tiên, các nhà sẽ đặt mâm cơm cúng các linh hồn bị bỏ rơi, hay còn gọi là các vong. Mâm cúng chúng sinh gồm cháo loãng, các loại bỏng ngô, bỏng gạo, khoai lang, ngô luộc, bánh kẹo, trái cây, quần áo chúng sinh…, và không thể thiếu gạo, muối, chén rượu hoặc chai rượu trắng nhỏ. Ngày trước, cháo loãng được đổ vào những chiếc phễu bằng lá đa, gài ở mâm cúng, hoặc gài ở các gốc cây ngoài đường, trong chùa…

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên mô tả, cả gia đình sẽ quỳ lạy trước mâm cúng này, có nhà mời một thầy cúng đến lễ cho chúng sinh. Khi hương sắp tàn, gia chủ sẽ vẩy cháo, gạo, muối ra bốn phía trước nhà, như một nghi lễ “phát lộc” dành cho các linh hồn. Vàng mã được đốt, tro rải xuống sông để từ đó cuốn về “suối vàng”. Những đồ cúng còn lại được phát cho những người hành khất, vốn đã chờ sẵn ở ngoài phố. Nghi thức cúng chúng sinh ngoài trời, vẩy cháo, gạo, muối vẫn còn được giữ cho đến ngày nay.

Còn ở các chùa lớn, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên mô tả, các buổi lễ cúng chúng sinh thường được tổ chức quy mô, với sự đóng góp của các Phật tử, thiện nam tín nữ. Một đàn lớn bằng tre được dựng lên trong sân chùa, trên đó đặt hoa quả, bánh kẹo mà các tín đồ mang đến hoặc do nhà chùa mua. Những người đến làm lễ sẽ góp vào đó các đồ vàng mã như quần áo, mũ, giày…

Khi làm lễ, nến và hương được thắp lên rất nhiều. Hòa thượng trụ trì nhà chùa và các sư sãi trong chùa, thậm chí từ cả các chùa nhỏ chung quanh cũng đến đọc kinh. Buổi lễ kéo dài đến khuya, và cuối buổi là cúng mâm cơm bố thí. Hòa thượng trụ trì nhà chùa cũng đọc cho các tín đồ nghe những lời răn của đức Phật để khuyến khích họ làm điều thiện.

Trong cuốn “Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt”, tác giả Hồ Đức Thọ cũng viết về cách thờ cúng, cỗ bàn trong ngày lễ Vu Lan. Theo tác giả Hồ Đức Thọ, quan niệm dân gian cho rằng, sống trên đời khó ai vẹn toàn, không tội này thì tội khác. Nhưng dù tội lỗi gì thì vào dịp rằm tháng bảy, trong ngày lễ Vu Lan (còn gọi là tết Trung Nguyên), mọi vong nhân ở cõi âm đều được tha. Do vậy, trên trần gian, mọi nhà đều làm cỗ cúng Gia tiên, đốt vàng mã, hy vọng người chết sẽ nhận được, không bị rách rưới.

Tác giả Hồ Đức Thọ cũng nêu rõ, cúng lễ Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ cúng: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn.

Lễ cúng Phật thường sắp cơm chay hoặc mâm ngũ quả, gia chủ đọc kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, và để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Lễ cúng thần linh và gia tiên thường cúng chay hoặc làm mâm cơm mặn, không thể thiếu hoa quả, bánh trái, hương, nến…

Ngoài việc cúng gia tiên, một số gia đình còn bày cỗ chúng sinh ở ngoài sân để cúng các cô hồn, mà dân gian thường gọi là cúng cháo.

Cúng cháo thường bày vào nong, nia, mẹt tùy theo cỗ nhiều hay ít. Lễ vật thường có cháo hoa, cơm vắt, chuối, ổi, bánh, kẹo, ngô rang, xôi chè nhưng đều cắt nhỏ như để chia cho nhiều người. Ngoài ra còn có giấy tiền, quần áo nhỏ...

Nhiều năm qua, lễ Vu Lan cũng như những nghi thức cúng lễ đã có những thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện xã hội. Tuy nhiên điều cốt lõi là tinh thần của lễ Vu Lan thì vẫn được giữ nguyên vẹn, đặc biệt là tinh thần hiếu kính đối với tổ tiên và các đấng sinh thành, tinh thần đùm bọc, sẻ chia tới cả những người đang sống và đã khuất của người Việt.

*Thông tin “Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024” mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu
Lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 rơi vào ngày nào Lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 rơi vào ngày nào
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Video] Cộng đồng người Việt tại các nước tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu

[Video] Cộng đồng người Việt tại các nước tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những lễ lớn của người theo đạo Phật, là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và ông bà, tổ tiên. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống tâm linh của dân tộc Việt Nam. Dù ở trong hay ngoài nước, người Việt Nam đều mong muốn làm những việc ý nghĩa tỏ lòng biết ơn và thương yêu đến ông bà, cha mẹ.
Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu gồm những gì?

Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu gồm những gì?

Cúng lễ Vu Lan, các gia đình có thể dâng 3 lễ dành cho Phật, gia tiên và chúng sinh; mỗi gia đình có thể tùy theo điều kiện để chuẩn bị mâm cúng Vu Lan cho phù hợp.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu lan báo hiếu là một lễ lớn trong tháng 7 âm lịch này. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa ngay trong bài viết này.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Cựu binh Mỹ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, nối nhịp cầu Việt - Mỹ

Cựu binh Mỹ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, nối nhịp cầu Việt - Mỹ

Ngày 11/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đồng Huy Cương đã tiếp đoàn Hội cựu chiến binh Mỹ tham gia các cuộc chiến tranh ở nước ngoài (VFW) do ông Larry Rivers, cựu Tổng Tư lệnh VFW làm trưởng đoàn.
38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

Ngày 10/7/2025, tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Ban tổ chức và Ban giám khảo Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đã họp rà soát tiến độ và kế hoạch triển khai vòng Chung tuyển năm 2025.
Tăng cường hợp tác khoa học và giao lưu nhân dân Việt Nam - Liên bang Nga

Tăng cường hợp tác khoa học và giao lưu nhân dân Việt Nam - Liên bang Nga

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu và Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thành phố Saint Petersburg (Liên bang Nga) Vyacheslav Kalganov thống nhất thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, giáo dục Việt Nam học, xuất bản, giao lưu học giả...
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới