--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
11:20 | 03/09/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nghĩa tình kết nối hai bờ biên giới Việt-Lào: Ấm, lạnh có nhau

Kể từ hẹn ước “ấm, lạnh có nhau,” nhân dân hai bên càng gắn kết. Không chỉ hợp tác, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, họ còn cùng nhau bảo vệ đường biên, mốc giới.
Thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ nữ hai Bộ Ngoại giao Việt-Lào Thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ nữ hai Bộ Ngoại giao Việt-Lào
Khai mạc triển lãm “Sắt son nghĩa tình Việt Nam - Lào” Khai mạc triển lãm “Sắt son nghĩa tình Việt Nam - Lào”

Nhân dân hai bên biên giới có mối quan hệ thân tộc lâu đời, phong tục, tập quán, lao động, canh tác có nhiều điểm tương đồng, lại có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau.

Đây chính là cơ sở để triển khai mô hình “Kết nghĩa Bản-Bản” ở khu vực biên giới Việt Nam-Lào tại Quảng Trị vào năm 2007 và sau đó nhân rộng trên toàn tuyến.

Ngày 3/4/2012, Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN).
Ngày 3/4/2012, Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN).

Kể từ hẹn ước “ấm, lạnh có nhau”, nhân dân hai bên càng gắn kết. Không chỉ hợp tác, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, họ còn cùng nhau bảo vệ đường biên, mốc giới.

Ý thức tôn trọng pháp luật, nhận thức về các hiệp định, hiệp nghị, quy định pháp luật của hai Nhà nước trong nhân dân cũng vì thế mà nâng lên rõ rệt.

Gắn kết hai miền đất

Bản Nà Khạng, cụm bản Phiêng Sa, huyện Xiengkhor, tỉnh Houaphanh, Lào những ngày cuối tháng Tám. Nang Dính Giàng, 27 tuổi, đứng trước kệ để hàng tạp hóa.

Ngôi nhà, đồng thời là cửa hàng của người phụ nữ Lào này hầu như đủ các sản phẩm tiêu dùng, từ gạo, muối, mỳ tôm, xà phòng, dầu gội đến những mặt hàng nhỏ như viên pin, bàn chải đánh răng, khăn mặt, băng dính... để cung cấp cho người dân Nà Khạng.

Dân bản cũng thường tới đây vì cửa hàng có nhiều sản phẩm của Việt Nam, giá thành rẻ, lại gần nhà.

“Mình thường sang bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu để lấy hàng về bán bởi người bản mình rất thích hàng hóa của Việt Nam. Bên đó người bán hàng rất thân thiện, khi quen biết nhau thì sẵn sàng cho nợ tiền đến cuối tháng mới thanh toán cả thể”, Nang Dính Giàng bộc bạch.

Theo chia sẻ của Nang Dính Giàng, sự thân thiện của người dân bên biên giới Việt Nam mà chị cảm nhận, không chỉ trong buôn bán làm ăn. Hơn hai năm qua, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thì Nang Dính Giàng và dân bản Nà Khạng được rất nhiều người bên Lao Khô I cũng như huyện Yên Châu điện thoại thăm hỏi, trao đổi hàng ngày.

Bộ đội Biên phòng Việt Nam còn gửi vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, con giống, cây giống giúp người dân Nà Khạng.

“Đợt dịch vừa rồi dân bản mình phải nhờ người bên Việt Nam hỗ trợ nhiều lắm. Nếu không có họ giúp đỡ, chắc cuộc sống của bản mình sẽ rất thiếu thốn”, Nang Dính Giàng kể.

Anh Giàng Lao Xang, Trưởng bản Nà Khạng, huyện Xiengkhor, tỉnh Houaphanh, Lào (ngồi giữa) và anh Tráng Lao Khai, Trưởng bản Lao khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (ngoài cùng bên trái) trò chuyện với Bộ đội Biên phòng Sơn La và Công an huyện Xiengkhor, Houaphanh, Lào (Ảnh: Hạnh Quỳnh/Vietnam+).
Anh Giàng Lao Xang, Trưởng bản Nà Khạng, huyện Xiengkhor, tỉnh Houaphanh, Lào (ngồi giữa) và anh Tráng Lao Khai, Trưởng bản Lao khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (ngoài cùng bên trái) trò chuyện với Bộ đội Biên phòng Sơn La và Công an huyện Xiengkhor, Houaphanh, Lào (Ảnh: Hạnh Quỳnh/Vietnam+).

Vui vẻ nói về sự thân thiện của người dân hai bản hai bên biên giới, anh Giàng Lao Xang, Trưởng bản Nà Khạng cho hay người dân hai bản Lao Khô 1 và Nà Khạng có tình cảm, truyền thống giúp đỡ nhau. Cũng vì thế, năm 2013, chính quyền đã tổ chức kết nghĩa giữa hai bản.

Việc này càng làm nhân dân hai bản gắn bó. Bà con thường giao lưu, thăm hỏi rồi bày nhau kinh nghiệm hay trong cách làm ăn, nâng cao đời sống cũng như ý thức về chính sách, pháp luật, tham gia giữ gìn an ninh trật tự hai bên biên giới.

Dân bản rất vui vì biết Nà Khạng cần giúp đỡ gì thì các bạn Việt Nam đều tận tình hỗ trợ. Như dịch COVID-19 vừa qua làm dân bản Nà Khạng gặp nhiều khó khăn về nhu yếu phẩm, họ đã tìm cách giúp đỡ.

Họ còn vào bản hướng dẫn bà con trồng cây mận hậu, giúp đỡ từ cây giống đến cách chăm sóc. Số cây trồng mà các bạn Việt Nam hỗ trợ phát triển tốt, mang lại lợi ích kinh tế.

“Đời sống của bà con dân bản khấm khá hơn nhiều. Hiện nay không còn tình trạng xâm canh, xâm cư, bỏ ruộng nương, xuất cảnh trái phép qua biên giới đi lao động nữa”, anh Giàng Lao Xang phấn khởi nói.

Xác nhận lời nói của người Trưởng bản, Đại úy Samsoiuk Saeangchanphet, Trạm trưởng trạm Nà Khạng (Công an huyện Xiengkhor, Lào) và Trạm trưởng Xôm Say Xỉ Nuôn Thong, Trạm Biên phòng Thẳm Me (Đại đội Biên phòng 213, Bộ đội Biên phòng Lào) đều khẳng định, kể từ khi kết nghĩa, nhân dân hai bên biên giới càng thể hiện tình cảm gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

Đại úy Samsoiuk Saeangchanphet, Trạm trưởng Trạm Công an Nà Khạng (Công an Lào) (Ảnh: Hạnh Quỳnh/Vietnam+).
Đại úy Samsoiuk Saeangchanphet, Trạm trưởng Trạm Công an Nà Khạng (Công an Lào) (Ảnh: Hạnh Quỳnh/Vietnam+).

Họ tích cực tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, thực hiện nghiêm Quy chế biên giới, quy định pháp luật của mỗi nước...

Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới đang góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh trật tự, thắt chặt tình đoàn kết giữa các lực lượng ở biên giới và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam nói chung.

Các đơn vị bên phía Lào thường xuyên phối hợp với lực lượng phía Việt Nam tuần tra kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực biên giới.

Nền tảng phát triển nơi biên viễn

Thông tin về câu chuyện “ghép đôi vùng biên giới,” ông Tráng Lao Khai, Trưởng bản Lao Khô 1 vui vẻ kể trước khi kết nghĩa, người dân bản Lao Khô 1 và bản Nà Khạng vốn đã xem nhau là anh em. Hai bản đều có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống.

Quang cảnh Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN)
Quang cảnh Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN).

Trong những năm tháng Việt-Lào liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp, ở đây có gia đình ông Tráng Lao Khô đã cưu mang, giúp đỡ ông Kaysone Phomvihane, cố Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào xây dựng tổ chức cơ sở hoạt động cách mạng.

Ghi nhớ sự kiện lịch sử này, năm 2012, tại đây tỉnh Sơn La đã xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào.

“Hiện nay, bản Lao Khô 1 và Phiêng Khoài được coi là 'thủ phủ' mận hậu của huyện Yên Châu, giúp người dân thoát nghèo bền vững. Từ mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp năm xưa, rất nhiều bà con bên Lào, trong đó có bản Nà Khạng đã sang tham quan, tìm hiểu lịch sử, đồng thời cũng nhờ giúp trồng cây mận hậu. Tôi và bà con trong bản Lao Khô 1 đã hướng dẫn, giúp đỡ các bạn Lào từ cây giống đến cách chăm sóc. Các bạn bên kia có cái gì khó khăn thì bản Lao Khô đều sang hỗ trợ”, ông Tráng Lao Khai chia sẻ.

Trao đổi về “kết nghĩa Bản-Bản,” Đại tá Vũ Đức Tú, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cho hay: Các dân tộc Việt Nam-Lào hai bên biên giới đều có mối quan hệ thân tộc, dòng tộc gắn bó với nhau từ lâu đời.

Đại tá Vũ Đức Tú, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La (Ảnh: Hạnh Quỳnh/Vietnam+).
Đại tá Vũ Đức Tú, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La (Ảnh: Hạnh Quỳnh/Vietnam+).

Đây cũng được xem là tuyến biên giới tiêu biểu cho mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào. Thời gian qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại, đảm bảo giữ gìn an ninh biên giới.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, điển hình là hiệu quả của mô hình “Kết nghĩa Bản-Bản.”

Bộ đội Biên phòng Sơn La được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 250 km đường biên giới, tiếp giáp với các tỉnh Louangphabang, Houaphanh của Lào.

Đây là khu vực rộng lớn với hai cửa khẩu phụ. Hoạt động giao lưu, hợp tác, làm ăn, phát triển kinh tế, sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa hai bên có tiềm năng rất lớn.

Theo thống kê sơ bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, trước khi dịch COVID-19 xảy ra, mỗi năm có trên 500.000 tấn nông sản hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Sơn La và các tỉnh của Lào.

Trong đó, Sơn La chủ yếu cung cấp cho bạn hạt giống, cây trồng, vật nuôi, phân bón cùng nhiều hàng hóa khác. Còn hàng từ Lào sang chủ yếu là nông sản như ngô, thóc, cà phê, chanh leo, nhãn.

“Hiện nay, dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế, nhu cầu thiết yếu về giao lưu, hợp tác, thông thương hàng hóa giữa hai bên rất lớn. Đây chính là cơ sở góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống, phát triển kinh tế bền vững giữa các địa phương, nhân dân hai bên biên giới", Đại tá Vũ Đức Tú nhấn mạnh.

Vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới Việt Nam - Lào Vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới Việt Nam - Lào
Mô hình kết nghĩa bản - bản tô đậm tình anh em hai nước Việt - Lào Mô hình kết nghĩa bản - bản tô đậm tình anh em hai nước Việt - Lào
Hạnh Quỳnh - Thu Phương/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước đến Lào

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước tới Lào từ ngày 24-25/4/2025.
Giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn": Nối dài mạch nguồn đoàn kết

Giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn": Nối dài mạch nguồn đoàn kết

Ngày 20/4, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) tổ chức Chương trình giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Lào.
Ấm áp lễ hội đón Tết cổ truyền cho sinh viên Lào và Campuchia

Ấm áp lễ hội đón Tết cổ truyền cho sinh viên Lào và Campuchia

Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và Chol Chnam Thmey (Campuchia), nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức hoạt động đón Tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nước bạn, tạo không khí ấm áp cho các lưu học sinh Lào, Campuchia đang học tập tại Việt Nam.

Đọc nhiều

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Trong hai ngày 10 và 11/5 tại tỉnh Hải Dương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức chương trình trao viện trợ "Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025".
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (viết tắt RANEPA), còn gọi là Học viện Tổng thống.
Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Ngày 10/5 tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Ca khúc Việt lời Nga” thu hút đông đảo giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên Khoa Tiếng Nga nhiều thế hệ đến tham dự. Chương trình là lời tri ân sâu sắc dành cho nhà giáo - dịch giả Lê Đức Mẫn, nguyên giảng viên Khoa Tiếng Nga, người đã dành trọn tâm huyết dịch hơn 60 ca khúc Việt Nam sang tiếng Nga trong suốt hơn ba thập kỷ qua.
Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 16/5 tại thủ đô Vienna (Áo), Diễn đàn “Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Áo” sẽ chính thức diễn ra, đánh dấu bước tiến chiến lược trong quan hệ hợp tác phát triển công nghệ giữa hai quốc gia. Sự kiện được kỳ vọng mở ra những cơ hội hợp tác cụ thể, thiết thực trong các lĩnh vực công nghệ tiên phong như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, công nghệ sinh học, an ninh mạng, công nghệ lượng tử, IoT, điện toán biên và robot học.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024