--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
08:03 | 07/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Người Cơ Tu làm du lịch từ những cánh rừng

Nơi biên viễn của tỉnh Quảng Nam, có những quần thể rừng nghìn năm tuổi được người dân Cơ Tu bảo vệ nghiêm ngặt. Đồng bào Cơ Tu coi rừng là nhà, là cha, là mẹ. Những năm gần đây, mẹ rừng đã mang lại cuộc sống sung túc hơn cho người dân nhờ làm du lịch.
Những điểm du lịch dự đoán thu hút khách quốc tế nhờ SEA Games 31 Những điểm du lịch dự đoán thu hút khách quốc tế nhờ SEA Games 31
Hội chợ Du lịch Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức từ 08-10/9/2022 Hội chợ Du lịch Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức từ 08-10/9/2022
Người Cơ Tu làm du lịch từ những cánh rừng
Rừng đa nghìn tuổi được người làng và chính quyền địa phương quyết tâm bảo vệ (Ảnh: Dân tộc & Phát triển)

Những cánh rừng nghìn năm tuổi

Đến huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chúng ta dễ dàng bắt gặp những cánh rừng hằng trăm, thậm chí hằng nghìn năm tuổi. Người Cơ Tu nơi biên viễn vẫn luôn tự hào về rừng. Với họ, thì việc cấm xâm hại đến rừng chính là triết lý và cách ứng xử công bằng đối với mẹ rừng, với môi trường tự nhiên.

Tình yêu núi, yêu cánh rừng đã hóa thành dòng chảy sức mạnh trong mỗi người dân Cơ Tu. Cũng từ đây những tổ bảo vệ rừng đã ra đời, những cánh rừng không còn hoang vu nữa mà được chăm sóc bảo vệ bởi chính bàn tay những người con của núi rừng.

Những cây pơ mu trong rừng cổ thụ.

Nhiều năm trước đây, khi chinh phục đỉnh Arung quanh năm mây phủ ở vùng cao Tây Giang, người Cơ Tu đã phát hiện ra những cánh rừng pơ mu, rừng lim xanh, rừng đỗ quyên... từ hằng trăm đến nghìn năm tuổi. Từ đỉnh cao phóng tầm mắt ra xa, một khu rừng đỗ quyên hiện ra bạt ngàn, nguyên sơ và chưa hề có dấu hiệu tác động của con người.

Người Cơ Tu làm du lịch từ những cánh rừng
Những cây pơ mu trong rừng cổ thụ (Ảnh: Dân tộc & Phát triển)

Trước khi tìm thấy khu rừng đỗ quyên hằng trăm năm tuổi vào tháng 8/2016, một khu rừng ngàn năm tuổi khác là pơ mu tại đỉnh Zi’liêng (cao 1.400 m) đã được người dân địa phương phát hiện vào năm 2011. “Vương quốc pơ mu” này rộng đến 4.500 ha nằm ngay biên giới Việt - Lào. Riêng vùng lõi rộng chừng 450 ha, trong đó có 725 cây pơ mu được công nhận là Cây di sản Việt Nam vào tháng 5/2016.

Quần thể cây di sản hiện nằm chủ yếu ở 2 xã A Xan và Tr’Hy của huyện Tây Giang, ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, dưới chân núi Zi’lieng. Những cây pơ mu có tuổi từ hơn 300 năm đến 1.000 năm. Đường kính cây pơ mu lớn nhất gần 5,5m.

Và, ở làng A ting (xã Ga ry, huyện Tây Giang) còn có một rừng đa cổ thụ, khiến nhiều người khi lạc vào đây giống như đang lạc vào thế giới cổ tích của người khổng lồ. Già làng A Ting - Ríah Nhoót khi dẫn chúng tôi cùng những trai làng vào rừng đa, già vừa đi vừa kể chuyện, thủ thỉ như đang nói chuyện với rừng: “Đã trên 70 năm rồi đấy, mình già đi, chứ những “cụ” đa này không thay đổi gì nhiều. Lúc còn nhỏ, già đã thấy những cây đa to như thế này. Để bảo vệ rừng, người Cơ Tu đã dựng nên những truyền thuyết, huyền thoại về rừng. Rồi bằng hình thức truyền miệng các câu chuyện đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những khu rừng đã hóa thành linh thiêng không ai dám xâm phạm”, già làng nói.

Hằng năm, vào tháng 2 dương lịch, UBND huyện Tây Giang phối hợp với các xã tổ chức lễ hội Tạ ơn rừng với những nghi thức mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi giáp với nước bạn Lào. Đây cũng là dịp theo quan niệm của đồng bào Cơ Tu là thời điểm tốt nhất trong năm để mở cửa rừng. Sau lễ này, người dân mới vào rừng săn bắn, thu hái sản vật.

Người Cơ Tu làm du lịch từ những cánh rừng

Du lịch ngắm rừng

Huyện Tây Giang đã thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng thôn, bản để tuần tra từ nhiều năm qua. Những già làng uy tín, có sức ảnh hưởng với cộng đồng cũng thường xuyên nói chuyện, vận động người dân, do vậy đã tác động mạnh mẽ đến ý thức giữ rừng của mỗi người Cơ Tu...

Sau khi làm lễ đón nhận danh hiệu Cây di sản cho 725 cây pơ mu, huyện Tây Giang cũng đưa vào vận hành khu lưu trú khoảng 10 nóc nhà sàn truyền thống của người Cơ Tu ngay tại khu vực sát lõi của khu rừng. Với thời tiết mát lạnh dễ chịu, cùng với vẻ đẹp của của những cánh rừng nghìn năm tuổi, Tây Giang đang hướng đến phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, giúp đồng bào người Cơ Tu nơi đây “sống” được nhờ rừng.

Ông Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, hiện Huyện đã dựng lên 10 nhà gươl tại vùng lõi pơ mu để phục vụ công tác bảo tồn và du lịch. Huyện cũng đang xúc tiến dựng các điểm dừng chân, mở dịch vụ du lịch homestay cho các hộ dân sinh sống quanh vùng đệm rừng pơ mu. Tây Giang sẽ tiếp tục hoàn thành tất cả những cơ chế chính sách và thủ tục trong quản lý gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Trước mắt, Huyện sẽ thành lập tổ quản lý khu du lịch sinh thái văn hóa pơ mu.

Người Cơ Tu làm du lịch từ những cánh rừng
Chính quyền Tây Giang đã thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng thôn, bản để tuần tra từ nhiều năm qua. (Ảnh: Dân tộc & Phát triển)

Với nguồn tài nguyên độc đáo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn, người dân thân thiện…, nếu được đầu tư về hạ tầng giao thông và quảng bá tốt thì chắc chắn 500 ha rừng pơ mu sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc biệt và khác biệt, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Khách du lịch khi tới đây tham quan nghỉ dữơng cũng đã đặt cho khu rừng rất nhiều cái tên mĩ lệ: “Vương quốc pơ mu”, “công chúa ngủ trong rừng”, “đại ngàn lâm mộc ngũ hổ pơ mu”... chính vì quá yêu mến và choáng ngợp trước thiên nhiên ở nơi này.

Người Cơ Tu làm du lịch từ những cánh rừng
UBND huyện Tây Giang đã phục dựng lại các lễ hội truyền thống như lễ khai năm tạ ơn rừng, lễ kết nghĩa, lễ dựng cây nêu và các trò chơi dân gian…. (Ảnh: Dân tộc & Phát triển)

Du lịch ngắm rừng đang là hành trình du lịch mới mẻ và hấp dẫn ở Tây Giang. Ngoài thiên nhiên hùng vĩ choáng ngợp hiện ra trước mắt, du khách còn có cơ hội được thưởng thức văn hóa tộc người Cơ Tu đặc sắc và thăm cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Zi’lieng, thăm thung lũng A Xan, cổng trời Tây Giang...

UBND huyện Tây Giang đã chỉ đạo phục dựng lại các lễ hội truyền thống như lễ khai năm tạ ơn rừng, lễ kết nghĩa, lễ dựng cây nêu và các trò chơi dân gian… nhằm thu hút du khách tham quan.

Nhiều cơ hội du lịch hấp dẫn tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2022 Nhiều cơ hội du lịch hấp dẫn tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2022
Quảng Ninh làm mới sản phẩm du lịch biển hút du khách Quảng Ninh làm mới sản phẩm du lịch biển hút du khách
Dân tộc & Phát triển
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đà Nẵng hỗ trợ Quảng Nam xóa nhà tạm, nhà dột nát và an sinh xã hội

Đà Nẵng hỗ trợ Quảng Nam xóa nhà tạm, nhà dột nát và an sinh xã hội

Tại buổi lễ bàn giao 6 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn ở huyện Đông Giang, Tây Giang và Duy Xuyên (Quảng Nam) nằm trong tổng số 100 căn nhà do thành phố Đà Nẵng hỗ trợ, Đà Nẵng còn trao tặng 10 tỷ đồng để hỗ trợ tỉnh Quảng Nam trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới