--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
17:38 | 28/07/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Người nghệ nhân nặng tình với phỗng đất

Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng nghệ nhân Phùng Đình Giáp ở Đông Khê, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), người đã dành cả cuộc đời nặn phỗng đất quả quyết: “Tôi và gia đình sẽ không để phỗng đất biến mất. Còn khỏe thì tôi còn nặn phỗng, bao giờ yếu không làm được mới thôi”.

Vinh danh các nghệ nhân có đóng góp cho làng nghề truyền thống Việt Nam

Vinh danh các nghệ nhân có đóng góp cho làng nghề truyền thống Việt Nam

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ 8, năm 2018.

Mong manh làng đúc đồng Ngũ Xã

Mong manh làng đúc đồng Ngũ Xã

500 năm làng nghề đúc đồng Ngũ Xã giờ dồn lại trong một phòng trưng bày.
Người nghệ nhân cả đời "giữ hồn" phỗng đất
Phỗng đất, nét văn hóa Kinh Bắc xưa.

Nét văn hóa Kinh Bắc xưa

Sinh ra và lớn lên tại ngôi làng có truyền thống nghề thủ công lâu đời, nên ông Giáp sớm biết nặn phỗng đất từ khi 6 - 7 tuổi. Hơn 60 năm gắn bó với món đồ chơi thôn quê, bản thân ông cũng không biết nghề này có từ bao giờ, chỉ biết ông là đời thứ ba trong gia đình làm phỗng.

Trong ký ức của nghệ nhân Giáp, trước kia, không chỉ gia đình ông mà cả làng cùng làm phỗng. Hằng năm, khoảng một tháng trước rằm tháng Tám, nhà nhà lại bận rộn như có hội để chuẩn bị nguyên liệu làm phỗng cho tết Trung thu. Bởi lẽ, người dân ở đây quan niệm rằng, nếu thiếu bộ phỗng thì mâm cỗ trông trăng không trọn vẹn.

Người nghệ nhân cả đời "giữ hồn" phỗng đất
Dụng cụ nặn phỗng đất rất đơn giản.

Bộ phỗng đất gồm năm nhân vật mang ý nghĩa khác nhau, nhưng đều phản ánh quan niệm sống, cùng triết lý nhân sinh của người Việt bao đời nay: Chim bồ câu tượng trưng cho khát vọng hòa bình, tự do, khi nặn cần khéo léo để đôi cánh hất lên tạo cảm giác phóng khoáng; con rùa tượng trưng cho sự kiên cường, ổn định; người già và em bé hàm chứa sự tiếp nối truyền thống, tre già măng mọc; ông phỗng Phật ở giữa là biểu tượng của thiện lương, đạo đức, mong muốn giáo dục con trẻ từ tấm bé.

Để làm phỗng phải đào đất thó ở độ sâu từ 2,5 - 3m, tiếp đó đem phơi khô, cho vào cối đập, giã thành bột mịn và trộn với bột giấy bản. Sau khi được tạo hình, phỗng được đem phơi nắng nhiều ngày cho khô, rồi khoác thêm lớp điệp trắng. Tiếp đó, được tô điểm bằng màu, loại màu ở làng Đông Hồ vẫn dùng vẽ tranh, gồm 5 màu tự nhiên ứng với thuyết ngũ hành. Màu trắng từ con điệp, màu vàng từ hoa hòe, màu xanh của lá chàm, màu đỏ từ sỏi non của núi, màu đen là từ than lá tre.

Người nghệ nhân cả đời "giữ hồn" phỗng đất
Phải tỉ mẩn, khéo léo và nhập tâm để tạo nên những phỗng đất có hồn.

Nhìn cách ông Giáp khéo léo vê nặn những hòn đất thó, tỉ mỉ mài, vuốt các góc cạnh để tạo hình cho phỗng mới cảm hết được cái tài của người nghệ nhân. Nặn phỗng không đòi hỏi quá nhiều bước cầu kỳ, phức tạp, mà quan trọng phải giữ được chất dân dã, mộc mạc của món đồ chơi này. Đó cũng là lý do khi được hỏi vì sao không công nghiệp hóa, sản xuất hàng loạt phỗng. Ông Giáp nói: “Làm vậy là mất đi giá trị dân gian, văn hóa của bộ phỗng. Mất đi những thú chơi, đam mê, tỉ mẩn của từng con phỗng".

Người nghệ nhân cả đời "giữ hồn" phỗng đất
Sau khi đã hoàn thành tạo hình...

Thách thức của thời đại

Nếu bỏ công đoạn làm đất, để ra một ông phỗng phải mất cả tháng, nhưng chỉ bán vào dịp rằm trung thu. Ngoài ra, tùy vào thời điểm và nhu cầu, gia đình đem phỗng đi bán, người địa phương phần nhiều, người vùng khác tìm mua cũng có. Nhưng theo ông Giáp, nghề này không mang ý nghĩa mưu sinh nên cả làng cũng dần bỏ hết, chỉ còn ông vì đam mê, tâm huyết nên mới giữ lửa đến tận bây giờ.

Bên cạnh đó, việc tìm kiếm những nguyên liệu làm phỗng cũng rất vất vả. Như đất thó, ngày xưa gia đình ông thường tranh thủ lúc dân làng đào giếng để lấy đất về. Còn bây giờ phải chờ đến mùa ao ruộng, đầm sen cạn mới lấy được và sẽ đào lượng lớn để tích trữ cho cả năm.

Như trăn trở với cuộc đời phỗng, ông Giáp chia sẻ, phần vì nghề không mang lại lợi nhuận cao. Nhưng có một phần do thời cuộc, bởi trẻ em được bố mẹ mua cho những món đồ chơi hiện đại, nên càng ít người biết đến những thú vui dân gian.

Người nghệ nhân cả đời "giữ hồn" phỗng đất
Phỗng được phủ lên lớp điệp và các màu - "thổi hồn" cho phỗng.

Dẫu khó khăn như vậy, nhưng nghệ nhân Giáp chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ việc nặn phỗng. Ông khẳng định chắc nịch: “Mấy năm trước dù bán được hay không thì tôi đều làm và tặng anh em hàng xóm. Đấy là nét truyền thống của gia đình, của đất nước mình nên năm nào tôi cũng cùng con cháu quây quần nặn phỗng. Còn sức khỏe ngày nào là tôi còn làm phỗng ngày đó. Tôi yếu sẽ có con cháu làm thay”. Được biết, con cháu trong gia đình, sau thời gian chỉ bảo của ông đã nhiều người làm được phỗng đất.

Niềm hy vọng của phỗng đất

Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, ngày một nhiều người biết về nét văn hóa phỗng đất làng Hồ và tài năng của nghệ nhân Giáp. Từ năm 2017, ông Giáp thường được các cơ quan văn hóa, trường học và du khách nước ngoài mời trình diễn nghề. Ở Hoàng thành Thăng Long, bộ phỗng đất của ông được trưng bày thường niên mỗi dịp Tết đến. Có năm, Ban quản lý Hoàng thành đặt mấy trăm bộ phỗng tặng khách, tất cả đều do tự tay ông nặn.

Người nghệ nhân cả đời "giữ hồn" phỗng đất
Nghệ nhân Phùng Đình Giáp đang giới thiệu về phỗng đất.

Ông nhớ về kỷ niệm hồi tháng 6 vừa qua khi mình trở thành diễn giả cho sự kiện “Nặn và điểm màu phỗng đất” tại Hà Nội. Trong cuộc gặp gỡ, trò chuyện cùng nghệ nhân, các bạn trẻ được trực tiếp nghe ông chia sẻ về nét văn hóa này, đồng thời trải nghiệm tự tay làm cho bản thân một tượng phỗng hoàn chỉnh.

Người nghệ nhân cả đời "giữ hồn" phỗng đất
Với đủ hình hài phỗng đất được nhào nặn bởi bàn tay và khối óc của nghệ nhân.

Và mắt ông sáng lên, cùng nụ cười tươi rói như những gương mặt lớp trẻ chăm chú lắng nghe, thích thú tìm hiểu về cách làm, ý nghĩa bộ phỗng, mà ông hồi tưởng lại với chúng tôi. Nụ cười ông thân thiện, khuôn mặt hồng hào như một tín hiệu mừng. Niềm hy vọng cho hình hài các con phỗng đất được sống lại những ngày hoàng kim, góp phần làm sinh động và bảo tồn những trò chơi dân gian xưa của người Việt.

Nghệ nhân Đồng Tháp ghép chân dung phi công Nguyễn Văn Bảy bằng lá sen

Nghệ nhân Đồng Tháp ghép chân dung phi công Nguyễn Văn Bảy bằng lá sen

Nghệ nhân Đồng Tháp Lê Văn Nghĩa đã ghép từng mảnh lá sen khô thành chân dung phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy trong 24 giờ.

Người “thổi hồn” vào lá thốt nốt

Người “thổi hồn” vào lá thốt nốt

Một cụ ông ở tỉnh An Giang từng được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, đồng thời giữ 2 kỷ lục Việt Nam: Nghệ nhân làm tranh lá thốt nốt nhiều nhất và tác phẩm di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng lá thốt nốt lớn nhất.
Linh Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bạn bè quốc tế ấn tượng với việc bảo tồn, phát triển làng nghề Hà Nội

Bạn bè quốc tế ấn tượng với việc bảo tồn, phát triển làng nghề Hà Nội

“Chúng tôi thực sự ấn tượng với lịch sử, truyền thống và những giá trị của các làng nghề, thấy được tâm huyết của các nghệ nhân đối với việc bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội”, ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định.
Festival về sản phẩm nông nghiệp và làng nghề sẽ được tổ chức trong quý IV/2024 tại Hà Nội

Festival về sản phẩm nông nghiệp và làng nghề sẽ được tổ chức trong quý IV/2024 tại Hà Nội

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày của quý IV/2024. Đây là sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) và 70 năm Ngày thành lập Sở Canh nông, nay là Sở NN&PTNT (30/11/1954 - 30/11/2024).
Việt Nam có tiềm năng phát triển nghệ thuật thạch 3D

Việt Nam có tiềm năng phát triển nghệ thuật thạch 3D

Ông Hà Hải Đoàn, Chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội cho biết như vậy tại Triển lãm và Giao lưu Thạch nghệ thuật quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam diễn ra cuối tháng 7/2024 tại Hà Nội.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Ngày 23/7, tại trụ sở Quốc hội Senegal ở Thủ đô Dakar, ngay sau khi hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Trong tuần qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong các lĩnh vực năng lượng và thiên văn học.
[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt nghiêm trọng, cô lập nhiều xã vùng cao ở Nghệ An. Trước tình thế khẩn cấp, trực thăng quân đội được điều động mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân vùng lũ.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.