--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
10:00 | 30/10/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản ở mức cao

Các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã đưa ra danh sách 17 loại tội phạm chính của tội rửa tiền vào đánh giá. "Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là cao" được nhiều chuyên gia thống nhất.
Tiết lộ thủ đoạn "rửa tiền" của 2 ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ

Bằng cách đầu tư vào bất động sản, góp vốn BOT, gửi ngân hàng, 2 ông trùm đường dây đánh bạc đã "rửa" hàng trăm ...

Giới chức Anh kiên quyết ngăn chặn Nga "rửa tiền" tại London

TĐO - Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh cáo buộc người Nga tuồn "tiền bẩn" gây tổn hại tới kinh tế nước này.

Những "ông lớn" nào tại Việt Nam góp mặt trong "Hồ sơ rửa tiền, trốn thuế" Paradise?

Tính đến ngày 21/11/2017, Việt Nam có 13 thực thể, 25 cá nhân và 20 địa chỉ được nhắc đến trong "Hồ sơ rửa ...

nguy co rua tien trong linh vuc bat dong san o muc cao
Ảnh minh họa

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 và kế hoạch tổng thể cho đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Đồng thời công khai Báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017. Theo báo cáo này, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã đưa ra danh sách 17 loại tội phạm chính của tội rửa tiền vào đánh giá.

Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản ở mức cao

Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiến hành điều tra, khởi tố 1 vụ án về tội rửa tiền có nguồn gốc từ tội tham ô.

So với tội hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, số vụ án bị truy tố, xét xử về tội tham ô tài sản cao hơn (năm 2016 xét xử 80 vụ với 161 bị cáo, năm 2017 xét xử 18 vụ với 41 bị cáo).

“Qua các vụ án tham ô tài sản được xét xử có thể thấy các khoản tiền bị chiếm đoạt là rất lớn, có những vụ án số tiền này lên đến hàng trăm tỷ đồng. Các khoản tiền bị chiếm đoạt này được sử dụng cho mục đích chi tiêu cá nhân, mua sắm bất động sản, tài sản có giá trị hoặc được “rửa tiền”. Có thể kết luận nguy cơ rửa tiền đối với loại tội phạm này (tham ô tài sản) là cao”, b báo cáo của Thanh tra Chính phủ nêu.

Đối với tội nhận hối lộ, hành vi nhận hối lộ thường khó phát hiện nhưng những năm gần đây những vụ án nhận hối lộ thường có giá trị lớn dẫn đến nguy cơ rửa tiền đối với tội phạm này ngày càng tăng cao. Số tiền phải thi hành án đối với tội hối lộ năm 2017 tăng gấp 3 làn so với năm 2016.

Kết luận nguy cơ tiềm ẩn về rửa tiền đối với loại tội phạm này, theo Thanh tra Chính phủ, là trung bình cao.

Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trong cơ cấu các tội phạm tham nhũng, số vụ án và bị cáo bị xét xử hàng năm đối với tội này thấp hơn so với tội tham ô tài sản và cao hơn so với tội hối lộ, số tiền phải thi hành án đối với loại tội phạm này chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu án về các tội phạm tham nhũng (số tiền phải thi hành án năm 2016 là 18,1 tỷ đồng, tương đương 0,82 triệu USD) vào năm 2016 nhưng tăng đột biến vào năm 2017 lên 64,4 tỷ đồng tương đương 2,93 tỷ USD.

Theo Thanh tra Chính phủ, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này cho đến nay cho thấy tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc nhóm nguy cơ cao liên quan đến rửa tiền. Cụ thể, thời gian qua, có nhiều vụ đại án xảy ra có nguồn gốc từ việc lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.

Từ đây, báo cáo kết luận nguy cơ rửa tiền đối với loại tội phạm này là trung bình cao.

Đáng lưu ý, báo cáo đánh giá nguy cơ rửa tiền đối với lĩnh vực ngân hàng là cao; chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền - cao hơn các lĩnh vực khác.

Mặc dù không phải tất cả các khoản tiền bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng bọn tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp thức hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng “tiền bẩn” trên thành “tiền sạch” là cao hơn.

“Căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian qua và các số liệu về STR của Cục phòng, chống rửa tiền có thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội phạm tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế. Để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp", báo cáo của Thanh tra Chính phủ nhận định.

Lĩnh vực bất động sản cũng thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.

Đối với các vụ đại án về tham ô thời gian qua cũng như vụ đánh bạc nghìn tỷ đồng đang bị điều tra về rửa tiền , trong số các tài sản thu được từ các vụ án đều liên quan đến các tài sản là các bất động sản.

"Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản. Với các phân tích đó đưa ra kết luận nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là cao", báo cáo đánh giá.

Nguy cơ rửa tiền đối với các tội phạm nguồn trong nước

1. Tội phạm về tham nhũng (tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản):

Tội tham ô: nguy cơ rửa tiền cao

Tội nhận hối lộ: nguy cơ rửa tiền trung bình cao

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: nguy cơ rửa tiền trung bình cao

2. Tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Tội đánh bạc: nguy cơ rửa tiền trung bình cao

Tội tổ chức đánh bạc: nguy cơ rửa tiền cao

3. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy: nguy cơ rửa tiền cao

4. Tội trốn thuế: nguy cơ rửa tiền trung bình cao

5. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: nguy cơ rửa tiền trung bình cao

6. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: nguy cơ rửa tiền trung bình cao

7. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm: nguy cơ rửa tiền trung bình cao

8. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: nguy cơ rửa tiền trung bình

9. Tội mua bán người: nguy cơ rửa tiền trung bình

10. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả: nguy cơ rửa tiền trung bình thấp

11. Tội buôn lậu: nguy cơ rửa tiền trung bình

12. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm: nguy cơ rửa tiền trung bình

13. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả: nguy cơ rửa tiền thấp

14. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, chiếm đạot vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự: nguy cơ rửa tiền thấp.

Nam Hải
Nguồn:

Đọc nhiều

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Trong buổi làm việc với Tiến sĩ Friedhelm Frischenschlager, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Áo, vào ngày 8/5 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Áo. Sự kiện do Hội hữu nghị Việt Nam - Áo và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết, bao dung và phát triển bền vững

Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết, bao dung và phát triển bền vững

Ngày 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về hòa bình, đoàn kết và vai trò của Phật giáo trong phát triển bền vững toàn cầu.
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới