--> -->
Trang chủ Việt kiều Nhịp sống cộng đồng
08:26 | 09/12/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky

PGS Trần Xuân Bách (sinh năm 1984) là Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, Giáo sư (kiêm nhiệm) ở Đại học John Hopkins và là thành viên của các mạng lưới kết nối tri thức toàn cầu.
Lần đầu tiên từ khi Vietlott xuất hiện tại Việt Nam, 5 người chia nhau giải thưởng hơn 3 tỷ đồng Lần đầu tiên từ khi Vietlott xuất hiện tại Việt Nam, 5 người chia nhau giải thưởng hơn 3 tỷ đồng

Kỳ quay thứ 512 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 xác định có 5 người trúng giải Jackpot, chia nhau quỹ giải ...

Vingroup trao học bổng gần 40 tỷ đồng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ Vingroup trao học bổng gần 40 tỷ đồng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ

Ngày 23/11/2020, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF), thuộc Tập đoàn Vingroup trao tặng 293 suất học bổng trị giá gần 40 tỷ đồng ...

Phó giáo sư Trần Xuân Bách - Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội là một trong hai người được trao Giải thưởng Noam Chomsky Ngôi sao Tỏa sáng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020.

Đây cũng là lần đầu tiên một nhà khoa học của Việt Nam nhận được giải thưởng Noam Chomsky.

Buổi lễ trao giải Noam Chomsky năm 2020 được tổ chức tại trụ sở của Hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia (STAR) tại Hoa Kỳ vào 7 giờ tối 8/12 (tức 7 giờ sáng ngày 9/12 ở Việt Nam).

Hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia (STAR) là một tập hợp của các học giả quốc tế nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội toàn cầu thông qua nghiên cứu và vận động chính sách. Hiệp hội có trụ sở chính ở Mỹ, do các học giả tại các trường Đại học ở Mỹ và nhiều nước tham gia sáng lập và cố vấn.

Giải thưởng Noam Chomsky năm 2020 trao một Huân chương Sao Bắc Đẩu cho Thành tựu trọn đời, 2 giải thưởng Ngôi sao toả sáng về thành tựu trong nghiên cứu và 2 chứng nhận học giả Ngôi sao mới nổi.

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky  | Y tế | Vietnam+ (VietnamPlus)
Phó giáo sư Trần Xuân Bách - Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giải thưởng Ngôi sao toả sáng về thành tựu trong nghiên cứu công nhận những người có đóng góp xuyên quốc gia, có sức ảnh hưởng ở bất kỳ lĩnh vực nào. Đóng góp này có thể là bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế, sách, chương sách hoặc các dạng thức cộng tác học thuật khác.

Phó giáo sư Trần Xuân Bách vinh dự là một trong hai học giả được trao Giải thưởng Noam Chomsky Ngôi sao tỏa sáng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020.

Phó giáo sư Trần Xuân Bách (sinh năm 1984) hiện là Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế tại Trường Đại học Y Hà Nội. Năm 2019, anh được bổ nhiệm Giáo sư (kiêm nhiệm) tại Đại học John Hopkins danh tiếng.

Cho tới nay, anh đã có nhiều công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín, bao gồm The Lancet, Bulletin of the World Health Organization, JMIR, AIDS and Behaviors... đồng thời tham gia phát triển nhiều mạng lưới nghiên cứu các vấn đề sức khỏe toàn cầu và chính sách kiểm soát bệnh tật.

Không chỉ có những thành tích cá nhân nổi bật, phó giáo sư Trần Xuân Bách còn là một thành viên tích cực của các mạng lưới kết nối tri thức trong nước và thế giới.

Năm 2018, anh được bầu làm thành viên của Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu (Global Young Academy), một mạng lưới kết nối các nhà khoa học trẻ nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu, khuyến khích, hỗ trợ người trẻ làm khoa học, đặc biệt là người trẻ đến từ các quốc gia đang phát triển.

Cũng trong năm 2018, anh đảm nhận vai trò Tổng thư ký của Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu. Đây là mạng lưới kết nối, tạo cơ hội cho các trí thức trẻ Việt Nam trong và ngoài nước cùng chung tay đóng góp các sáng kiến phục vụ đất nước. Thông qua mạng lưới, hàng chục nhóm nghiên cứu đã được thành lập, hàng trăm đề xuất, sáng kiến đã được mạng lưới làm cầu nối đưa tới các nhà lãnh đạo quốc gia.

Việc nhận giải thưởng Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu vừa là một sự ghi nhận quốc tế về những đóng góp của phó giáo sư Trần Xuân Bách trong nghiên cứu và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, vừa là một bước tiến để anh tiếp tục thực hiện “sứ mệnh đi tiên phong” trong lan toả tinh thần kết nối, hợp tác để cùng nhau phát triển của mình cho trí thức trẻ trong nước lẫn trên toàn thế giới.

Giáo sư Noam Chomsky (sinh năm 1928) là một trong những học giả vĩ đại nhất của thời đại này. Ông được coi là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại và là một trong những tác giả được trích dẫn nhiều nhất còn sống. Ông là tác giả của hơn 100 cuốn sách về ngôn ngữ học, chính trị, chiến tranh, truyền thông đại chúng...

Ngoài ra, giáo sư Noam Chomsky còn được biết tới là một trong những trí thức tiêu biểu dấn thân phụng sự xã hội. Năm 1970, ông Noam Chomsky đã có chuyến đi thăm Việt Nam lần đầu tiên. Tại Hà Nội, ông đã cùng tham gia trò chuyện và thảo luận về các vấn đề khoa học với các nhà khoa học Việt Nam và được mời đứng giảng một buổi tại Đại học Bách Khoa về các nghiên cứu ông đang thực hiện trong lĩnh vực ngôn ngữ học.

Ông cũng đánh giá cao những công trình của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực toán học và ngôn ngữ học vì các nhà khoa học Việt Nam có thể thực hiện các nghiên cứu với tài liệu còn thô sơ nhưng phương pháp thì vô cùng hiện đại.

Trước những đóng góp học thuật và xã hội to lớn của Noam Chomsky, tháng 10/2020, tiến sỹ Mousumi Mukherjee (Trưởng đại diện Mạng lưới STAR tại Ấn Độ) đã ngỏ lời xin phép sử dụng tên ông để thành lập Giải thưởng Kết nối Toàn cầu A. Noam Chomsky (A. Noam Chomsky Global Connections Award).

Giải thưởng này hướng tới việc tôn vinh sức mạnh của việc kết nối giữa con người, vinh danh những cá nhân có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thúc đẩy dịch chuyển xã hội và dịch chuyển toàn cầu.

Chân dung nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam Chân dung nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam
Người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng văn hóa Sejong của Hàn Quốc Người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng văn hóa Sejong của Hàn Quốc
Thùy Giang
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Đọc nhiều

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (viết tắt RANEPA), còn gọi là Học viện Tổng thống.
Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Ngày 10/5 tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Ca khúc Việt lời Nga” thu hút đông đảo giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên Khoa Tiếng Nga nhiều thế hệ đến tham dự. Chương trình là lời tri ân sâu sắc dành cho nhà giáo - dịch giả Lê Đức Mẫn, nguyên giảng viên Khoa Tiếng Nga, người đã dành trọn tâm huyết dịch hơn 60 ca khúc Việt Nam sang tiếng Nga trong suốt hơn ba thập kỷ qua.
Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Trong hai ngày 10 và 11/5 tại tỉnh Hải Dương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức chương trình trao viện trợ "Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025".
Hiệu sách Việt giữa lòng Nhật Bản

Hiệu sách Việt giữa lòng Nhật Bản

Chia sẻ với phóng viên Đài NHK (Nhật Bản) trong một cuộc phỏng vấn gần đây, anh Ngô Ngọc Khánh, chủ hiệu sách Macaw tại thành phố Sakado (tỉnh Saitama) cho biết, việc mở hiệu sách tiếng Việt ở Nhật Bản không chỉ xuất phát từ đam mê đọc sách mà còn từ mong muốn gìn giữ và lan tỏa văn hóa quê hương nơi xứ người.
"Nhịp cầu kết nối Việt - Trung, Hải Phòng 2025”: sôi nổi, thiết thực, phong phú

"Nhịp cầu kết nối Việt - Trung, Hải Phòng 2025”: sôi nổi, thiết thực, phong phú

Ngày 10/5 tại Hải Phòng, Cục Ngoại vụ và Ngoại giao Văn hóa (Bộ Ngoại giao), Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng và Công ty CP Shinec phối hợp tổ chức chương trình “Nhịp cầu kết nối Việt - Trung, Hải Phòng 2025”.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024