--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Giải trí
14:15 | 19/12/2018 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhận Giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời

Tại cuộc họp của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội (đồng thời là Ban Chung khảo Giải thưởng văn học năm 2018) vừa qua, với 8/8 phiếu đồng thuận, Giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời đã vinh danh nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại Hà Nội, là tác giả của các tập truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng đã được nhận nhiều giải thưởng văn học (trong đó có 2 giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2001 và 2006): Rừng sâu, Miền hoang tưởng, Hồ Quý Ly, Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi, Mưa quê, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Chuyện ngõ nghèo...

Với 7/8 phiếu đồng thuận, Giải thưởng văn học dịch 2018 được trao cho tác phẩm Diệt vong của nhà văn Thomas Bernhard (Áo) do dịch giả Hoàng Đăng Lãnh chuyển ngữ.

Năm 2018 không có tác phẩm nào thuộc thể loại thơ, văn xuôi, phê bình lý luận được Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng. Như vậy, đã 2 năm (2017 và 2018), Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội không trao giải thưởng cho thơ.

nha van nguyen xuan khanh nhan giai thuong thanh tuu van hoc tron doi

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Chuyện ngõ nghèo. Ảnh: TL.

Dấu ấn của xã hội đau khổ thời bao cấp

Nhà văn "bật mí" những điều chưa từng tiết lộ: "Tiểu thuyết "Chuyện ngõ nghèo" mang nhiều màu sắc của một cuốn tự truyện. Có rất nhiều chuyện thật của tôi, gia đình tôi, bạn bè xung quanh tôi trong cuốn sách ấy. Xã hội Việt Nam mình hồi đó đang là thời bao cấp, hàng hoá khan hiếm, thực phẩm ít, thiếu đói ghê lắm", nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tự sự.

Chính vì vậy, cái không khí thiếu thốn đậm đặc trong từng trang viết của "Chuyện ngõ nghèo". Nhà văn hồi ức: "Đồng lương quá thấp, không đủ sống trong khi giá cả leo thang chóng mặt. Từ rau, thịt, gạo, vải vóc áo quần… tất tần tật đều tăng giá. Tết thì những thứ hàng hoá tiêu dùng ấy nhà ai cũng cần nên giá càng tăng cao. Nhiều cảnh tôi viết lại trong cuốn sách là hoàn toàn có thật".

"Su hào, một đồng một quả; khoai lang 22 đồng một yến; mì – 85 đồng một yến; rau muống lợn – 1 đồng 5 hào một mớ; bèo Nhật Bản – 4 hào một mớ; bèo tấm – 5 hào năm nắm tay; bơm xe – 2 hào một bánh; trà chén – 2 hào một chén…" (Trích trang 14 tiểu thuyết "Chuyện ngõ nghèo").

"Nghe tiếng vợ chồng tôi vặc nhau, lũ lợn tưởng đến giờ ăn, bỗng rít lên cả đàn. Giọng đồng ca lợn nghe mà nẫu ruột. Tôi còn chục bạc, hôm qua đã đi mua năm đồng bạc cua về làm mắm cho lợn ăn rồi. Vậy bây giờ xoay tiền ra sao? Vặc với tôi xong, vợ tôi hầm hầm dắt xe ra cửa. Tôi nhẫn nhục quay ra sân pha cám lợn…"

"Ngày mùng một Tết, vợ tôi đánh đổ nước mắm; mẹ tôi bảo đó là điềm xấu, quả nhiên dạo này hai vợ chồng tôi hay cãi nhau. Mẹ tôi thỉnh thoảng cứ hay nhắc lại, cho rằng nguyên nhân chính của những vụ lộn xộn eo óc là do Tết đổ nước mắm…" (Trích tiểu thuyết "Chuyện ngõ nghèo")

Tác phẩm văn chương kiệt xuất

"Nhà Lân là một túp lều, một thứ nhà ổ chuột bên dòng cống đen sì của Hà Nội, mà người ta đặt cho một cái tên mỹ miều: sông Kim Ngưu (Trâu vàng), còn tôi, tôi gọi nó là dòng suối đen…" (Trang 15) – "Tất cả cái khung cảnh khủng khiếp đó, với những năm 1980 đều là thật. Đó là khu nhà nơi tôi ở", nhà văn Nguyễn Xuân Khánh hồi ức.

nha van nguyen xuan khanh nhan giai thuong thanh tuu van hoc tron doi

Cuốn "Chuyện ngõ nghèo" của Nguyễn Xuân Khánh là những thông điệp văn chương mang tầm vóc lịch sử khi phản ánh vấn đề nhân loại chứ không chỉ là những hồi ức về một giai đoạn xã hội.

Trong bối cảnh xã hội khó khăn thời bao cấp, trong sự thiếu ăn đến độ khiến con người ta phát mê muội, thậm chí trở nên điên loạn, nhà văn nghèo đã ngồi viết qua Tết, để lại cho đời lần lượt nhiều tác phẩm kiệt xuất.

Khó quá nên ai cũng nuôi lợn để tăng gia, cả Hà Nội nuôi lợn. Nhà chật quá nên lợn ở ngay gầm cầu thang, thậm chí lợn ở sát vách, ngay cạnh giường nằm, các sếp đi họp cũng tranh thủ vơ mấy nắm bèo bỏ vào cốp xe về ủng hộ bà xã nuôi lợn. Thịt lợn lên ngôi, nhất là trong những ngày Tết, ai cũng cần vài cân thịt lợn để gói bánh chưng, làm giò, làm chả, nấu miến hầm măng… Hồi đó chưa có thịt bò nhiều như bây giờ, và xã hội cũng không quen ăn thịt bò. Hải sản lại càng hiếm, mà Tết cũng không ai ăn hải sản.

Nhưng tiểu thuyết "Chuyện ngõ nghèo" không phải chỉ là câu chuyện kể lại những khó khăn thời bao cấp. Trong tiểu thuyết, đặt ra những bối cảnh có thể nói là viễn tưởng, nhà văn phác ra khung cảnh xã hội sẽ đổi thay thế nào, nếu loài lợn lên ngôi thống trị con người.

Đặt ra vấn đề của nhân loại, thông điệp chính của cuốn sách là cảnh báo về thói tham lam, ngăn chặn cái ác, cái dốt lên ngôi. Cuốn sách được hoàn thành vào đúng giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam và nó được ấn bản sau đúng 30 năm hoàn thành bản thảo. Nhà văn cho biết ông không sửa, dù chỉ một chữ.

V.H (t/h)

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Liên quan đến vụ việc 4 công dân Việt Nam tử vong và bị thương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.
Ra mắt Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Ra mắt Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Chiều 24/7/2025, Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội (HUTC) phối hợp cùng Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam và Turkish Airlines tổ chức Hội thảo “eVisa - Cất cánh giấc mơ Thổ Nhĩ Kỳ”. Tại sự kiện, Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ chính thức được ra mắt.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.