--> -->
Trang chủ Đại hội XIII của Đảng Tin tức
18:45 | 23/01/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nhân dân đóng góp nhiều ý kiến thực hiện “ý chí, khát vọng phát triển đất nước”

Đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương cho biết, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, nhân dân quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến xác đáng cho các giải pháp thực hiện “ý chí, khát vọng phát triển đất nước”, tạo sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới.
Đại tướng Tô Lâm: Trọng dân, gần dân, lúc dân cần, dân khó, có công an Đại tướng Tô Lâm: Trọng dân, gần dân, lúc dân cần, dân khó, có công an
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, lực lượng công an nhân dân tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
7 kết quả nổi bật của công tác thông tin, tuyên truyền Đại hội XIII của Đảng 7 kết quả nổi bật của công tác thông tin, tuyên truyền Đại hội XIII của Đảng
Trao đổi với phóng viên, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trưng ương, Giám đốc Trung tâm Đại hội XIII khẳng định, công tác tuyên truyền về Đại hội các cấp và Đại hội XIII của Đảng được thực hiện thường xuyên, liên tục, phong phú và đa chiều…
Đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương trả lời phỏng vấn - Ảnh: PC
Đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương trả lời phỏng vấn - Ảnh: PC

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1-2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội. Trước thềm Đại hội, phóng viên Trang tin điện tử Đại hội XIII của Đảng đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương về việc tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân về dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Phóng viên: Thưa đồng chí, xin đồng chí đánh giá ý nghĩa của việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng?

Đồng chí Nguyễn Phước Lộc: Thực hiện Kế hoạch số 21-KH/BDVTW của Ban Dân vận Trung ương về tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Quyết định số 597-QĐ/BDVTW của Trưởng Ban Dân vận Trung ương về việc thành lập Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ban Dân vận Trung ương đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức 24 cuộc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Qua đó, lấy ý kiến đại diện các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, các tầng lớp công nhân, người lao động, nông dân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi. Điều đó cho thấy sự công phu, bài bản, trí tuệ, dân chủ và cầu thị, thể hiện được “ý Đảng, lòng Dân”.

Các góp ý của đại diện các tầng lớp nhân dân thể hiện sự tâm huyết, thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm cao đối với Đảng, nhân dân, đất nước. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần cầu thị, dân chủ ngày càng cao của Đảng, nhân dân và xã hội, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Điều này cũng thể hiện được chiều sâu của sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phóng viên: Trong quá trình tổ chức các cuộc tiếp thu góp ý của các tầng lớp nhân dân, xin đồng chí cho biết những vấn đề nổi bật người dân quan tâm trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng?

Đồng chí Nguyễn Phước Lộc: Trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm là dự thảo Báo cáo chính trị, vai trò của nhân dân được đặc biệt đề cao: “Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của đất nước như: Tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức; phát triển kinh tế; quản lý và tự quản xã hội; xây dựng, quản lý, thụ hưởng văn hóa; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, ngoại giao nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân.

Đường lối, chủ trương trong Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo nền tảng chính trị, pháp lý để nhân dân thực hiện quyền làm chủ; hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo phải tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân thông qua các cơ chế dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp. Đây là định hướng rất quan trọng đối với việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân thực hiện hiệu quả hơn quyền làm chủ thông qua tổ chức đại diện, hướng nhân dân vào việc tham gia hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị phải thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhân dân. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân sẽ góp phần tăng cường đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Từ những đánh giá trên, có thể nói, cơ chế và phương thức thực hành dân chủ và tuân thủ pháp luật của nhân dân luôn luôn gắn liền với vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, dự thảo Báo cáo chính trị đã xem: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội” là một trong 12 định hướng phát triển đất nước.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương trao đổi với các cán bộ đoàn chủ chốt, thanh niên tiểu biểu tại Hội nghị góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng do Trung ương Đoàn tổ chức - Ảnh: PC
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương trao đổi với các cán bộ đoàn chủ chốt, thanh niên tiêu biểu tại Hội nghị góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng do Trung ương Đoàn tổ chức - Ảnh: PC

Đồng thời, dự thảo Báo cáo nhấn mạnh: “Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội” là một trong 9 mối quan hệ lớn cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt. Như vậy, tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội gắn liền với thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân.

Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, dự thảo Báo cáo chính trị đã chỉ ra các định hướng nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân như: Thực hiện tốt, có hiệu quả trong thực tế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt, dân chủ cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; tổ chức Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức, viên chức phải nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội; đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước.

Trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những định hướng và giải pháp nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân được đề ra trong mục này khá toàn diện, cụ thể và có điểm mới mà trước đây chưa đề cập đến như đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ. Nhân dân đánh giá cao và đồng tình với nhận định này.

Quyền của nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường hơn nữa chất lượng, hiệu quả trong việc xây dựng pháp luật gắn với thực tiễn của đời sống xã hội, cần có cơ chế bảo đảm thực hiện tốt hơn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để nâng cao hơn nữa năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội, giám sát cộng đồng của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội. Theo đó, nhanh chóng thể chế quan điểm này thông qua việc xây dựng luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc tổ chức thi hành pháp luật được Hiến pháp năm 2013 dành 6 Điều để quy định trách nhiệm của cá nhân và cơ quan, tổ chức trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống nhưng chưa được coi trọng. Đến nay, chưa có luật về tổ chức thi hành pháp luật. Vì vậy, cần bổ sung một trong những tồn tại hạn chế là “tổ chức thi hành pháp luật chưa được coi trọng”. “Tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật” là một trong những giải pháp tiếp tục phát huy dân chủ tuân thủ pháp luật và kỷ cương của người dân vào dự thảo Báo cáo chính trị. Các ý kiến quan tâm nhiều đến việc nhanh chóng thể chế chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật là một việc đặc biệt quan trọng để chủ trương của Đảng được triển khai thuận lợi, toàn diện và hiệu quả trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhân dân quan tâm, ủng hộ, đồng tình, đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng; mong muốn trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng và kiến nghị nhiều giải pháp cụ thể về phòng, chống tham nhũng, thiết thực góp phần tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Nhân dân cũng quan tâm và đóng góp nhiều giải pháp cụ thể ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho 3 chương trình đột phá, vì mục tiêu phát triển đất nước nhanh và bền vững, cốt lõi là phục vụ nhân dân; đồng thời đóng góp nhiều ý kiến xác đáng cho các giải pháp thực hiện “ý chí, khát vọng phát triển đất nước” tạo sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới.

Ban Dân vận Trung ương đã phối hợp tổ chức 24 cuộc lấy ý kiến nhân dân góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng -  Ảnh: PC
Ban Dân vận Trung ương đã phối hợp tổ chức 24 cuộc lấy ý kiến nhân dân góp ý các dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng - Ảnh: PC

Phóng viên: Thưa đồng chí, công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, trong tình hình mới, đặc biệt trước những mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội XIII của Đảng sẽ thảo luận và thông qua, xin đồng chí cho biết những định hướng lớn trong việc thực hiện đổi mới phương thức công tác dân vận của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới?

Đồng chí Nguyễn Phước Lộc: Thời gian tới, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi tác động đến quá trình phát triển đất nước và cuộc sống của nhân dân. Để góp phần thực hiện mục tiêu “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, công tác dân vận phải tiếp tục được đổi mới, động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, chung sức, chung lòng cho những mục tiêu chung của đất nước.

Đồng thời, quan tâm đến cuộc sống, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, giảm khoảng cách giàu - nghèo, đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, quan tâm các đối tượng yếu thế trong cuộc sống, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ, đảng viên.

Tất cả nhiệm vụ của hệ thống chính trị phải hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, công tác dân vận gắn liền với công tác xây dựng Đảng, gắn liền với sự nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, tạo đồng thuận xã hội, đảm bảo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, phát huy sức mạnh “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí./.

Đại tướng Tô Lâm: Trọng dân, gần dân, lúc dân cần, dân khó, có công an Đại tướng Tô Lâm: Trọng dân, gần dân, lúc dân cần, dân khó, có công an
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, lực lượng công an nhân dân tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
7 kết quả nổi bật của công tác thông tin, tuyên truyền Đại hội XIII của Đảng 7 kết quả nổi bật của công tác thông tin, tuyên truyền Đại hội XIII của Đảng
Trao đổi với phóng viên, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trưng ương, Giám đốc Trung tâm Đại hội XIII khẳng định, công tác tuyên truyền về Đại hội các cấp và Đại hội XIII của Đảng được thực hiện thường xuyên, liên tục, phong phú và đa chiều…
Phương châm của Đại hội XIII: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển” Phương châm của Đại hội XIII: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội được tiến hành với phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, với sự tham dự của 1.587 đại biểu chính thức đại diện cho gần 5,2 triệu đảng viên cả nước.
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguồn: Phạm Cường (thực hiện)

Tin bài liên quan

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang chuẩn bị tốt các nội dung, kế hoạch, tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới.
Ba nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Ba nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Trong bài viết “Tổ chức tốt Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030” ngày 11/2/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ này có 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tạp chí Thời đại trân trọng giới thiệu bài viết :"Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030" của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực đang ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh điểm đến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh thu hút khách quốc tế sau đại dịch. Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch và nâng cao trải nghiệm nhập cảnh cho du khách.
Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng sau cánh cửa khép kín. Từ những vụ việc đau lòng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực toàn diện, từ hoàn thiện luật pháp, truyền thông sâu rộng đến xây dựng mạng lưới hỗ trợ nhằm bảo vệ nạn nhân và hướng tới một xã hội an toàn, nhân ái và văn minh.
Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Từ ngày 04-06/7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Biển Đông. Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary vừa phối hợp chính quyền quận 3, thủ đô Budapest tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim tư liệu, giới thiệu đất nước, con người và các thành tựu sau 40 năm Đổi mới.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới