
Nhận diện mối nguy từ việc quân sự hóa hải cảnh của Trung Quốc
![]() |
![]() |
![]() |
Tàu hải cảnh của Trung Quốc hoạt động trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 6.2014 |
Mới đây, ngày 21.6, tờ Nikkei Asian Review đã đưa tin Trung Quốc đã đề xuất sửa đổi luật liên quan đến lực lượng cảnh sát vũ trang, được thông qua bởi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên luật này được sửa đổi trong 11 năm qua. Theo Nikkei Asian Review, thông qua sự phối hợp giữa 2 lực lượng này, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn xây dựng mạng lưới phòng vệ liên lạc có thể xử lý mọi vấn đề từ tuần tra biển cho đến các chiến dịch quân sự.
Điều này được cho là nhằm mục đích mở rộng năng lực quân sự trong khu vực và hướng tới sự cạnh tranh với Mỹ để giành quyền kiểm soát trên biển.
Luật sửa đổi đưa Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân về dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, nghĩa là quy tụ lại dưới 5 chiến khu, trong bối cảnh chiến tranh.
Lực lượng hải cảnh là một bộ phận của Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân nên cũng áp dụng theo luật mới và có thể tham gia vào các hoạt động quân sự.
Luật cho phép quân đội và hải cảnh tham gia cùng nhau nếu giới lãnh đạo quyết định rằng tình huống chiến tranh xảy ra ở biển.
Luật sửa đổi nêu rõ rằng “việc bảo vệ lợi ích ở biển và thực thi pháp luật” là sứ mệnh của Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân. Với nhân số ước tính khoảng 600.000-700.000, lực lượng này chủ yếu xử lý các vấn đề trên bờ như giữ gìn an ninh và bảo vệ những cơ sở hạ tầng trọng yếu. Trong khi đó, Trung Quốc có thể tăng số nhân sự của lực lượng an ninh biển.
Điều này sẽ cho phép Hải cảnh có thể xuất hiện một cách đàng hoàng với tần suất nhiều hơn trong các cuộc tập trận và huấn luyện hàng ngày với Hải quân Trung Quốc.
Nó cũng mở đường cho việc trang bị pháo hạm cỡ nòng lớn cho các tàu của Hải cảnh và vũ khí tấn công cho các sĩ quan, chiến sĩ Hải cảnh.
Giới quan sát cho rằng thông qua sự phối hợp giữa 2 lực lượng trên, Trung Quốc đang muốn xây dựng mạng lưới liền mạch trong việc xử lý mọi vấn đề từ tuần tra biển cho đến tiến hành chiến dịch quân sự, nhất là trên biển. Trung Quốc đang sử dụng tàu hải cảnh cùng tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá cho chiến thuật “vùng xám” nhằm vào các bên khác ở Biển Đông.
Thời gian gần đây, rất nhiều tàu hải cảnh của Trung Quốc bị tố nhiều lần xuất hiện ở các vùng biển tranh chấp như khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản.
Theo trang Asian Military Review, đội tàu hải cảnh của Trung Quốc còn thường xuyên gây hấn, đâm chìm tàu cá các nước trong khu vực, hỗ trợ hoạt động phi pháp của các tàu khảo sát ở Biển Đông.
Mới đây, ngày 6.4, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.
Tiếp đó, tàu hải cảnh số hiệu 4006 của Trung Quốc còn ngang nhiên cướp tài sản, đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 10-6, tàu cá QNg 96416 do ngư dân Nguyễn Lộc (42 tuổi, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 15 lao động hành nghề ở khu vực đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 8 hải lý về phía Tây Nam thì bị tàu sắt của lực lượng hải cảnh Trung Quốc khống chế, đánh đập ngư dân, bắt ký và điểm chỉ dấu vân tay vào biên bản do Trung Quốc viết.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc còn lấy hai máy định vị và dò cá, một thuyền thúng, năm bành dây hơi, một tấn hải sản và phá hỏng nhiều bộ phận trên thân tàu. Thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng.
Đến ngày 12-6, tàu cá QNg 96416 cùng các lao động về đến đất liền, không tiếp tục đi đánh bắt được.
Về vấn đề này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết với hành vi đâm chìm tàu ngư dân Quảng Ngãi, Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
![]() Indonesia tuyên bố không có chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông, do đó từ chối đàm phán. |
![]() Từ ngày 19/6-21/6/2014, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật Lịch sử". Thạc sỹ Lưu Anh ... |
![]() Khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc tàu cá ... |
Tin bài liên quan

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2025, các tỉnh ra công điện khẩn

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền
Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
