--> -->
Trang chủ Việt Nam hôm nay
11:31 | 23/03/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nhân tố chính trị, tinh thần - Cội nguồn sức mạnh của Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phối hợp với Học viện Chính trị và Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nhân tố chính trị, tinh thần - Cội nguồn sức mạnh làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975". Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những mùa Xuân đại thắng của nhân dân Việt Nam
Chiến thắng 30/4 trong ký ức bạn bè Mỹ Latinh

Hội thảo có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, tướng lĩnh, sĩ quan và các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội. PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Thiếu tướng, PGS.TS. Đặng Sỹ Lộc, Giám đốc Học viện Chính trị; Trung tướng, Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Sức mạnh chính trị, tinh thần – Yếu tố quyết định chiến thắng

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm khẳng định, trên cơ sở khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của toàn dân tộc, với đường lối kháng chiến tự chủ, sáng suốt, đúng đắn, Đảng ta đã huy động được cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị, tinh thần, sức mạnh truyền thống yêu nước nồng nàn của đất nước ngàn năm văn hiến cho kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đồng thời, kiên định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với quan điểm đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng, Đảng ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 chính là biểu tượng của niềm tin, ý chí, khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước, là sự kết thúc vẻ vang của giai đoạn lịch sử đầy gian khổ, thử thách, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi này tiếp tục là điểm tựa cho niềm tin, ý chí, khát vọng quyết thắng của toàn dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu đề dẫn Hội thảo.
PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu đề dẫn Hội thảo. (Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật)

Để tiếp tục làm rõ hơn giá trị của sức mạnh nhân tố chính trị, tinh thần trong đại thắng mùa Xuân năm 1975, ông đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tập trung làm sáng tỏ 4 nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, ý nghĩa, vai trò của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đối với dân tộc Việt Nam, cũng như góc nhìn về một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

Thứ hai, những đóng góp của các lực lượng, Đảng, Chính phủ và nhân dân hai miền trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975; phân tích những quan điểm chỉ đạo, quyết sách, trận đánh chiến lược có tính chất bước ngoặt làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Thứ ba, những giá trị chủ đạo và biểu hiện trong thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân tố chính trị, tinh thần.

Thứ tư, bài học kinh nghiệm, đúc rút giá trị lý luận và thực tiễn nhằm phát huy nhân tố chính trị, tinh thần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, nhất là vững mạnh về chính trị; xây dựng “thế trận lòng dân” trong kỷ nguyên mới của dân tộc; chủ động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận giá trị lịch sử và hiện thực của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Hội thảo đã nhận được hơn 80 bài tham luận của các lãnh đạo, tướng lĩnh, nhà khoa học. Các tham luận đều khẳng định, thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam một trang sử vàng chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một sự kiện chính trị - quân sự mang tầm vóc thời đại. Trên cơ sở ấy, các tham luận đã tập trung phân tích sâu hơn và thống nhất nhận định rằng, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là chiến thắng của bản lĩnh, sức mạnh và trí tuệ Việt Nam, chiến thắng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, trong đó sức mạnh chính trị, tinh thần là nhân tố cơ bản, là cội nguồn sức mạnh làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Từ sức mạnh của chính trị, tinh thần trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, các tham luận cho rằng cần tiếp tục vận dụng, phát huy vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người vạch đường cho Đại thắng mùa Xuân 1975

PGS.TS. Trần Thị Minh Tuyết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá, một phần cội nguồn sức mạnh tinh thần chính là ý chí thống nhất non sông mà lãnh tụ tinh thần, tổng công trình sư của đường lối giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việt Nam không phải là dân tộc duy nhất trên thế giới bị chia cắt và khi bị chia cắt thì dân tộc nào cũng khát khao ngày đoàn tụ. Với bản lĩnh phi thường và uy tín “có một không hai”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến khát vọng của toàn dân tộc thành mục tiêu chiến lược của Đảng, hành động quật khởi của toàn dân.

PGS.TS. Trần Thị Minh Tuyết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày tham luận “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975)”
PGS.TS. Trần Thị Minh Tuyết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày tham luận “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975)”. (Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật)

Bác là người đầu tiên dự báo về việc Mỹ sẽ thay Pháp xâm lược Việt Nam. Sau thắng lợi ở Điện Biên Phủ đúng một ngày, Người đã cảnh báo: “Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu”. Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Điện Biên Phủ trở về, Người đã “bắt tay chúc mừng rồi nói: Nhân dân ta còn phải tiếp tục chống Mỹ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dự báo về việc Mỹ sẽ dùng máy bay B-52 đánh phá Hà Nội và sẽ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh, trong chiến tranh, “thắng lợi không phải tự nhiên mà đến”; tuyệt đối không thể trông chờ vào chuyện may rủi, tình cờ. Muốn giành thắng lợi trước cường địch, ta phải chủ động nâng cao sức mạnh về mọi mặt và sức mạnh ấy cuối cùng phải được thể hiện trên chiến trường thông qua ý chí chiến đấu, nghệ thuật quân sự độc đáo của con người, của “Tổng hành dinh” và hiệu năng của vũ khí.

Bà Tuyết khẳng định, bằng niềm tin và khả năng khích lệ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến những con người Việt Nam bình dị thành những anh hùng, đã tạo ra ở Việt Nam một cảnh tượng kỳ lạ là “ra ngõ gặp anh hùng”.

Ngoài nghệ thuật quân sự, nắm thời cơ, PGS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhấn mạnh truyền thống văn hóa tạo nên cội nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc. Lịch sử Việt Nam là truyền thống kết hợp dựng nước và giữ nước, mà tam giác văn hóa giữ nước của người Việt chính là "giữ nhà - giữ làng - giữ nước" luôn nằm sâu trong tiềm thức. Mỗi người đi đánh giặc đều vì làng quê, non nước, giặc đến nhà toàn dân là lính chính là biểu hiện sinh động của chiến tranh nhân dân.

"Người Việt các thế hệ sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ nước", ông khẳng định và nhắc lại lời vua Quang Trung năm 1789 "đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ", đánh vì sự sinh tồn và bảo vệ văn hóa dân tộc. Ông ví những bước chân mùa xuân 1975 với những bước chân thần tốc của quân Tây Sơn mùa xuân Kỷ Dậu 1789 chính là sự kế thừa truyền thống văn hóa giữ nước.

Các đại biểu thăm quan khu trưng bày sách tại hội thảo. (Ảnh: Bộ Quốc Phòng)
Các đại biểu thăm quan khu trưng bày sách tại hội thảo. (Ảnh: Bộ Quốc phòng)

Kết luận Hội thảo, Thiếu tướng, PGS.TS. Đặng Sỹ Lộc, Giám đốc Học viện Chính trị cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, các nhà khoa học, cán bộ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội đã tập trung làm rõ chủ đề của hội thảo qua hơn 70 bài tham luận tâm huyết

Ông nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình mới, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân vẫn là quan điểm cơ bản, xuyên suốt của Đảng ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, sức mạnh cơ bản và vũ khí sắc bén của chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc vẫn là sức mạnh chính trị, tinh thần.

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cả thời cơ và thách thức mới đối với mọi quốc gia, dân tộc. Sự xuất hiện của các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại làm thay đổi cơ bản tổ chức quân đội, xuất hiện hình thái chiến tranh mới, không gian chiến lược mới; các loại hình tác chiến mới, thay đổi môi trường chiến lược, phương thức tiến hành chiến tranh. Cùng với các môi trường tác chiến trên bộ, trên không, trên biển và vũ trụ, không gian mạng và phổ điện từ trở thành môi trường tác chiến mới…

“Từ bài học Đại thắng mùa Xuân năm 1975, chúng ta cần thực hiện tốt chiến lược xây dựng, động viên và phát huy nhân tố chính trị, tinh thần trong tình hình mới. Chiến lược đó phải kết hợp chặt chẽ và nằm trong tổng thể chiến lược quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, là một bộ phận hợp thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xây dựng đất nước”, Thiếu tướng PGS. TS Đặng Sỹ Lộc nói.

Kiều bào Lào tự hào trước những thành tựu nổi bật của đất nước Kiều bào Lào tự hào trước những thành tựu nổi bật của đất nước
49 năm thống nhất đất nước: Có bạn Cuba trong tháng Tư khải hoàn 49 năm thống nhất đất nước: Có bạn Cuba trong tháng Tư khải hoàn
Minh Thái (tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Nhà báo Nga và bản tin chiến thắng đầy quyết đoán ngày 30/4/1975

Nhà báo Nga và bản tin chiến thắng đầy quyết đoán ngày 30/4/1975

Thông tin chưa chính thức, phóng viên không hiện diện tại Sài Gòn mà mới chỉ nghe được tin từ Hà Nội. Nhà báo trẻ Sunnerberg đứng trước lựa chọn khó khăn: phát tin hay chờ tin chính thức?
Hãng thông tấn Prensa Latina kể chuyện người lính Việt vượt 1.200km trở lại chiến trường xưa

Hãng thông tấn Prensa Latina kể chuyện người lính Việt vượt 1.200km trở lại chiến trường xưa

Hãng thông tấn Prensa Latina (Mỹ Latinh) ngày 24/4 đã đăng tải bài viết về cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi), người đang vượt hơn 1.200km bằng xe máy từ thành phố Vinh (Nghệ An) vào TP. Hồ Chí Minh để dự lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thành tựu 50 năm thống nhất đất nước: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thành tựu 50 năm thống nhất đất nước: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Phát huy tinh thần yêu nước, tự lực tự cường cùng ý chí quyết tâm, bản lĩnh, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ; sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).
Bắc Giang, Đồng Nai, TP.HCM: Sôi động các hoạt động đối ngoại nhân dân

Bắc Giang, Đồng Nai, TP.HCM: Sôi động các hoạt động đối ngoại nhân dân

Ngày 18/5, nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân đã diễn ra sôi nổi trên cả nước. Tại Bắc Giang, Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga kỷ niệm 26 năm thành lập, khẳng định mối quan hệ hữu nghị bền chặt giữa hai quốc gia. Trong khi đó, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Đồng Nai và TP.HCM đã tổ chức chuyến thăm Di tích Đoàn 125, tiếp tục thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ nhìn về tương lai, chúng ta xác định rõ: muốn phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không thể đi theo lối mòn cũ. Chúng ta phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn với quyết tâm chính trị cao nhất và nỗ lực bền bỉ nhất.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Scotland, quê hương của những truyền thuyết cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên đầy ấn tượng, là điểm đến mơ ước của nhiều người. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc độc đáo, các địa điểm du lịch Scotland hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng khó phai cho du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024