--> -->
Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
12:04 | 16/03/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - người đi kiến tạo những mùa xuân

Thiếu tá Nguyễn Phúc Đông - sĩ quan quân đội đầu tiên người Hải Dương thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Ngày anh lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan, người vợ trẻ cùng hai con thơ ra sân bay đưa tiễn.
su gia hoa binh Sứ quán Việt Nam tặng quà gia đình gốc Việt sau vụ hoả hoạn ở Phnom Penh
su gia hoa binh Chi hội Cựu chiến binh vì hòa bình tại Việt Nam: Trở lại Quảng Trị chuộc lỗi
su gia hoa binh
Thiếu tá Đông (thứ 2 từ phải sang) làm phiên dịch viên trong buổi làm việc của phái đoàn Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng dẫn đầu với Phó Tổng thống Nam Sudan James Wani Igga

Giây phút chia tay dù không nói nên lời nhưng họ đều hiểu chuyến đi này mang theo sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước và quân đội đã tin tưởng giao phó. Họ gói lại niềm riêng, động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Hậu phương vững chắc

Chiều 20/11/2018, Bộ Quốc phòng trao quyết định của Chủ tịch nước về việc cử 2 sĩ quan quân đội lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) tại Nam Sudan. Theo quyết định này, cùng với một đồng đội khác, đại úy (nay là thiếu tá) Nguyễn Phúc Đông công tác tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) được cử làm quan sát viên quân sự tại Nam Sudan. Anh vinh dự là sĩ quan đầu tiên người Hải Dương được nhận nhiệm vụ quan trọng này.

Anh Đông sinh năm 1986, ở thôn Lang Can, xã Thanh Lang (Thanh Hà, Hải Dương). Ngay từ nhỏ, anh mơ ước được phục vụ trong quân đội. Năm 2004, anh thi đỗ vào Học viện Hậu cần. Năm 2009, với thành tích học tập tốt, anh được giữ lại làm giảng viên của trường. Sau thời gian công tác, anh được trường cử đi đào tạo chỉ huy tham mưu và thạc sĩ tại Hoa Kỳ.

Với mong muốn cống hiến nhiều hơn cho quân đội và được làm việc, tiếp xúc với môi trường quốc tế, năm 2017 anh Đông đã thi tuyển và vào làm việc tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng). Sau gần một năm công tác tại đơn vị mới, anh Đông đăng ký, thi tuyển và được lựa chọn là một trong hai sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan vào cuối năm 2018.

Làm việc trong môi trường quốc tế, thành thạo ngoại ngữ là điều rất quan trọng. Mặc dù không theo học chuyên ngành ngoại ngữ nhưng trình độ tiếng Anh của anh Đông luôn được chỉ huy các cấp đánh giá cao. Ngoài việc nỗ lực tự học, bên cạnh anh luôn có một người "thầy" chính là vợ anh-giảng viên dạy môn tiếng Anh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ngày anh lên đường sang Nam Sudan cũng là Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chia tay gia đình với tâm trạng ngổn ngang, bởi anh hiểu vợ sẽ phải vất vả hơn nhiều. Ngày đi, đứa con lớn của anh Đông mới 5 tuổi, còn đứa nhỏ vừa tròn 6 tháng. Vợ anh vừa phải hoàn thành nhiệm vụ “trồng người”, vừa làm mẹ, thay trách nhiệm của người cha.

Nhiệm vụ nguy hiểm

su gia hoa binh
Thiếu tá Nguyễn Phúc Đông (đứng giữa), sĩ quan quân đội đầu tiên người Hải Dương thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (Ảnh: Baohaiduong)

Thiếu tá Nguyễn Phúc Đông (đứng giữa), sĩ quan quân đội đầu tiên người Hải Dương thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan.

Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất thế giới, được tuyên bố độc lập vào năm 2011. Tình hình chính trị tại đây không ổn định do sự bất đồng giữa một bên là lực lượng quân chính phủ của Tổng thống đương nhiệm và một bên là phe đối lập của Phó Tổng thống. Nguy cơ xung đột vũ trang, bạo lực, nạn cướp bóc gia súc là những vấn đề an ninh nổi cộm ở đất nước châu Phi này. Không những thế, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt. Thời tiết nắng nóng có thể lên tới 50 độ C, còn những ngày mưa thì trắng trời, lở đất.

“Mặc dù đã tìm hiểu nhưng tôi vẫn ngỡ ngàng khi đặt chân đến đất nước này. Khung cảnh tan hoang, hạ tầng, phương tiện giao thông không có. Nhà ở của người dân là những mái lều tạm bợ, lụp xụp giữa đồng không mông quạnh. Quốc gia non trẻ đã bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc nội chiến”, anh Đông kể.

Sau khi hoàn tất các thủ tục tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ (UNMISS), thiếu tá Nguyễn Phúc Đông được đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ phận tác chiến phòng quan sát viên quân sự, đồng thời kiêm chức danh sĩ quan liên lạc cấp cao làm việc tại Trung tâm Tác chiến hỗn hợp thực địa phân khu đông thuộc bang Jonglei của Nam Sudan. Kinh tế ở bang Jonglei chủ yếu phụ thuộc vào chăn thả gia súc và trồng một số cây lương thực ngắn ngày. Người dân sống trong cảnh thiếu lương thực, phải trông chờ nguồn hỗ trợ từ LHQ và ở nhờ trong các trại bảo vệ thường dân. Phần lớn trẻ em không được đến trường và bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

Nhiệm vụ của người lính gìn giữ hòa bình LHQ là bảo vệ thường dân; kiến tạo môi trường thuận lợi cho hỗ trợ nhân đạo; giám sát, điều tra vi phạm nhân quyền và hỗ trợ thực thi tiến trình hòa bình. Trong thời gian làm việc tại Nam Sudan, anh Đông đã tham gia nhiều cuộc tuần tra dài ngày bằng đường không, đường bộ và đường sông với chiều dài vài trăm km mỗi lần.

Anh kể, có những cuộc tuần tra dài ngày, lương thực đem theo chỉ có hai can nước và đồ ăn sẵn. Cũng có những đợt tuần tra đường bộ, cả đoàn phải thay nhau đẩy xe vì đường đất gập ghềnh, không xe nào chạy được. Không những thế, hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan gặp nhiều khó khăn do các lực lượng thường xuyên bất hợp tác, thậm chí có hành động gây khó khăn, cản trở thực hiện nhiệm vụ. “Rất nhiều lần tôi cùng đồng đội đối mặt với nguy hiểm cận kề”, anh Đông nhớ lại.

Tháng 4/2019, trong cuộc tuần tra đường bộ, trên đường đi, đoàn bị một chiếc xe ô tô tải chắn ngang đường. Một người dân bản địa cầm khẩu súng AK đã lên đạn bước tới thông báo xe của anh ta hết xăng và yêu cầu được cung cấp xăng để đi tiếp. Sau khi trưởng đoàn thông báo không thể đáp ứng yêu cầu, khẩu súng AK của người kia đã chĩa thẳng vào lực lượng tuần tra, chỉ chờ bóp cò. Lúc này, nếu lực lượng gìn giữ hòa bình không khéo léo xử lý sẽ xảy ra xung đột vũ trang giữa hai bên.

Trước tình thế căng thẳng, anh Đông tiến đến gần người dân kia hỏi thăm tình hình. “Người đó chia sẻ rằng mình đang bị thế lực bản địa khác truy đuổi. Cuộc sống của anh ta gặp nhiều khó khăn. Tôi đã phân tích cho anh ta hiểu, nhiệm vụ, trách nhiệm của LHQ khi có mặt tại Nam Sudan. Đồng thời, giải thích xăng là mặt hàng rất hiếm ở đây, LHQ không thể cung cấp cho người dân. Sau đó, người dân ấy cũng hiểu ra và chủ động nhường đường cho đoàn tuần tra của LHQ”, anh Đông nhớ lại.

su gia hoa binh
Đất nước Nam Sudan đã bị tàn phá nặng nề bởi nội chiến (Ảnh: Baohaiduong)

- Có khi nào lực lượng gìn giữ hòa bình ở đây bị bắn không? - tôi hỏi.

- Có chứ - anh Đông trả lời rất nhanh rồi kể tiếp - Trước khi tôi sang nhận nhiệm vụ một tháng, đồng đội của tôi đã bị bắn tỉa và hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Người sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, kết quả ra sao cũng sẽ làm tròn nhiệm vụ, trọng trách được giao phó.

Mặc dù luôn phải đối mặt với hiểm nguy, thậm chí có thể hy sinh bất cứ lúc nào nhưng mọi khó khăn chưa khi nào ngăn được quyết tâm cống hiến và trái tim khát khao gìn giữ hòa bình của người sĩ quan trẻ.

Kiến tạo những "mùa xuân"

Ngày 22/2/2020, Chính phủ Đoàn kết dân tộc Nam Sudan đã được thành lập sau nhiều lần trì hoãn. Nam Sudan sẽ bước sang một trang sử mới với một Chính phủ đoàn kết. "Tôi cảm thấy thật ý nghĩa và vinh dự khi đã cùng đồng đội góp phần công sức nhỏ bé vào sự kiện trọng đại của đất nước Nam Sudan. Dù còn nhiều khó khăn nhưng mai đây, người dân sẽ được sống trong môi trường hòa bình. Trẻ em sẽ được đến trường. Đất nước ấy sẽ không còn cảnh chia bè phái, tàn sát lẫn nhau. Cuộc sống sẽ tràn đầy yêu thương", anh Đông nói.

Việt Nam và Nam Sudan đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao song phương vào tháng 2/2019. Sau đó, Bộ Quốc phòng Việt Nam liên tiếp có hai chuyến thăm cấp cao tới Phái bộ UNMISS và Nam Sudan, đặt nền móng cho quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Cùng với thực hiện nhiệm vụ của LHQ, thiếu tá Đông cũng làm tròn trách nhiệm của Bộ Quốc phòng giao phó. Anh luôn chủ động nghiên cứu tình hình của Nam Sudan và Phái bộ UNMISS, từ đó có những tham mưu, đề xuất kịp thời về nước.

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam khẳng định: Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ là nhiệm vụ đối ngoại quan trọng, góp phần khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với những chiến sĩ khác, thiếu tá Đông đã góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong thời gian làm nhiệm vụ tại Nam Sudan, thiếu tá Đông đã thiết lập được các mối quan hệ tốt với một số cơ quan quan trọng trong Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nam Sudan, giúp bệnh viện dã chiến 2 của Việt Nam nhanh chóng được cấp phép an ninh, sớm hoàn tất các thủ tục kiểm hóa, thông quan, nhập cảnh.

Kết thúc nhiệm kỳ công tác, thiếu tá Nguyễn Phúc Đông đã được cấp trên đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được tặng huy chương Vì hòa bình, ổn định toàn cầu và bằng khen của Tư lệnh Lực lượng quân sự Phái bộ UNMISS tại Nam Sudan. Thiếu tá Đông là một trong hai sĩ quan đầu tiên của Việt Nam nhận được bằng khen này.

Mặc dù mới trở về từ đất nước nội chiến với bao nguy hiểm rình rập nhưng thiếu tá Đông vẫn luôn mong muốn được tiếp tục góp sức nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ hòa bình thế giới. “Tôi luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ đến những đất nước còn chiến tranh, bất ổn về chính trị để tiếp tục thực hiện sứ mệnh đã được Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó”, anh nói.

Những sứ giả hòa bình luôn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở đâu có họ, ở đó mùa xuân sẽ về!

su gia hoa binh Chi hội Cựu chiến binh vì hòa bình tại Việt Nam: Trở lại Quảng Trị chuộc lỗi

Chi hội Cựu chiến binh vì hòa bình tại Việt Nam vừa tổ chức một đoàn tham quan đến Quảng Trị với nhiều thành viên ...

su gia hoa binh Hơn 1.000 thí sinh tham gia Đại sứ hữu nghị vì hòa bình 2019

Tối 12/12, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 20 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”, ...

su gia hoa binh Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam với công tác bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc

Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam (Quỹ) là một tổ chức phi chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động ĐNND, ...

Anh Vũ (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.