--> -->
Trang chủ Quốc tế
06:57 | 19/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2021 cao hơn khoảng 1,11 độ C so với mức trước công nghiệp

Tổ chức Khí tượng thế giới cảnh báo bốn chỉ số biến đổi khí hậu chính đều lên các mức kỷ lục mới vào năm 2021.
Nhiều quốc gia tại khu vực Nam Á cảnh báo tình trạng nắng nóng do biến đổi khí hậu Nhiều quốc gia tại khu vực Nam Á cảnh báo tình trạng nắng nóng do biến đổi khí hậu
Nhiều quốc gia tại khu vực Nam Á liên tiếp đưa ra cảnh báo về tình trạng nắng nóng đỉnh điểm, chưa từng thấy trong nhiều năm qua.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án ứng phó biến đổi khí hậu 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án ứng phó biến đổi khí hậu 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ
Ngày 8/4, tại TP.Hà Tĩnh, đại diện các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Cơ quan phát triển Pháp (AFD) do Giám đốc AFD Việt Nam Hervé Conan làm trưởng đoàn về tình hình triển khai thực hiện Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị ứng phó biến đổi khí hậu 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.

Đây là những dấu hiệu rõ ràng nữa cho thấy các hoạt động của con người đang gây ra những thay đổi trên đất, trong đại dương và trong khí quyển trên quy mô toàn cầu với những tác động có hại và lâu dài đối với sự phát triển bền vững và các hệ sinh thái.

Theo TTXVN, Báo cáo "Tình trạng Khí hậu toàn cầu năm 2021" của WMO xác nhận rằng 7 năm qua là 7 năm ấm nhất được ghi nhận. Năm 2021 “chỉ” là một trong 7 thời điểm ấm nhất do sự kiện La Nina diễn ra vào đầu và cuối năm. Điều này có tác dụng làm mát tạm thời nhưng không đảo ngược xu hướng tăng nhiệt độ chung. Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2021 cao hơn khoảng 1,11 độ C so với mức trước công nghiệp.

Tổng Thư ký WMO, Giáo sư Petteri Taalas cho biết: “Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chúng ta chứng kiến một năm ấm nhất nữa được ghi nhận. Quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra. Mực nước biển dâng, sức nóng của đại dương và quá trình axit hóa sẽ tiếp diễn trong hàng trăm năm nữa trừ khi con người phát minh ra các phương pháp loại bỏ carbon khỏi khí quyển. Một số dòng sông băng đã đạt đến ngưỡng không thể quay trở lại như trước đây và điều này sẽ gây ra hậu quả lâu dài trong một thế giới mà hơn 2 tỷ người đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước".

WMO công bố báo cáo "Tình trạng Khí hậu toàn cầu 2021"
Thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng tức thời nhất đến cuộc sống hằng ngày của con người.

Theo Giáo sư Taalas, thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng tức thời nhất đến cuộc sống hằng ngày của con người. Tăng cường đầu tư lâu dài cho công tác phòng ngừa thiên tai mang lại hiệu quả sau này, tăng khả năng chống chọi của con người. Ông nêu bật tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại khu vực Sừng châu Phi, lũ lụt kinh hoàng ở Nam Phi cũng như thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ở Ấn Độ và Pakistan.

Trước thực tế này, Hệ thống Cảnh báo sớm để thích ứng với khí hậu là rất cần thiết, nhưng hiện chưa đến 50% các nước thành viên WMO có hệ thống này. Thiên tai do biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại kinh tế hàng trăm tỷ USD, đe dọa cuộc sống của người dân và gây ra thiệt hại nặng nề cho cuộc sống của con người, đồng thời gây ra những cú sốc cho an ninh lương thực và an ninh nguồn nước.

Nhân dịp này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm đạt mục tiêu chuyển đổi các hệ thống năng lượng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu xanh. Ông đã đề xuất 5 hành động quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo, gồm tăng khả năng tiếp cận công nghệ và nguồn cung cấp năng lượng tái tạo, tăng gấp 3 lần đầu tư công và tư nhân vào năng lượng tái tạo, chấm dứt trợ cấp cho các ngành sử dụng nhiên liệu hóa thạch...

Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh năng lượng tái tạo là con đường duy nhất đảm bảo an ninh năng lượng thực sự, giá điện ổn định và cơ hội việc làm bền vững. Ông khẳng định nếu các nước cùng hành động, chuyển đổi năng lượng tái tạo có thể là dự án hòa bình của thế kỷ 21. Thế giới phải hành động trong thập kỷ này để ngăn chặn các tác động ngày càng xấu của tình trạng biến đổi khí hậu và giữ cho nhiệt độ tăng ở mức dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Báo cáo "Tình trạng Khí hậu toàn cầu năm 2021" của WMO bổ sung cho báo cáo Đánh giá lần thứ sáu của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Báo cáo sẽ được sử dụng làm tài liệu chính thức tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) sẽ diễn ra tại Ai Cập vào cuối năm nay.

Mới đây, kết quả một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Science cho biết trong 20 năm qua, thế giới đã mất đi 400.000ha diện tích bãi triều - vùng đất ngập nước ven biển, hình thành từ bùn do sông và thủy triều mang tới.

Qua phân tích một kho lưu trữ hình ảnh vệ tinh dung lượng lớn để tìm hiểu sự thay đổi của các vùng đất ngập nước ven biển giai đoạn 1999-2019, các nhà nghiên cứu tại Đại học James Cook, Australia, đã phát hiện diện tích bãi triều bị suy giảm trên toàn cầu là 1,37 triệu ha. Con số này thực tế có thể cao hơn, nếu không có 970.000ha diện tích bãi triều được cải tạo, phục hồi thông qua các công trình bảo tồn.

Đại diện Việt Nam đạt giải nhất Zoohackathon toàn cầu 2021 Đại diện Việt Nam đạt giải nhất Zoohackathon toàn cầu 2021
Giải pháp công nghệ mang tên Found, đại diện cho Việt Nam, đã xuất sắc vượt qua 82 nhóm dự án đến từ 15 quốc gia giành giải nhất cuộc thi Zoohackathon 2021 toàn cầu.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn của người dân và khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn của người dân và khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Công điện 1426/CĐ-TTg ngày 25/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.

Kim Hảo
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt nghiêm trọng, cô lập nhiều xã vùng cao ở Nghệ An. Trước tình thế khẩn cấp, trực thăng quân đội được điều động mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân vùng lũ.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.