--> -->
Trang chủ Kinh tế
07:29 | 03/07/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nhiều nguyên nhân khiến lạm phát châu Âu duy trì ở ngưỡng cao

Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, vào ngày thứ Ba, khẳng định lạm phát hiện vẫn ở ngưỡng cao và rằng hiện vẫn còn quá sớm để có thể tuyên bố “chiến thắng” với tình trạng giá cả tiêu dùng tăng cao.
Châu Âu: Đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp dự báo giảm khoảng 39% Châu Âu: Đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp dự báo giảm khoảng 39%
Nguyên nhân chính khiến tình trạng vốn đầu tư mạo hiểm sụt giảm chính là sự rút đi của nhà đầu tư Mỹ.
Nguyên nhân kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái Nguyên nhân kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái
Lạm phát có nguyên nhân trực tiếp từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã hạ nhiệt tại châu Âu trong những tháng gần đây, tuy nhiên vẫn cao hơn so với tính toán.

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tháng 6/2023 chạm mức 5,5%, theo các số liệu công bố ban đầu. Lạm phát lõi, không tính đến giá năng lượng và thực phẩm, hiện vẫn ở ngưỡng cao và tăng lên mức 5,4%, theo CNBC đưa tin.

Lạm phát lõi trong tháng 5/2023 đã hạ nhiệt xuống 5,3% từ mức 5,6% của tháng 4/2023.

Lạm phát toàn phần hiện đang ở ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 1/2022, theo số liệu của Eikon. Tuy nhiên, lạm phát toàn phần hiện vẫn đang trên ngưỡng mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Khi nói đến sự khác biệt giữa lạm phát toàn phần và lạm phát chủ chốt, chuyên gia kinh tế cao cấp tại ING – ông Bert Colijn, trong nghiên cứu công bố vào ngày thứ Sáu khẳng định những vấn đề hiện tại liên quan đến vấn đề hiệu ứng nền từ sự hỗ trợ của chính phủ và xu thế ngầm của lạm phát. Nỗi lo về tăng trưởng mức lương dai dẳng hiện ở ngưỡng cao, dù rằng tỷ lệ thất nghiệp tháng 5/2023 ở mức rất thấp.

Giá năng lượng thấp góp phần quan trọng kéo lạm phát suy giảm. Một số kênh truyền thông cho rằng việc lạm phát giảm cũng có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá đi lại bằng tàu điện ở Đức giảm sau khi giới chức nước này lần đầu tiên đưa ra vé giảm giá.

Các số liệu lạm phát sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). ECB vào ngày 15/6/2023 đã nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 22 năm. Lãi suất chủ chốt tăng 25 điểm cơ bản lên 3,5%, trái ngược với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi mà cơ quan này ngừng nâng lãi suất trong cuộc họp lần gần nhất.

ECB đồng thời điều chỉnh kỳ vọng lạm phát toàn phần và lạm phát lõi trong vài năm tới trong cuộc họp bàn về lãi suất mới đây. ECB dự báo lạm phát sẽ đạt ngưỡng trung bình 5,4% trong năm nay, 3% trong năm 2024 và 2,2% trong năm 2025.

Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, vào ngày thứ Ba, khẳng định lạm phát hiện vẫn ở ngưỡng cao và rằng hiện vẫn còn quá sớm để có thể tuyên bố “chiến thắng” với tình trạng giá cả tiêu dùng tăng cao.

Phát biểu tại sự kiện ngân hàng trung ương Sintra, bà nói: “Lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện quá cao và nhiều khả năng sẽ duy trì ở ngưỡng này trong thời gian dài. Tuy nhiên bản chất của lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đang thay đổi”.

Chuyên gia quản lý quỹ tại quỹ Morningstar Investment Management tại châu Âu, ông Clémence Dachicourt, nhận xét: “Lạm phát hiện đang diễn biến theo đúng hướng. Vòng xoáy lương-giá, đó là khi mà giá cả cao lên cùng với mức tăng của lạm phát, tạo ra nhiều sức ép lên lạm phát lõi. Chính vì vậy, hiện vẫn còn quá sớm để có thể tuyên bố đã kiềm chế được lạm phát”.

Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã rơi vào suy thoái kinh tế khi mà kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, rơi vào khó khăn. Thực tế diễn ra cho thấy căng thẳng Nga – Ukraine đang gây ra nhiều hậu quả hơn so với kỳ vọng, theo Wall Street Journal đưa tin.

Cho đến nay, kinh tế Mỹ dường như đã tránh được ảnh hưởng từ lãi suất cho vay cao và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ vào tiêu dùng, việc làm và thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh, châu Âu dường như đang tụt lại phía sau, mắc kẹt trong ngưỡng sản lượng kinh tế không tăng trưởng nhiều suốt thời kỳ COVID-19.

Nếu tính theo quy mô, kinh tế Mỹ hiện có quy mô lớn hơn 5,4% so với trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ này ở khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ là 2,2%.

Lạm phát có nguyên nhân trực tiếp từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã hạ nhiệt tại châu Âu trong những tháng gần đây, tuy nhiên vẫn cao hơn so với tính toán của các nhà hoạch định chính sách kinh tế, nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng.

Kinh tế Đức đã yếu đi. Trong thập kỷ qua, kinh tế thường vượt qua được những cú sốc kinh tế nhờ vào các doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao.

Tuy nhiên trong thời kỳ COVID-19, thương mại toàn cầu đã sụt giảm, căng thẳng địa chính trị leo thang tạo ra nhiều thách thức với kinh tế Đức cũng như các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sản lượng các nhà máy tại Đức giảm rất mạnh trong tháng 3/2023. Căng thẳng Nga – Ukraine được coi như nguồn gốc của một số xáo trộn trong khu vực.

Với quy mô rất lớn của mình, kinh tế Đức có thể kéo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đi lên hoặc đi xuống. Việc kinh tế Đức rơi vào suy thoái ở thời điểm đầu năm nay diễn ra bất chấp tăng trưởng tại Pháp, Italy và Tây Ban Nha – nhóm các nền kinh tế lớn trong khu vực.

Các chuyên gia kinh tế tin rằng tất cả những yếu tố đang diễn ra phát đi chỉ báo về khả năng kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm nay, người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện cũng đang chịu ảnh hưởng từ lãi vay cao khi mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái nhẹ không phải yếu tố đủ mạnh để có thể khiến cho ECB hãm nâng lãi suất, theo nhận định của phần lớn chuyên gia kinh tế.

Mới đây, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố GDP tại các nước sử dụng đồng tiền chung trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào tháng 3/2023 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Vào quý cuối cùng của năm ngoái, GDP của khu vực đồng tiền chung đồng thời giảm.

Trước đây, Eurostat từng tính toán rằng kinh tế khu vực đồng tiền chung tăng trưởng nhẹ trong quý 1/2023, tuy nhiên do phía Đức và Ireland, Phần Lan thay đổi số liệu GDP dẫn đến điều chỉnh của số liệu GDP toàn khu vực. Khu vực châu Âu như vậy đối mặt với 2 quý liên tiếp GDP qúy giảm liên tiếp, đúng với định nghĩa suy thoái kinh tế của cơ quan thống kê.

Thị trường nhà đất Mỹ chứng kiến diễn biến bất ngờ Thị trường nhà đất Mỹ chứng kiến diễn biến bất ngờ
Lãi suất thế chấp cao thực sự đang ngăn cản người dân Mỹ mua nhà, người bán nhà trong khi đó cũng không muốn bán ra trong bối cảnh thị trường ảm đạm.
Cổ phiếu trên thị trường Mỹ đồng loạt tăng điểm mạnh Cổ phiếu trên thị trường Mỹ đồng loạt tăng điểm mạnh
Loạt dữ liệu kinh tế tích cực trong tuần này cho thấy kinh tế Mỹ vẫn vững vàng bất chấp các rủi ro suy thoái kinh tế.
Đăng Tuấn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Ratjabath Udon Thani (tỉnh Udon Thani, Thái Lan) đã tổ chức Lễ Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.
Giáo hoàng Francis qua đời

Giáo hoàng Francis qua đời

Ngày 21/4, Tòa thánh Vatican tuyên bố: Giáo hoàng Francis, Giáo hoàng người Mỹ Latin đầu tiên của Giáo hội Công giáo La Mã đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi.
Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với thuế suất lên tới hơn 100% ở cả hai chiều. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia quốc tế, căng thẳng thương mại không hẳn là một "thảm họa" với Trung Quốc mà là “liều thuốc thử” mạnh mẽ cho nền kinh tế nước này, buộc Trung Quốc tự cường hơn về công nghệ, giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài và chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng dựa vào nội lực.
Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa kỷ niệm 155 năm ngày sinh V.I.Lênin

Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa kỷ niệm 155 năm ngày sinh V.I.Lênin

Ngày 22/4, nhân kỷ niệm 155 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 – 22/4/2025), vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới, Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố Hà Nội đã tổ chức dâng hoa tại tượng đài Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội).

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Mở cửa phiên sáng nay, mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tiếp tục tăng 5,5 triệu đồng so với sáng qua.
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND