--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
20:40 | 12/10/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nhọc nhằn nghề biển

Với ngư dân, được ra khơi là thứ không thể thiếu trong suốt hành trình mưu sinh của mình. Cuộc sống ấy lắm vất vả, nhọc nhằn, song cũng đầy cảm xúc, mang đến niềm vui lẫn nỗi buồn cho những người gắn bó cả cuộc đời với biển cả mênh mông.
Sôi nổi Hội thi Văn nghệ, hùng biện lưu học sinh Lào tại tỉnh Phú Thọ Sôi nổi Hội thi Văn nghệ, hùng biện lưu học sinh Lào tại tỉnh Phú Thọ
Tôn vinh Nghệ thuật Xòe Thái - những giá trị cao đẹp của văn hóa nghệ thuật, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái Tôn vinh Nghệ thuật Xòe Thái - những giá trị cao đẹp của văn hóa nghệ thuật, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái

Như mọi ngày tại cửa biển Sông Ðốc, từng đoàn tàu lại rời bến cùng sự chịu thương chịu khó của ngư dân nơi đây. Hiện nay, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời quản lý tổng số 1.359 phương tiện trên địa bàn, riêng tại Khóm 2 có 146 phương tiện công suất lớn, nhỏ đang hoạt động ngoài khơi.

Ông Ðinh Văn Huy, Trưởng khóm 2, cho biết: “Ngày trước đa số tàu chỉ là những chiếc có công suất nhỏ từ 20-30 CV, còn hiện nay các tàu hoạt động đánh bắt xa bờ có công suất từ 300-400 CV trở lên. Trước đây, với việc khai thác đánh bắt xa bờ, nhiều hộ khá, giàu rất nhiều, còn bây giờ lượng tàu hoạt động rất nhiều và nguồn lợi gần bờ cũng ngày càng cạn kiệt do những tàu có công suất nhỏ đánh bắt. Gần đây dịch bệnh xảy ra, giá cả xăng dầu tăng cao cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các chủ tàu, thêm dịch vụ thu mua ép giá cá như trong đợt dịch vừa qua, một số chủ tàu làm ăn thua lỗ, cầm cố tài sản rồi bán tàu để trả nợ".

Do nguồn lợi thuỷ sản giảm sút, thêm thiếu nhân công…, nhiều tàu khai thác phải nằm bờ.

Tiếp chúng tôi, ông Tô Văn Triều, ngụ Khóm 4, thị trấn Sông Ðốc, làm nghề biển hơn 30 năm, cho biết, trước đây ông có 2 tàu công suất lớn trên 400 CV làm nghề cào, câu mực, làm ăn không hiệu quả dẫn đến bán tàu, chuyển sang làm dịch vụ thu mua. Hiện nay, giá cả thị trường không ổn định, ông làm đơn xin ngưng hoạt động để chờ giá cả ổn định.

Ông Triều chia sẻ: “Năm ngoái do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá xăng dầu tăng cao, làm không có lời, nên tôi ngưng hoạt động. Ghe đậu vậy nhưng mình cũng phải chăm sóc, kiểm tra thường xuyên. Lúc Nghị định 67 ra đời, gia đình được hỗ trợ về phương tiện hậu cần nghề cá”.

“Sản lượng trước đây và hiện nay khác nhau nhiều lắm, trước đây 1 ngày được 1 tấn thì hiện nay chỉ còn 100-200 kg là nhiều rồi. Tuy nhiên, như ngày xưa con cá trích giá chỉ 1.000 đồng/kg, bây giờ lên cả chục ngàn, số lượng cá giảm 1/10 nhưng giá thì lên gấp 10, thành ra làm thì cuộc sống vẫn đảm bảo được. Nhưng gần đây giá cả xăng dầu tăng quá cao và hoạt động không hiệu quả thì không có lời, có khi lỗ”, ông Triều chia sẻ thêm.

Ông Phan Văn Sơn, 67 tuổi, hiện là chủ tàu CM 99655TS tại Sông Ðốc. Quê ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, trước đây khi còn trẻ ông cũng là bạn đi tàu từ lúc 18 tuổi, rồi đến đây lập nghiệp hơn 40 năm qua, giờ ông truyền lại cho con trai nối nghiệp gia đình khi mình không còn đủ sức khoẻ để bám biển. Ông Sơn tâm sự: “Làm nghề biển không chịu khó thì đói. Trừ những ngày biển động, dông gió, bão thì đậu thôi”.

“Hiện nay, việc cập nhật thông tin quá đầy đủ, ví dụ như có bão di chuyển vào nước ta thì đa số các chủ tàu đều nắm bắt được hướng bão, cho nên hạn chế gây thiệt hại cho các chủ tàu, chỉ có những trường hợp bất khả kháng như lốc xoáy xuất hiện bất ngờ không có dự báo trước thì mình phải chịu thôi. Còn như có dấu hiệu thành áp thấp hay vùng áp thấp, bão, đài thuỷ văn đã dự báo hướng đi của áp thấp, bão thì mình tránh… Hiện nay, thời công nghệ 4.0, mình ngồi ở nhà vẫn giám sát được tàu đang khai thác ở đâu, toạ độ nào, tất cả đều xuất hiện trên điện thoại của mình”, ông Sơn nhận định.

Cũng theo ông Sơn, đã lên tàu ra khơi thì đều coi bạn đi cùng như nhau, việc phân chia thu nhập cũng vậy. Tuỳ theo ngành nghề mà có cách ăn chia phần trăm như đi lưới trừ chi phí, 50% bạn và tài công, còn 50% là chủ tàu; còn đi ghe cào thì bạn 40%, chủ tàu 60%, do chiết khấu hư hao của tàu nhiều hơn tàu lưới đèn. “Với tình hình giá dầu biến động như hiện nay thì làm lỗ chứ không có lời bao nhiêu”, ông nói.

Nghề biển vốn nhiều hiểm nguy, giữa biển trời bao la, rộng lớn, bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền, ngư dân còn trăm thứ khác phải lo… Cái lo lớn hiện nay của các chủ tàu là tình trạng ngư phủ ứng tiền nhưng không đi làm ảnh hưởng đến việc thiếu nhân công trong việc đánh bắt.

Ông Sơn cho biết: “Ðánh bắt thì cần đủ lực lượng mới đánh bắt được. Lượng tàu đông, người giúp việc ít, thiếu hụt nhân công lao động, một số chủ tàu cho mượn tiền trước. Tàu mình chưa tới ngày hoạt động, tàu khác hoạt động trước, bạn tàu theo tàu đó đi, tới mình đi thì không có bạn. Tôi có báo với chính quyền địa phương, cũng có trường hợp được mời lên làm việc, hẹn lần này, lần sau trả mà có trả đâu… Còn mình đâu có bỏ công ăn việc làm được, cuối cùng đành bỏ tiền luôn”.

Lực lượng nhân công tại các cửa biển hiện nay thiếu hụt, ảnh hưởng đến việc đánh bắt.

Nghề đi biển vốn chưa bao giờ là dễ dàng đối với những ngư dân nơi đây như lời ông Ðoàn Quốc Lượm, Khóm 2, thị trấn Sông Ðốc, chia sẻ: “Ðể đóng tàu mới và mua ngư cụ phục vụ việc khai thác, phải bỏ ra số tiền hơn 6 tỷ đồng. Lưới mới mua nếu sử dụng cẩn thận thì xài được khoảng 5 năm, mỗi năm tốn thêm chi phí 500-600 triệu đồng tiền bảo dưỡng và vá lưới. Một số anh em định thành lập tổ hợp tác thu mua nhưng gặp khó ở chỗ là sẽ có tình trạng 9 người 10 ý, khó thống nhất. Còn giá cả thuỷ sản thì không ổn định”.

“Trung bình mỗi chuyến ra khơi đem lại thu nhập khoảng 50-60 triệu đồng cho chủ tàu và 5-7 triệu đồng cho mỗi ngư phủ. Nếu trừ khấu hao tàu, máy, lưới, dư ra chút đỉnh, tầm trên dưới vài chục là may mắn lắm rồi. Càng đầu tư lớn, càng lỗ. Sau này chúng tôi nghỉ rồi không biết con cái còn theo nghề nữa không”, ông Lượm tâm tư.

Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng với những người đã gắn bó với biển mấy chục năm qua, họ vẫn coi biển là nghiệp mưu sinh, là cuộc sống của mình. Họ bám biển không chỉ để kiếm sống mà còn để bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của quê hương.

Tặng hàng trăm suất quà cho các em học sinh và nhân dân biên giới Nghệ An Tặng hàng trăm suất quà cho các em học sinh và nhân dân biên giới Nghệ An
Ngày 21/8, nhóm kết nối yêu thương Nghệ An phối hợp Đồn Biên phòng Châu Khê (BĐBP Nghệ An) và cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức chương trình “Vui hội Trăng rằm” ở xã Châu Khê, huyện Con Cuông.
Quảng Bình: Bàn giao ba công trình “Ánh sáng vùng biên” cho nhân dân biên giới Quảng Bình: Bàn giao ba công trình “Ánh sáng vùng biên” cho nhân dân biên giới
Đồn Biên phòng Làng Mô (Quảng Bình) đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao tặng ba công trình “Ánh sáng vùng biên” cho nhân dân các bản biên giới của Quảng Bình.
Theo Báo Cà Mau
Nguồn: www.baocamau.com.vn

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành".
Việt - Mỹ: Cựu thù thành Đối tác Chiến lược Toàn diện

Việt - Mỹ: Cựu thù thành Đối tác Chiến lược Toàn diện

Ngày 1/5, tại thành phố New York (Mỹ), buổi tọa đàm với chủ đề “Kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam - Mỹ: Cựu thù thành đối tác” đã được tổ chức bởi Viện Đông Á Weatherhead thuộc Đại học Columbia. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh và 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.
Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Từng là “cái nôi” đào tạo lớp lớp thế hệ cán bộ, sinh viên Việt Nam, những nước bạn bè truyền thống thuộc Liên Xô (trước đây) như Belarus, Azerbaijan hay Kazakhstan có một vị trí đặc biệt trong trái tim những người Việt Nam trưởng thành dưới mái trường Xô-viết. Mối ân tình son sắt với các quốc gia này từ những năm tháng chiến tranh gian khổ vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và người dân Việt Nam trân trọng, nâng niu, nỗ lực gìn giữ, tăng cường trong thời kỳ mới.
Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa

Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa

Từ ngày 1/5, trẻ em nhà trẻ bán trú (từ 3 tháng đến 3 tuổi) tại các khu vực khó khăn được hỗ trợ tiền ăn trưa theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Mức hỗ trợ là 360.000 đồng/tháng/trẻ, áp dụng tối đa 9 tháng trong một năm học.

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.