--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
08:34 | 31/08/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những chàng trai xứ Quảng đi đón mặt trời trên đảo Trường Sa

Trong cuộc lữ hành qua thanh xuân của cuộc đời, những chàng trai xứ Quảng đã may mắn được hiện diện ở Trường Sa. Có một lời thề của người lính trong nắng, gió, trong những đêm dài thao thức và cả bão giông của tiền tiêu, họ ở đó, góp sức mình vì bình yên cương thổ…
Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam
Nghề kéo lưới rùng bắt cá độc đáo ở xứ Quảng Nghề kéo lưới rùng bắt cá độc đáo ở xứ Quảng

Trong cuộc lữ hành qua thanh xuân của cuộc đời, những chàng trai xứ Quảng đã may mắn được hiện diện ở Trường Sa. Có một lời thề của người lính trong nắng, gió, trong những đêm dài thao thức và cả bão giông của tiền tiêu, họ ở đó, góp sức mình vì bình yên cương thổ…

Đảo chìm ở Trường Sa.

Đảo chìm ở Trường Sa.

Niềm tin neo lại

Tôi len giữa những chàng lính trẻ đang ở dưới khoang tàu 561 của Vùng 4 Hải quân trong đợt thay quân cuối năm, hỏi thăm từng người để tìm kiếm một chàng trai Quảng. Và đã gặp. Trung sĩ Nguyễn Anh Tuấn, quê ở xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn.

Mới 22 tuổi, là tân binh, nắng gió thao trường đã kịp khiến gương mặt đen sạm đi, rất lính. Sau khóa huấn luyện khẩu đội trưởng, anh được cử ra thay quân ở đảo Đá Lớn C của Trường Sa. Dù đã được nghe những cán bộ sĩ quan ở đơn vị kể nhiều về cuộc sống ở đảo, nhưng trước lúc lên đường, Tuấn vẫn không giấu được niềm háo hức. Mặc kệ những cơn say sóng mệt nhoài, Tuấn lên boong, bám chặt vào thành tàu để ngắm nhìn màu biển mênh mông nơi mình đang đến.

Nụ cười tân binh Trường Sa. Ảnh: T.C

Nụ cười tân binh Trường Sa. Ảnh: T.C

Đêm trên tàu, cả một bầu trời sao đu đưa xung quanh chỗ tôi và Tuấn ngồi nơi boong. Tuấn kể, là con đầu trong gia đình có hai anh em, hoàn cảnh khá cơ cực, học hết cấp 2, Tuấn xin nghỉ để phụ giúp ba mẹ. Rồi Tuấn vào Sài Gòn, đi làm shipper (người giao hàng) cho một công ty suốt hai năm.

“Ngõ ngách nào ở Sài Gòn tôi cũng thuộc. Sài Gòn dễ sống, tôi được một người anh quen biết trên internet dẫn về nhà ở, dẫn đi làm cùng. Đủ sống, rồi cũng dành dụm được một ít phụ ba mẹ nuôi đứa em trai đang học tiểu học ở nhà. Hai năm sau, tôi chuyển nghề, làm ở một công ty bán hàng. Hồi đó đâu có nghĩ là mình sẽ đi lính. Cách đây hai năm, ba mẹ gọi về, nói có giấy báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Rứa là về đi lính, mà cũng không ngờ mình được biên chế hải quân, rồi chừ ngồi với anh trên tàu ni đây” - Tuấn cười.

Những năm tháng bon chen ở Sài Gòn, Tuấn nói cực gì cũng trải rồi, nên vào quân ngũ, không thấy cực, mà biết mình trưởng thành thêm từng ngày. Tôi nhìn gương mặt có phần già trước tuổi của Tuấn, nghe cái cách Tuấn kể vừa vô tư nhưng cũng đầy chững chạc, thấy “chắc cú” anh chàng này sẽ nhanh quen với đảo, với Trường Sa.

Mà Tuấn cũng tràn đầy niềm tin đó thôi. Lớp trước đã đi, đã về, mình cứ thế đi theo, chẳng có gì để phải nghĩ cả, mà mấy ai được như Tuấn, đi lính mà ra tới Trường Sa - chàng trai trẻ thả lại cái cười ở boong, tất tả đi về dưới khoang vì vừa nghe lệnh phân công trực nhật trên tàu…

Nguyễn Anh Tuấn, chàng tân binh quê Điện Hòa lần đầu đặt chân đến đảo Đá Lớn C. Ảnh: T.C

Nguyễn Anh Tuấn, chàng tân binh quê Điện Hòa lần đầu đặt chân đến đảo Đá Lớn C. Ảnh: T.C

“Quà” của thanh xuân

Nếu phải gọi tên thứ gì đó trong vắt như trời nước Trường Sa, có lẽ, sẽ là nụ cười của lính. Chỉ vài tháng thôi, gương mặt tân binh hôm trước còn say nhoài vì sóng, sẽ nhanh chóng được tạc khắc ngay làn da đen sạm đặc trưng của lính biển.

Tôi đặt chân lên đảo chìm Núi Le, tuyền một màu da như thế ở dãy những chàng lính trẻ đang đứng chào. Chợt nghe bật ra một câu giọng Quảng. Tôi ngẩng lên nhìn, vớ ngay anh chàng vừa “chồ anh” (chào anh) ra một góc đảo. “Anh cũng dân Quảng đây”. “Em Tam Tiến, Núi Thành”. Chàng trai mà tôi vừa nhắc, là Lê Bá Vũ.

Vũ sắp tròn hai tư tuổi, chuẩn bị vào bờ, sau một năm ở đảo chìm. Hành trang đã gói sẵn, ngoài ba lô áo quần, còn có một cây hoa ốc, thứ “đặc sản” làm quà của lính đảo Trường Sa. Chỉ có vài phút ngắn ngủi chờ bàn giao quân, hỏi thăm vài câu, Vũ xin phép chạy đi: “Em phải tranh thủ ra thăm… con chó chút. Xí nữa đi rồi. Chào cột mốc nữa rồi rời tàu. Về tàu anh em mình gặp lại”.

Tôi bật cười. Trời nổi gió. Mới quang đãng đó, giông tới nhanh, rào rạt khắp đảo. Đứng ở khu nhà nơi đảo chìm, xuyên qua màn mưa, thấy Vũ với một đồng đội nữa ngồi ngay bên mốc đảo, xoa đầu mấy chú chó. Tôi đã nghe kể nhiều về tình cảm của lính với những con chó tinh khôn ở đảo nổi, đảo chìm, nhưng đứng nhìn khoảnh khắc đó, lòng chợt rưng rưng. Một năm trời, đã đồng hành qua bao nắng mưa, bão bùng, bao đêm trắng gác đảo, mà đã sắp đến giờ chia xa…

Chỉ có những ký ức và nụ cười, tuyệt nhiên không thấy một lời than, những người lính của xứ Quảng mà tôi đã gặp ở Trường Sa hồn nhiên mà đầy sức sống như chính những đảo nổi, đảo chìm nơi tiền tiêu đất nước. “Cuộc đời của mình, đến lúc ni là đã có cái để tự hào”, Hồ Việt Hoàng, tân binh của đảo Sinh Tồn, quê ở Bình Giang (Thăng Bình) tiễn tôi lúc đoàn công tác rời đảo để về lại tàu.

Đêm trước trên đảo, Hoàng đã kể cho tôi rất nhiều về gia đình, về những tháng ngày tuổi trẻ “làm má buồn nhiều hơn vui”. Trở thành lính Trường Sa, là món quà không chỉ cho thanh xuân của Hoàng, mà còn cho ba má ở quê, để bù đắp lại những ngày tháng tuổi trẻ thừa năng lượng nhưng thiếu nghĩ suy như lời Hoàng nói. Nắng gió rồi sẽ tôi luyện Hoàng trưởng thành và những năm tháng sau này, chắc chắn sẽ là phần ký ức đẹp đẽ nhất cho tuổi trẻ của Hoàng cùng bao tân binh khác, ở Trường Sa.

Niềm riêng giữ lại

Trường Sa, có tuổi hai mươi nơi đầu sóng, cũng có những người lính sẵn sàng gác lại niềm riêng mà thao thức với Tổ quốc trước hung hiểm ngoại bang chực chờ. Tôi đang kể về Thiếu tá Huỳnh Văn Sỹ, đảo trưởng Núi Le, người sĩ quan quê Tiên Lãnh (Tiên Phước).

Tốt nghiệp ra trường, anh Sỹ vào công tác ở Vùng 3 Hải quân, rồi được chuyển vào Vùng 4 thực hiện nhiệm vụ ở Trường Sa từ năm 2009. Đã ở Sinh Tồn, Nam Yết, Đá Tây trước khi về Núi Le, hơn năm năm trời trên các đảo, anh thấm hiểu những gian khó của Trường Sa, ngấm bao vui buồn bằng chính trải nghiệm của mình. Phía trước là cương thổ, sóng gió đâu là gì so với lính Trường Sa, khi tay súng không phút nào được phép lơi đi để giữ biển, canh trời. Trường Sa không ngủ, người lính cũng thao thức với Tổ quốc, đành gác lại những niềm riêng.

Vợ sinh con được 4 ngày, Thiếu tá Huỳnh Văn Sỹ nhận lệnh công tác, lại phải rời quê ra đảo Sinh Tồn. Lúc trở về, cô con gái đã biết chạy. “Nỗi niềm của người ở đảo, chắc chỉ anh em đảo mới thấu hết được. Mình may mắn, vì dẫu xa con hơn một năm trời, về lại, nó lạ lẫm chút thôi, nhưng vẫn để cho mình bồng. Nhiều anh em không được rứa. Có đồng đội ở đảo, xa nhà khi con còn ẵm ngửa, tranh thủ ngoài ca trực điện thoại về đất liền nghe giọng con bi bô cho đỡ nhớ. Đến lúc về, lạ mặt, con khóc thét, phải đi thật xa cho khuất mặt, gọi điện thoại cho con nghe, rồi từ từ lại gần để con biết đó là ba. Ở nhà, vợ trở thành trụ cột, nhiều lúc gặp chuyện không may cũng không dám báo tin cho chồng, vì biết, ở ngoài này chỉ thêm sốt ruột. Nơi đầu sóng ngọn gió, phải ráng hoàn thành nhiệm vụ. Mình ráng một, gia đình cũng phải ráng gấp đôi, gấp ba. Nghĩ vậy, mà cố gắng hơn, mỗi ngày” - anh Sỹ nói. Đêm ở đảo chợt lặng những niềm riêng. Ngoài kia, ánh đèn pin của kíp gác vẫn đều đặn quét từng vòng, khắp đảo…

Những chàng trai Quảng đi đón mặt trời. Nơi đó, ánh bình minh đầu tiên chạm vào phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, chạm vào niềm đau đáu chủ quyền suốt ngàn năm của dân tộc Việt. Nơi đó, là Trường Sa. Tôi mang theo mình niềm tự hào về họ, những người Quảng đã in dấu chân mình ở nơi này, miền biên hải neo giữ cả một niềm tin của đất nước. Trở về, đong đầy thêm những thương yêu…

Trường Sa xanh giữa biển khơi Trường Sa xanh giữa biển khơi

Với bất cứ ai đến với Trường Sa hôm nay đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của mảnh đất thiêng nơi đầu sóng ngọn gió.

Hương vị mặn mòi của những ngôi nhà trên biển Hương vị mặn mòi của những ngôi nhà trên biển

Đến thăm các Nhà giàn DK1 chúng tôi thực sự ấn tượng vì trước gió mặn của biển mà vườn rau, chậu hoa vẫn tươi ...

Tâm tình người lính biển giữa đảo Trường Sa Tâm tình người lính biển giữa đảo Trường Sa

Ban mai trên biển, khi chân mây ửng hồng, phía xa xa nơi mặt trời mọc, biển nhuốm một màu nước xanh đỏ lẫn mây ...

Thành Công
Nguồn: baoquangnam.vn

Tin bài liên quan

Từ Trường Sa, vững niềm tin vào thành công của Đại hội

Từ Trường Sa, vững niềm tin vào thành công của Đại hội

Hướng về Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025–2030, cán bộ, chiến sĩ toàn Quân chủng – từ đất liền đến đảo xa – đang nỗ lực thi đua lập thành tích, gửi trọn niềm tin, kỳ vọng vào thành công của Đại hội.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Sáng ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sang thăm Việt Nam.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.