--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
17:28 | 14/10/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những cô giáo bám trường, bám lớp ở xã vùng cao Mường Lạn

Sơn La là tỉnh miền núi có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, vì vậy các trường học thường phải đóng ở các bản vùng cao, khó khăn. Do điều kiện như vậy, các giáo viên nữ công tác ở đây thường vất vả hơn, nhưng không vì thế mà khiến họ chùn bước. Hàng ngày, các cô giáo vẫn bám bản, bám trường để gieo chữ cho học sinh.
Triển khai đầy đủ các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô Triển khai đầy đủ các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô
Video: Kinh hoàng khoảnh khắc sườn núi lở đổ ập xuống cao tốc Video: Kinh hoàng khoảnh khắc sườn núi lở đổ ập xuống cao tốc

Nhung co giao bam truong, bam lop o xa vung cao Muong Lan hinh anh 1

Giờ lên lớp của cô giáo Lò Thị Nga, điểm trường Huổi Pá, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Đều đặn vào sáng thứ Hai hằng tuần, cô giáo Lò Thị Nga công tác tại điểm Trường Tiểu học Huổi Pá (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp) lại cùng đồng nghiệp vượt hơn 50 km từ nhà đến trường. Điểm trường Huổi Pá được biết đến là điểm trường khó khăn nhất ở xã Mường Lạn. Con đường từ trung tâm xã đến điểm trường dài khoảng 20 km, nhưng là đường đất, quanh co với nhiều con dốc cao.

Để có thể kịp thời gian đến trường, các giáo viên công tác tại điểm Trường Tiểu học Huổi Pá phải đi từ 4 giờ sáng. Vào mùa khô, việc đi lại của các cô giáo tương đối thuận lợi. Nhưng vào những ngày có mưa, để vượt qua con đường này sẽ là một “cuộc chiến” của những nữ giáo viên nơi đây.

Cô giáo Lò Thị Nga chia sẻ, đường đến trường chủ yếu là đường đất và sỏi đá gồ ghề đi lại rất khó khăn. Những lúc trời mưa, đường rất trơn trượt, đi một đoạn bùn đất lại dính vào bánh xe không thể đi được. Để tiếp tục đi phải gạt hết đất ở bánh xe, rồi một người lái xe, một người đẩy phía sau. Không những thế, do tay lái yếu, đường lại trơn nên các cô giáo thường xuyên bị ngã xe, phải mất một buổi mới có thể đến trường.

Nhung co giao bam truong, bam lop o xa vung cao Muong Lan hinh anh 2

Giờ học ngoại khóa của cô và trò điểm trường Huổi Pá, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

"Những hôm trời mưa, chúng tôi gói xôi ở nhà rồi mang theo vì phải đi sớm không kịp ăn sáng. Dọc đường sẽ dừng lại ăn để có sức đẩy xe lên dốc. Nhiều lúc đường lầy lội, xe máy không đi được, chúng tôi phải bỏ xe giữa đường để đi bộ đến trường cho kịp giờ dạy. Khổ nhất là vào những đợt mưa kéo dài, các cô phải ở lại trường hàng tháng trời, quần áo, lương thực thực phẩm không đủ dùng", cô giáo Lò Thị Nga cho biết thêm.

Điểm Trường Tiểu học Huổi Pá hiện có 3 giáo viên giảng dạy, trong đó có hai giáo viên nữ. Do điểm trường xa nên các giáo viên phải ở lại trường đến cuối tuần mới trở về nhà. Tại đây, không chỉ cơ sở vật chất phòng lớp học còn thiếu thốn, mà nhà ở công vụ của giáo viên cũng còn tạm bợ. Để có nơi ăn ở, sinh hoạt trong thời gian ở lại trường, các cô giáo điểm Trường Tiểu học Huổi Pá phải ở nhờ phòng của điểm trường mầm non bên cạnh. Căn phòng nhỏ chưa đầy 20 m2 là nơi ở cũng như để làm việc của hai cô giáo. Cô Lò Thị Hiệp bộc bạch, do điểm trường ở vùng cao, xa trung tâm nên điều kiện sinh hoạt thiếu thốn đủ bề. Vì không có chợ nên mỗi lần về nhà, các cô phải mang theo đồ ăn lên, đồng thời mua các thực phẩm như trứng, cá khô để dự trữ, phòng trường hợp trời mưa không về nhà được.

"Chúng tôi đã khắc phục khó khăn bằng cách tăng gia sản xuất để phục vụ nhu cầu hàng ngày nhằm đảm bảo sức khỏe. Mặc dù còn nhiều vất vả nhưng chúng tôi sẽ cố gắng bám trường, bám lớp để mang con chữ về cho các em vùng cao", cô Lò Thị Hiệp chia sẻ thêm.

Do đặc thù địa bàn công tác ở vùng cao, điều kiện học tập cũng như giảng dạy của học sinh và giáo viên ở Sơn La còn nhiều thiếu thốn, không có lớp học kiên cố, cô và trò phải học tập, giảng dạy trong những ngôi nhà tạm bằng gỗ. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho học sinh, mùa hè thì nắng nóng, mùa đông gió lùa lạnh, mùa mưa thì bị dột. Đối với giáo viên, do không có phòng học nên phải dạy hai ca cũng vất vả hơn.

Cô giáo Lò Thị Cương, giáo viên điểm Trường Tiểu học bản Cống (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp) cho biết, trong quá trình giảng dạy ở điểm trường vùng cao còn có nhiều khó khăn khác, đó là học sinh còn thiếu thốn về đồ dùng, sách vở để học tập. Ngoài ra, các em ở vùng cao nên tiếng phổ thông chưa biết nhiều dẫn đến việc tiếp thu bài học còn chậm. Bên cạnh đó, do các em ở bán trú nên giáo viên vừa làm mẹ, vừa làm cô. Đối với các em còn nhỏ chưa biết cách vệ sinh cá nhân, các cô phải hướng dẫn, có khi còn phải giặt giũ, gội đầu cho các em.

Nhung co giao bam truong, bam lop o xa vung cao Muong Lan hinh anh 3

Các cô giáo điểm trường Huổi Pá, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp vượt suối để đến trường. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

"Công tác xa nhà có nhiều thiệt thòi, đó là không được chăm sóc con cái, nhất là những lúc con ốm đau. Mặc dù khó khăn, vất vả, nhưng học sinh luôn là động lực để chúng tôi cố gắng. Bởi, các em rất thân thiện, có nhiều tình cảm với các thầy cô", cô Lò Thị Cương cho hay.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn đóng ở địa bàn vùng biên còn nhiều khó khăn, cách trung tâm huyện 30 km, với 11 điểm trường. Trường có 74 cán bộ, giáo viên, trong đó nữ chiếm hơn một nửa với gần 40 cán bộ, giáo viên.

Ông Quàng Văn Hồng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn cho biết, giáo viên nữ so với giáo viên nam gặp nhiều khó khăn hơn như việc đi lại, chăm sóc gia đình, con cái. Mặc dù vậy, các cô rất tâm huyết với nghề, bám trường, bám lớp, cùng ăn ở với học sinh. Để giúp các cô bớt khó khăn, nhà trường cũng tạo điều kiện cho các cô trong việc phân công đứng lớp hằng năm. Theo đó, một cô giáo giảng dạy ở điểm lẻ một năm thì năm sau sẽ được chuyển đến vùng dưới thuận lợi hơn.

Thời tiết 4/10: Không khí lạnh tràn vào các tỉnh miền núi phía Bắc Thời tiết 4/10: Không khí lạnh tràn vào các tỉnh miền núi phía Bắc

Thời tiết 4/10 khoảng chiều tối và đêm mai (4/10), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh ...

Kỷ niệm 151 năm ngày sinh của Anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi: ôn lại sự gắn bó giữa hai dân tộc Việt - Ấn Kỷ niệm 151 năm ngày sinh của Anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi: ôn lại sự gắn bó giữa hai dân tộc Việt - Ấn

Đại sứ Pranay Verma bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Chính phủ Việt Nam và các tổ chức đồng hành hỗ trợ Đại ...

Thời tiết 1/10: Nguy cơ sạt lở đất ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ Thời tiết 1/10: Nguy cơ sạt lở đất ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ

Thời tiết 1/10: Vùng núi Bắc Bộ và vùng núi Trung Bộ đã có mưa lớn, mưa với lượng phổ biến từ 20-50mm, có ...

Hữu Quyết
Nguồn: dantocmiennui.vn

Tin bài liên quan

Bảo đảm an toàn đón trẻ mầm non trở lại trường

Bảo đảm an toàn đón trẻ mầm non trở lại trường

Ngày 13/4, học sinh mầm non tại Hà Nội sẽ được trở lại trường sau gần 1 năm trường học đóng cửa vì dịch COVID-19. Ngày 12/4, nhiều cơ sở giáo dục rà soát cơ sở vật chất, chuẩn bị tâm thế để đón trẻ trong niềm vui tới trường và an toàn nhất.
Cô giáo toàn cầu với lớp học xuyên biên giới

Cô giáo toàn cầu với lớp học xuyên biên giới

Là một trong số gần 1.000 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII vừa qua, cô giáo Hà Ánh Phượng đã có những chia sẻ về mô hình Lớp học xuyên biên giới của mình.
Chuyện về cô giáo 2 lần viết đơn tình nguyện ra đảo Cô Tô

Chuyện về cô giáo 2 lần viết đơn tình nguyện ra đảo Cô Tô

Đó là câu chuyện về cô giáo mầm non Ngần Thị Minh, hiện có 8 năm tình nguyện dạy học ở huyện đảo Cô Tô, nơi đầu sóng, ngọn gió.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.
Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Tròn 30 năm kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã, đang khẳng định vị thế là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực. Những đánh giá tích cực từ các học giả, nhà ngoại giao và đại diện tổ chức quốc tế đã cho thấy vai trò ngày càng nổi bật của Việt Nam trong việc định hình tương lai ASEAN.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.