--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
15:04 | 08/01/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những cuộc chia ly ở Trường Sa

Không phải ruột thịt, không phải người yêu nhưng những cuộc chia tay ở Trường Sa bao giờ cũng thấm đẫm tình người...
Chàng lính tài hoa trên đảo Trường Sa Chàng lính tài hoa trên đảo Trường Sa
Họa sĩ Hoàng Tuyển - đó là biệt danh, là cách tôi “phong” cho chàng lính tài hoa, cá tính trên đảo Trường Sa đã lưu lại trong trí nhớ tôi bằng một chân dung không dễ mờ nhòe, trộn lẫn.
Chuông chiều trên biển Trường Sa Chuông chiều trên biển Trường Sa
Có một bức ảnh luôn thu hút mọi người vào những dịp triển lãm, bức ảnh tôi chụp đâu năm mới 2019, sư trụ trì chùa Trường Sa rạng rỡ, ân cần mừng tuổi em nhỏ đang được ẵm bồng trong vòng tay mẹ.
Quà từ Trường Sa Quà từ Trường Sa
Chúng tôi sẽ bắt đầu câu chuyện những món quà từ đảo xa bằng hình ảnh về những lá cờ Tổ quốc thiêng liêng. Trong những chuyến hải trình của mình, chúng tôi mang ra khơi xa cờ mới và xin được nhận về những lá cờ từng tung bay giữa trùng khơi.

Hát cho người ở lại

Đó là một ngày ẩm ướt cuối năm, trên đảo Núi Le A, lúc này chúng tôi đang ngồi đợi xuồng, chuẩn bị rời đảo. Những người lính có nước da đen cháy, hoàn thành nhiệm vụ đã xuống xuồng về tàu rồi, ở đây chỉ còn mấy chàng lính mới, nước da vẫn trắng trẻo, ra thay quân. Đồ đạc, quân tư trang lỉnh kỉnh còn đặt cạnh bia chủ quyền kia, họ ra đây tiễn chúng tôi. Phút giây ngắn ngủi, bịn rịn, chẳng có gì để tặng cho người ở lại, lời ca tiếng hát được cất lên.

Những cuộc chia ly ở Trường Sa
Hát trước lúc chia tay động viên các chàng tân binh ở lại đảo

Không khí rộn ràng hẳn khi một cậu lính trẻ mang tới cái trống tay, cậu nói: “Các chị cứ hát đi, em đệm cho”. Và thế là lời ca tiếng hát vang lên mãi. Ở hòn đảo nhỏ, trong ngày mưa cuối năm, chúng tôi mơ về những ngày nắng.

Những ngày gian khó, cũng là quãng đời đẹp đẽ nhất sẽ đến với các em sắp tới thôi, ở nơi đầu sóng, tiếng hát phải át được tiếng gió. Muốn làm điều này, chất giọng đặc biệt thôi chưa đủ, tâm lý phải vững vàng, cảm xúc cần cháy bỏng, ai như thế cứ tự xung phong làm quản ca.

Hôm trước thế, hôm sau vẫn là một ngày giông gió như bao ngày, trên đảo Tốc Tan C, thủ trưởng lữ đoàn, nhà báo, lính mới, lính cũ, thủy thủ tàu... tất cả lại cùng cất cao tiếng hát.

Chúng tôi hát không hay, nhưng nhiệt thành đến bỏng cháy, hát bởi yêu thương, hát để động viên những người ở lại. Những chàng lính mới kia, khi nào nước da đen cháy thì mới xong nghĩa vụ, mới lại vào bờ. Rốt cuộc người về tàu vẫn phải về, người ở lại bịn rịn đền mấy cũng đến hồi phải vẫy tay chào, cuộc chia tay ắp đây băn khoăn mà nồng ấm.

Hợp tan trên biển

Đến với biển, với Trường Sa bao lần, nhưng mỗi lần tôi lại có những kỷ niệm và cảm xúc khác nhau. Tôi nhớ mãi chuyến công tác đầu tiên đi với tàu 52 T tàu kết hợp thực hiện nhiều nhiệm vụ và trong đó, có việc đưa tôi ra với đảo Trường Sa Đông.

Đồng chí Đại úy Quách Minh Phú, Chính trị viên tàu nói chuyện rất tình cảm, những giờ phút nghỉ ngoi bên ấm trà mạn, anh và các đồng đội thường kể cho tôi nghe về biến đảo vế nắng gió và những cảm xúc rất thường tình của người lính biển trong những chuyền công tác dài đằng đẵng. Họ nhớ từng ánh mắt, nụ cười, cái bắt tay nồng ấm. Nhớ cả những giọt mồ hôi, giọt mắt rưng rưng nhưng lấp lánh như những ánh sao trời trong mắt những người lính phút chia tay, những cái siết tay rất chặt giữa người ở lại đảo và người trở về tàu.

Ngồi bên nhau, gió biển, sóng biển làm mặn thêm những suy tư, trăn trở lẫn trong bao kỷ niệm buồn vui và cả niềm đam mê, sở thích ở mỗi người. Vừa nói chuyện, thi thoảng tôi đưa máy ảnh lên chớp những chân dung và khoảnh khắc, cho xem ảnh, các anh thích lắm, ngỏ ý cũng muốn học chụp ảnh luôn.

Những cuộc chia ly ở Trường Sa
Chia tay khi bình minh vừa ló rạng

Thiếu tá chuyên nghiệp Phạm Mạnh Hùng, phụ trách báo vụ tàu - cái đồng hồ cực kỳ chuẩn xác. Anh mê ảnh lắm nhưng làm gì đi nữa vào một khung giờ nhất định sẽ đứng dậy đi báo cáo. Tác phong anh chuẩn chỉ, mau lẹ, xong việc anh quay lại, nối ngay vào mạch chuyện như chưa từng có bất cứ sự gián đoạn nào. Một người anh khác, tính tình rất hồn nhiên, đam mê chụp ảnh và “khoe” ảnh bất kể nắng mưa. Tôi ấn tượng nhất với những bức ảnh anh chụp mặt biển phẳng như gương đưa cho mọi người xem vào đúng ngày giông gió. Bức ảnh ấy, có hai con tàu in hai bóng ngược, đối xứng nhau. Ngay cả vẻ tĩnh lặng của biển khơi cũng gợi quá nhiều suy tư, ngẫm ngợi.

Trên biển, cứ trông thấy cờ đỏ sao vàng là vững tâm vô cùng. Khi màn đêm dần buông xuống, chỉ còn những ánh đèn le lói đây kia, mà sao cảm thấy thân gần đến vậy. Chẳng trông thấy mặt nhau đâu, cũng không nghe được giọng nói, tiếng cười, nhưng lòng dạ cứ mặc nhiên thương mến.

Bên kia là tàu 571 đang thực hiện nhiệm vụ gần đó, góc bên này là đảo, le lói kia là tàu trực... tất cả đều chung một chữ “mình”, tàu mình, nhà mình cả đấy. Giữa chuỗi ngày giông gió, thế mà không khí cứ rộn lên. Tàu 571 vui vì lại hoàn thành thêm được một điểm nữa. Đảo vui vì được đón nhận tình cảm từ đất liền. Tàu trực vui vì có thêm được chút rau tươi, nước ngọt. Còn tàu 521 chúng tôi vui vi sắp hoàn thành xong nhiệm vụ đế tiếp tục lên đường đến với những điểm đảo khác, ở nơi này, cảm giác thân thương trong xa cách thật lạ lùng.

Com mắt phương trời đăm đăm

Tôi chia tay anh em tàu 521 tại đảo Trường Sa Đông. Biết tàu sẽ đi rất sớm, tôi dậy từ năm giờ, đứng đầu hồi tầng hai nhà khách của đảo, hướng về tàu. Đưa ống kính lên, lòng tôi khao khát muốn ghi lại hình ảnh con tàu rời đảo. Tàu cất lên ba hồi còi róng riết rồi xa dần, đến mức nhìn mắt thường bóng người trên ấy chỉ nhỏ bằng que tăm. Bất chợt, qua ống kính tele, tôi thấy Chính trị viên Quách Minh Phú vẫn đứng trên ca-bin, giơ tay chào. Anh em chúng tôi đã ở mười mấy ngày với nhau, tâm sự, giãi bày và hứa hẹn rất nhiều nhưng không ai biết đến khi nào sẽ gặp lại. Các anh lênh đênh trên biển, lúc nào cũng có nhiệm vụ trên vai...

Những cuộc chia ly ở Trường Sa
Chia tay ở Trường Sa

Tàu vượt mép xanh lâu lắm rồi và đang ngang qua bình minh, ngang qua một vùng sáng huy hoàng, thuần khiết. Muốn nhìn rõ tàu, chỉ có thể gắn mắt vào ống kính tele. Chính trị viên Phú vẫn đang nhìn về phía đảo. Chắc chắn, anh không thể nhìn thấy tôi cũng đang đưa tay vẫy, càng không biết tôi nhìn được anh trên ca-bin. Vậy mà người lính ấy vẫn đứng mãi một điểm.

Thế mới biết, chốn khơi xa, những người ra đi và ở lại, cảm xúc rưng rưng đến thế nào khi sợi dây kết nối mong manh đang dần khuất. Sau này, tôi bắt gặp những ánh mắt đó ở nhiều người ra đảo trong đó có thầy Thích Tuệ Nhân, ra đảo Phan Vinh trụ trì chùa vào mùa Tết năm 2018. Lúc tàu rời đảo, thầy lặng lẽ dứng dưới hàng cây phi lao chết cháy đỏ quạch do hậu quả của bão Tem-bin. Áo thầy màu nâu, trầm hơn màu hàng phi lao một nhịp. Thầy đứng đó, dõi mãi theo con tàu. Tôi từ xa nhìn, âm thầm ghi lại khoảnh khắc ấy. Ảnh anh Phú, sư thầy và bao người đầy lên trong ngăn ký ức về biển, tôi luôn giữ, luôn đợi chờ có dịp được tặng mà chưa biết bao giờ lại tới bao giờ...

Cứu nạn thành công tàu cá gặp nạn ở Trường Sa Cứu nạn thành công tàu cá gặp nạn ở Trường Sa
Tàu cá ngư dân của tỉnh Bình Định mang số hiệu BĐ 97153 TS và 3 ngư dân bị nạn ở khu vực đảo Nam Yết, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã được Tàu kiểm ngư KN413 cứu nạn thành công.
Trường Sa xanh giữa biển khơi Trường Sa xanh giữa biển khơi
Với bất cứ ai đến với Trường Sa hôm nay đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của mảnh đất thiêng nơi đầu sóng ngọn gió.
Lữ Mai - Trần Thành
Nguồn:

Tin bài liên quan

Từ Trường Sa, vững niềm tin vào thành công của Đại hội

Từ Trường Sa, vững niềm tin vào thành công của Đại hội

Hướng về Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025–2030, cán bộ, chiến sĩ toàn Quân chủng – từ đất liền đến đảo xa – đang nỗ lực thi đua lập thành tích, gửi trọn niềm tin, kỳ vọng vào thành công của Đại hội.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
5 hoạt động lớn gắn kết kiều bào với quê hương trong tháng 4

5 hoạt động lớn gắn kết kiều bào với quê hương trong tháng 4

Chiều 24/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức gặp gỡ báo chí nhằm thông tin về một số hoạt động do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức dành cho kiều bào trong quý II/2025.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.