--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
06:55 | 03/05/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những đường hào siết chặt "con nhím thép" ở Điện Biên Phủ

Trong lịch sử quân sự thế giới, các chiến hào xuất hiện từ lâu, nhưng thường được sử dụng làm nơi ẩn nấp và phòng thủ.
Điện Biên: miễn phí tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và các điểm di tích trong ngày 30/4 - 1/5
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chú thích ảnh
Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam và tiêu diệt cứ điểm quan trọng này ngay trong ngày mở màn chiến dịch 13/3/1954. Ảnh: TTXVN.

Chiến hào chưa bao giờ được xem là phương thức tiến công. Cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thức tác chiến “đào hào, vây lấn” của quân đội nhân dân Việt Nam đã khiến thực dân Pháp bất ngờ, khiến giới quân sự thế giới sửng sốt, trở thành một hình thái chiến tranh sáng tạo, độc đáo, góp phần quyết định chiến thắng lịch sử của dân tộc ta.

Khoét sâu nhược điểm của địch, phát huy cao nhất khả năng của ta

Khi tập đoàn cứ điểm mà quân đội Pháp xây dựng tại Điện Biên Phủ dần hoàn thiện, rất nhiều nhân vật cấp cao của cả Pháp và Mỹ tới thăm đều nhất trí đánh giá, đây là một "pháo đài không thể công phá". Pháp đã xây dựng những công sự, hầm chỉ huy hết sức kiên cố, bảo đảm chịu được cả đạn cối 120mm. Mỗi cứ điểm đều có những tuyến chiến hào lượn quanh và giao thông hào nối liền các cứ điểm với nhau, cùng nhiều lớp rào dây thép gai từ 50 đến 75 mét vây bọc. Ngoài ra còn có các bãi mìn dày đặc và lực lượng cơ động với hệ thống hỏa lực rất mạnh. Mọi cuộc tiến công của bộ đội ta trên cánh đồng đều phải vượt qua hỏa lực máy bay, đại bác, xe tăng và sự phản kích của quân cơ động, kể cả quân dù, trước khi đối đầu với hỏa lực bắn thẳng, hàng rào dây thép gai và bãi mìn của bản thân cứ điểm.

Về chiến thuật này, Clausewitz, nhà lý luận quân sự kinh điển, đã viết: "Phải thừa nhận là một số lớn những đồn (nhỏ) như vậy được xây dựng sát bên nhau, tạo thành một mặt trận có sức mạnh to lớn, hầu như không thể công phá được". (1)

Trước những thay đổi tăng cường phòng ngự của địch, đồng thời thấy rõ những bất lợi của ta nếu triển khai phương thức tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh chiến dịch, vô cùng trăn trở. Phải tìm ra cách đánh thích hợp với trình độ của bộ đội, khoét sâu vào những nhược điểm cơ bản của địch, hạn chế tới mức thấp nhất sức mạnh phi pháo và phát huy tới mức cao nhất khả năng tác chiến của bộ đội và tính năng các loại vũ khí của ta. Cuối cùng, Đại tướng quyết định lùi ngày mở màn và thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thay vì một cuộc tiến công vào toàn bộ tập đoàn cứ điểm, ta sẽ xây dựng trận địa bao vây, chia cắt quân địch, đưa pháo vào những vị trí an toàn, đặt cứ điểm trong tầm bắn, khống chế sân bay, tiếp đến tiến hành một loạt trận công kiên, tiêu diệt từng trung tâm đề kháng, tiến tới bóp nghẹt "con nhím Điện Biên Phủ".

Kế hoạch tiến công được lùi lại hơn 1 tháng so với ban đầu. Trong thời gian đó, ta củng cố hậu phương, hậu cần, đặc biệt tập trung xây dựng trận địa tiến công, đào hào vây lấn, siết chặt vòng vây quanh Điện Biên Phủ. Bên cạnh tập đoàn cứ điểm cũ của địch, đã có một “tập đoàn cứ điểm thứ 2, một tập đoàn cứ điểm di động” hình thành. Vòng dây khổng lồ sinh sôi nhanh chóng này chính là cái “thòng lọng” sẽ quyết định số phận của “con nhím thép” Điện Biên Phủ.

Siết chặt vòng vây

Chú thích ảnh
Ngày 22/4/1954, quân ta đã bất ngờ tấn công vị trí 206 và tiêu diệt hoàn toàn vị trí này, đây là vị trí cuối cùng ở phía Tây sân bay Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Sân bay chính Mường Thanh được ví như “yết hầu”, cổ họng lớn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiếc máy bay vận tải từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Gia Lâm (Hà Nội), tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng và thả dù khoảng 100 - 150 tấn cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ qua sân bay Mường Thanh. Nếu kìm chế được cầu hàng không này, ta sẽ ép quân Pháp vào tình thế khó khăn.

Ngay từ ngày 23/3/1954, nghĩa là chỉ 10 ngày sau khi mở màn chiến dịch, sân bay Mường Thanh đã nằm trong tầm ngắm chuẩn xác của pháo binh ta từ các trận địa, chiến hào mà ta vây lấn, chia cắt. Đến ngày 30/3, các máy bay đã không thể tiếp cận sân bay và chỉ có thể tiếp tế bằng cách thả dù. Chiều 22/4/1954, quân ta đã hoàn toàn làm chủ sân bay Mường Thanh. Tướng Nava - Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương phải thừa nhận trong tuyệt vọng: “Đối phương tìm cách xâm nhập ngày càng sát vào tập đoàn cứ điểm. Chiến hào của họ xuất hiện khắp xung quanh, nhất là mặt phía đông. Cả phản pháo lẫn ném bom của ta đều không bịt miệng được pháo phòng không và pháo mặt đất của Việt Minh.” (2)

Thực tế chiến trường cho thấy, chiến cuộc càng ác liệt, các chiến hào càng phát huy giá trị. Chiến hào của quân ta không chỉ là chiến tuyến phòng thủ, cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho bộ đội, nó bao vây, chia cắt, làm hạn chế viện binh của địch, ngăn cản sự tiếp tế của chúng, đồng thời giúp ta phát huy được tất cả các cỡ hỏa lực để uy hiếp khu vực trung tâm, tạo điều kiện cho quân đội tiếp cận và tấn công địch.

Trận địa hào xây dựng chủ yếu vào ban đêm và triển khai cùng một lúc trên toàn mặt trận. Đây thực sự là một cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh. Bộ đội ta phải lao động cật lực, với những công cụ đào thủ công trong điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, ngay dưới làn đạn pháo dày đặc của quân Pháp.

Khi đường hào đã kéo dài hàng chục kilômét trên cánh đồng thì bộ đội ta không còn cách nào ngụy trang để che mắt quân địch, mỗi tấc đất chiến hào bắt đầu phải trả bằng máu. Pháo địch bắn suốt đêm vào những đường hào của ta mà chúng đã phát hiện ban ngày. Máy bay liên tiếp thả đèn dù phát hiện những mục tiêu mới cho những trận oanh tạc. Địch đưa quân ra những trận địa ở gần, đánh bật bộ phận canh gác của ta, san lấp những đoạn hào, gài mìn ngăn bộ đội ta đào tiếp. Quá trình xây dựng trận địa tiến công, đào hào vây lấn, siết chặt vòng vây trở thành một cuộc chiến đấu gay go giữa ta và địch.

Thế nhưng các chiến hào vẫn như những mũi khoan, từ nhiều hướng lao nhanh về phía các cứ điểm của địch ở khu vực trung tâm, ngày càng siết chặt, với một sức mạnh không gì ngăn cản được. Mọi thủ đoạn phá hoại của địch đều bị thất bại.

Chú thích ảnh
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã đào hai loại chiến hào: một là loại giao thông hào trục, dùng cho việc cơ động bộ binh, cơ động pháo binh, vận chuyển thương binh, hình thành một đường vòng rộng, vây quanh trận địa ở phân khu trung tâm của địch; hai là loại giao thông hào tiếp cận của bộ binh, xuất phát từ vị trí trú quân của các đơn vị trong rừng đổ ra cánh đồng, cắt ngang giao thông hào trục, tiến vào những vị trí địch mà ta định tiêu diệt, dọc giao thông hào bộ binh, có đầy đủ hố phòng pháo sát thương, hầm trú ẩn, hào chiến đấu và ụ súng, cũng là nơi bộ đội ta hội họp, vui chơi giải trí. Các giao thông hào có độ sâu 1,7m (lút đầu người), đáy hào trục rộng 1,2m, đáy hào bộ binh rộng 0,6 mét. Về chiều dài, lúc đầu được ước tính trên bản đồ khoảng 100km, nhưng trong suốt quá trình chiến dịch, bộ đội ta đã phải đào lên gấp đôi, đến hơn 200km, hoàn toàn bằng sức người. Lưỡi xẻng ngày đầu mới được phát sáng loáng, tròn trĩnh, đến ngày đào xong chiến hào tiếp cận địch, lưỡi xẻng mòn hết, chỉ còn trơ lại một mảnh sắt nhỏ, cong như một vầng trăng khuyết.

Trong khi quân Pháp phải sinh hoạt trong những điều kiện thiếu thốn khủng khiếp, quân ta lại có điều kiện sinh hoạt khá phong phú. Nhờ trận địa chia cắt, ta còn thu được nhiều hàng tiếp tế của quân Pháp, trong đó có những mặt hàng rất cần thiết cho ta như đạn 105mm, đạn súng cối, huyết thanh khô, lương thực thực phẩm... Không chỉ khiến cho quân đội Pháp rơi vào tình thế tuyệt vọng, cuối cùng hoàn toàn thảm bại vào ngày 7/5/1954 , chiến thuật “Vây, lấn, tấn, diệt” trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã góp phần nâng tầm nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một mốc thang mới, đồng thời đóng góp một hình thái chiến đấu sáng tạo, độc đáo vào nghệ thuật quân sự thế giới.
-----------------------------------------------------
(1) “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký” Sđd trg. 948
(2) “Thời điểm của những sự thật - Henri Navarre”, NXB Công an Nhân dân, 2024.

Sáng mãi tinh thần đấu tranh của những người bạn Pháp vì hòa bình cho Việt Nam Sáng mãi tinh thần đấu tranh của những người bạn Pháp vì hòa bình cho Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam và là niềm mong đợi mãnh liệt của những người cộng sản và nhân dân yêu chuộng hòa bình tại Pháp. Đây là những nhận xét đầy tự hào và xúc động tại các hoạt động kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ ở thành phố Saint Pierre des Corps thuộc miền trung nước Pháp.
49 năm thống nhất đất nước: Chuyên gia Mỹ Latinh nhận định Việt Nam là 49 năm thống nhất đất nước: Chuyên gia Mỹ Latinh nhận định Việt Nam là "hải đăng" của hy vọng
Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành lại độc lập dân tộc. Đây là nhận định của Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, một trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh.

Theo Báo Tin tức
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Chiến thắng Điện Biên Phủ - cầu nối giúp Việt Nam và Algeria chia sẻ quá khứ, hướng tới tương lai

Chiến thắng Điện Biên Phủ - cầu nối giúp Việt Nam và Algeria chia sẻ quá khứ, hướng tới tương lai

Sáng ngày 4/11, tại Bảo tàng quốc gia Cựu chiến binh ở thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Bộ Cựu chiến binh và Người có công Algeria đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến cách mạng Algeria: ý nghĩa lịch sử và triển vọng tương lai”.
70 năm Hiệp định Geneve: Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

70 năm Hiệp định Geneve: Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

Theo Tổng biên tập tờ Resumen Latinoamericano của Argentina, ông Carlos Aznarez, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, cách đây 70 năm, là một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Dấu ấn Điện Biên Phủ trong dòng chảy mỹ thuật

Dấu ấn Điện Biên Phủ trong dòng chảy mỹ thuật

Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), cùng nhiều loại hình nghệ thuật khác, các triển lãm hội họa và điêu khắc diễn ra sôi nổi, góp phần đưa công chúng tìm hiểu và trải nghiệm những tháng ngày lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời tôn vinh các nghệ sĩ tạo hình đã và đang đóng góp tài năng sáng tạo của mình trên mặt trận văn hóa.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

Từ ngày 19-20/7, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 15 đã diễn ra sôi động tại Đại học Hannam (Daejeon, Hàn Quốc), với sự tham gia của hơn 1.000 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.
Mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Pháp

Mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Pháp

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cùng đoàn công tác của Đại sứ quán vừa có chuyến thăm và làm việc tại vùng Normandie, miền Bắc nước Pháp, nhằm thúc đẩy và mở rộng hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực tiềm năng.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Sáng 21/7 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.