--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:26 | 08/11/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những lưu ý khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Mở cửa đón khách từ ngày 1/11/2024, Bảo tàng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã thu hút nhiều người quan tâm đến quá khứ quân sự anh hùng của Việt Nam, đồng thời là địa điểm lý tưởng cho những người yêu thích lịch sử và văn hóa​.
Hơn 200 tài liệu, hiện vật tái hiện tại triển lãm “Điện Biên Phủ trên không - Bước ngoặt lịch sử”
Đoàn viên, thanh niên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tham quan Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Du khách thích thú với công nghệ sa bàn 3D mapping tái hiện các trận đánh thời xa xưa (Ảnh: Bảo tàng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng tại khu vực Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, từ năm 2019. Với diện tích rộng tới 386.600m², bảo tàng hiện lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, bao gồm 4 bảo vật quốc gia quý giá. Kiến trúc hiện đại của bảo tàng không chỉ để trưng bày về các giai đoạn lịch sử của chiến tranh mà còn là một không gian giao lưu, nơi khách tham quan có thể trải nghiệm và hiểu sâu hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thiết kế trưng bày của bảo tàng ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như sa bàn 3D mapping, các màn hình tra cứu thông tin và thuyết minh tự động audioguide. Khách tham quan có thể quét mã QR để tìm hiểu chi tiết về hiện vật và xem hơn 60 video giới thiệu về các chiến dịch lịch sử, trận đánh, cũng như những nhân vật anh hùng. Ngoài ra, bảo tàng còn nổi bật với tòa tháp Chiến thắng cao 45m ở sân trước và khối nhà chính có diện tích sàn rộng 64.640m2, mang đến diện mạo đặc trưng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nhiều du khách nước ngoài tham quan, tìm hiểu về lịch sử quân sự Việt Nam

(Ảnh: Bảo tàng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

Trong khuôn viên bảo tàng có các khu vực trưng bày ngoài trời, chia thành hai phần: bên trái là các vũ khí và trang bị của Quân đội Việt Nam, như pháo 85mm, pháo cao xạ 57mm, xe tăng PT67, máy bay MiG 17 và SU22; bên phải là các vũ khí của quân đội Pháp và Mỹ từng sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Nổi bật trong số này là pháo tự hành M-107 cỡ nòng 175mm và các loại máy bay Mỹ như A37, F5E, CH47, và C130, cùng nhiều loại bom đạn.

Phía trong bảo tàng, các hiện vật trưng bày theo 6 chủ đề lịch sử từ thời kỳ dựng nước và giữ nước đến hiện đại. Các hiện vật này được trưng bày theo trình tự thời gian, có chú thích chi tiết và tích hợp các hình thức truyền tải đa phương tiện như hình ảnh, màn hình thông tin, thuyết minh tự động. Đặc biệt, chiếc MiG-21 mang số hiệu 4324, biểu tượng của lực lượng không quân Việt Nam, được treo trên trần bằng dây cáp, tái hiện hình ảnh nó đang xuất kích bảo vệ Tổ quốc.

Các khu trưng bày ngoài trời và các biểu tượng hòa bình, như cây xanh và cánh chim bồ câu, là điểm nhấn khác trong kiến trúc của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Điều này thể hiện khát vọng hòa bình của Việt Nam và tinh thần của các thế hệ chiến sĩ trong suốt lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc.

Toàn bộ không gian bảo tàng là sự kết hợp giữa các hiện vật, công nghệ trình chiếu và mô hình sống động, giúp khách tham quan cảm nhận rõ rệt tinh thần anh hùng của quân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đa chiều, sâu sắc cho những ai yêu thích lịch sử và văn hóa quân sự của Việt Nam.

Khách tham quan Bảo tàng cần lưu ý những điều sau

- Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ mở cửa đón du khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12/2024.

- Khung giờ mở cửa tại Bảo tàng: Sáng từ: 8h-11h; Chiều từ: 13h -16h30. Bảo tàng sẽ tạm đóng cửa vào các ngày thứ 2, thứ 6 hàng tuần.

- Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam bằng xe bus. Một số tuyến bus thuận tiện như 71B, 74, 107 sẽ đưa du khách đến gần địa điểm bảo tàng. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, có thể đi dọc theo Đại lộ Thăng Long để đến Bảo tàng, thời gian di chuyển khoảng 30 phút tính từ trung tâm Hà Nội.

- Trang phục lịch sự, nên mang theo mũ, nón.

- Khách tham quan không tì tay lên kính, không chạm tay hay trèo lên hiện vật. Khi quay phim, chụp ảnh phải hỏi ý kiến nhân viên Bảo tàng để biết được phạm vi cho phép. Không dùng đèn flash để chụp ảnh hiện vật Bảo tàng.

- Khách tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây ra bất cứ tổn thất nào cho Bảo tàng.

- Các cơ quan, đơn vị, trường học… đến tham quan theo đoàn cần liên hệ đăng ký trước.

Ấn tượng triển lãm

Ấn tượng triển lãm "Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia"

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2022), ngày 22/6, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Thư viện Quân đội tổ chức khai mạc triển lãm "Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia".

Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Campuchia: Lời kể của những hiện vật

Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Campuchia: Lời kể của những hiện vật

Tập bài hát, đĩa hát Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk tặng bộ đội Trường Sơn; chứng minh thư của ông Nguyễn Thế Bôn - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7; chiếc đài của Trung tướng Nguyễn Chức... Đó là một số hiện vật trong tổng số hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu được trưng bày tại triển lãm "Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia".
Anh Vũ
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hành trình 80 năm của Quân đội dưới cờ Đảng quang vinh qua triển lãm lịch sử

Hành trình 80 năm của Quân đội dưới cờ Đảng quang vinh qua triển lãm lịch sử

Ngày 6/12 tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “80 năm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh”. Gần 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật quý đã được giới thiệu, tái hiện sinh động những đóng góp to lớn của Tổng cục Chính trị và vai trò của công tác đảng, công tác chính trị trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Mở cửa từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử quá khứ hào hùng của dân tộc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để du khách tham khảo trước khi đến check-in tại bảo tàng.
Kiều bào có thể tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự trên không gian số

Kiều bào có thể tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự trên không gian số

Thông qua ứng dụng YooLife, kiều bào Việt Nam ở xa tổ quốc có thể tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên không gian số.

Đọc nhiều

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (viết tắt RANEPA), còn gọi là Học viện Tổng thống.
Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Trong hai ngày 10 và 11/5 tại tỉnh Hải Dương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức chương trình trao viện trợ "Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025".
Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Ngày 10/5 tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Ca khúc Việt lời Nga” thu hút đông đảo giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên Khoa Tiếng Nga nhiều thế hệ đến tham dự. Chương trình là lời tri ân sâu sắc dành cho nhà giáo - dịch giả Lê Đức Mẫn, nguyên giảng viên Khoa Tiếng Nga, người đã dành trọn tâm huyết dịch hơn 60 ca khúc Việt Nam sang tiếng Nga trong suốt hơn ba thập kỷ qua.
Hiệu sách Việt giữa lòng Nhật Bản

Hiệu sách Việt giữa lòng Nhật Bản

Chia sẻ với phóng viên Đài NHK (Nhật Bản) trong một cuộc phỏng vấn gần đây, anh Ngô Ngọc Khánh, chủ hiệu sách Macaw tại thành phố Sakado (tỉnh Saitama) cho biết, việc mở hiệu sách tiếng Việt ở Nhật Bản không chỉ xuất phát từ đam mê đọc sách mà còn từ mong muốn gìn giữ và lan tỏa văn hóa quê hương nơi xứ người.
"Nhịp cầu kết nối Việt - Trung, Hải Phòng 2025”: sôi nổi, thiết thực, phong phú

"Nhịp cầu kết nối Việt - Trung, Hải Phòng 2025”: sôi nổi, thiết thực, phong phú

Ngày 10/5 tại Hải Phòng, Cục Ngoại vụ và Ngoại giao Văn hóa (Bộ Ngoại giao), Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng và Công ty CP Shinec phối hợp tổ chức chương trình “Nhịp cầu kết nối Việt - Trung, Hải Phòng 2025”.
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới