--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
16:16 | 19/03/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những ngôi chùa di sản

Chùa Cầu, Chùa Ông, Chùa Chúc Thánh (Hội An) là những di tích niên đại hàng trăm năm tuổi, chứa đựng những câu chuyện lịch sử gắn liền với tiến trình phát triển của đô thị cổ này.
Hai ngôi sao Hollywood Matthew McConaughey và Woody thăm khu di tích Nhà tù Hỏa Lò Hai ngôi sao Hollywood Matthew McConaughey và Woody thăm khu di tích Nhà tù Hỏa Lò
Khải Đoan - ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam Khải Đoan - ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam

Chùa Cầu được xem là biểu tượng của Hội An. Ảnh: H.S

Chùa Cầu được xem là biểu tượng của Hội An. Ảnh: H.S

Các đền, chùa, miếu mạo có đóng góp đáng kể trong quá trình định hình văn hóa Hội An. Đó cũng có thể xem là chỉ dấu cho nguồn lực văn hóa và vốn liếng văn hóa Hội An lắng đọng theo thời gian.

Chùa Cầu

Là chùa nhưng Chùa Cầu không thờ Phật. Công trình này ban đầu được tạo lập để thông thương đi lại. Qua các tư liệu để lại, “cầu” và “chùa” được xây dựng cách nhau khoảng hơn nửa thế kỷ song khó phát hiện dấu hiệu không trùng khớp trong từng cấu kiện của tổng thể Chùa Cầu.

Chùa thờ tượng Bắc Đế Trấn Vũ nhằm cầu mong sự bình an, ổn định về địa thế, phong thổ của Hội An. Căn cứ vào văn bia tại Chùa Cầu và những nguồn tư liệu khác thì di tích này được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17. Chùa Cầu đã được trùng tu, sửa chữa 7 lần vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915, 1917 và 1986.

Trong Chùa Cầu thờ hai cặp tượng chó và khỉ. Có ý kiến cho rằng đó là cách ghi niên đại theo kiểu người Nhật. Lại có nhận định đó là những tô tem mà người Nhật sùng bái, tôn thờ. Trên cửa Chùa Cầu có gắn bức hoành gỗ được làm từ năm 1719, chạm nổi 3 chữ “Lai Viễn Kiều”, bên trái có châu ấn của chúa Nguyễn Phúc Chu. Theo giới nghiên cứu, chỉ riêng lối kiến trúc với hai chủ thể “chùa” và “cầu” gắn với nhau thành một thể thống nhất đã là điều độc đáo trong kho tàng kiến trúc Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho hay, di tích này do những thương nhân Nhật Bản đề xuất xây dựng và đầu tư vốn nhưng chỉ có những người thợ Việt Nam thiết kế, thi công và sáng tạo thì mới có không gian tương thích như vậy.

Nếu là người Hoa thiết kế thì với tư duy kiến trúc của họ quy mô công trình này sẽ rất lớn. Còn nếu là người Nhật thiết kế thì Chùa Cầu sẽ rất cao. Công trình này tiêu biểu cho việc giao thoa văn hóa, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của cư dân bản địa.

Tài nguyên sinh thái và di sản văn hóa ở Hội An có sự bổ trợ hài hòa rất độc đáo cho nhau. Nước ta có nhiều cầu ngói khác, nhưng chỉ Chùa Cầu nằm ngay giữa lòng đô thị. Chùa Cầu là một minh chứng cho vẻ đẹp không trùng lắp của đô thị di sản.

Dòng người dâng lễ, cầu an tại chùa Ông trong dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh: H.S

Dòng người dâng lễ, cầu an tại chùa Ông trong dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh: H.S

Chùa Ông

Gắn liền với quá trình di cư sau đó định cư của người Hoa tại Hội An, chùa Ông (miếu Quan Công) tọa lạc trên đường Trần Phú hiện là điểm đến của cộng đồng và du khách dịp lễ lạt, nhất là trong lễ hội Tết Nguyên tiêu hằng năm.

Chùa Ông được khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1653. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Miếu Quan Công ở phố Hội An, huyện Diên Phước do người làng Minh Hương xây dựng thờ Quan Thánh đế quân, quy chế lộng lẫy…”.

Chùa Ông đã được tu sửa nhiều lần vào các năm 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1966 nhưng nhìn chung di tích vẫn còn giữ được nguyên trạng. Đã có một thời kỳ dài trước đây chùa Ông được coi là trung tâm tín ngưỡng ở Hội An.

Kết cấu và trang trí của chùa Ông là điển hình của các miếu đền, chùa cổ ở Hội An. Di tích này có mặt bằng theo kiểu chữ quốc do nhiều nếp nhà hợp lại mà thành.

Theo giới nghiên cứu, chùa Ông là một trong 9 loại hình di tích cổ thuộc đô thị cổ Hội An có giá trị về nhiều mặt, nhất là về kết cấu kiến trúc. Mặc dù di tích này mang hình thức và kiểu thức của người Trung Quốc nhưng nhìn chung về kết cấu trang trí là một công trình đặc sắc, đặc biệt là do thợ làng Kim Bồng làm nên.

Chùa Ông còn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về mặt dân tộc học, xã hội học… Hệ thống hoành phi câu đối với nội dung chứa đựng triết lý nhân sinh có giá trị văn hóa, không những giúp cho việc giáo dục định hình lối sống con người trong xã hội xưa mà cũng tương thích trong xây dựng nếp sống, con người mới ngày nay.

Chùa Chúc Thánh nhìn từ trên cao.Ảnh: H.S

Chùa Chúc Thánh nhìn từ trên cao.Ảnh: H.S

Chùa Chúc Thánh

Cũng hình thành vào thời kỳ hưng thịnh của thương cảng Hội An, tổ đình Chúc Thánh là một trong những ngôi chùa lâu đời bậc nhất của đô thị cổ này. Theo lý lịch di tích do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An lập, nhà sư Lương Thế Ân là tổ khai sơn chùa Chúc Thánh.

Cái tên Chúc Thánh mang ý nghĩa chúc cho thánh thượng tốt lành, qua đó muốn thể hiện tình cảm của mình đối với các chúa Nguyễn trong việc đãi Phật giáo nói chung và nhà sư nói riêng.

Chùa Chúc Thánh (tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng) khai sơn vào khoảng cuối thế kỷ 17, lúc khởi phát là một thảo am tranh tre đơn giản, dần dần được các thế hệ đệ tử mở rộng và phát triển quy mô kiến trúc bề thế như hiện nay.

Vãn cảnh chùa, dễ dàng nhận ra sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc trong và ngoài nước, giữa truyền thống với hiện đại. Trong khuôn viên chùa có nhiều tháp mộ của các vị sư trụ trì qua các thế hệ, trong đó nổi bật nhất có lẽ là bảo tháp của tổ sư Minh Hải.

Theo người dân địa phương, dù cách Khu phố cổ Hội An chỉ vài cây số nhưng khoảng ba chục năm về trước, chùa Chúc Thánh vẫn là một nơi khá hẻo lánh, xung quanh lưa thưa những cánh rừng dương liễu và lối đi vào xuyên qua những triền cát.

Ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, Hội An là nơi khai sinh ra dòng tu Lâm Tế - Chúc Thánh của Phật giáo Đàng Trong, từ đó lan tỏa đi nhiều nơi và cả ở nước ngoài. Đây là một trong những dòng tu lớn của Phật giáo Việt Nam.

Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn là di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn là di sản phi vật thể quốc gia
Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị Nước Mặn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ tư của tỉnh Bình Định được ghi danh, tiếp sau võ cổ truyền Bình Định, hát bội Bình Định và nghệ thuật bài chòi Bình Định.
Miền di sản - Tinh hoa và bản sắc Miền di sản - Tinh hoa và bản sắc
Festival “Về miền quan họ-2023” là ngày hội văn hóa đặc sắc, kết nối, lan tỏa giá trị di sản văn hóa trên tinh thần đoàn kết, phát triển qua phần trình diễn của các đoàn nghệ thuật đến từ 7 tỉnh, thành phố vinh dự sở hữu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Báo Quảng Nam
Nguồn: baoquangnam.vn

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND