--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Nhịp sống qua ảnh
07:30 | 19/11/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những ngôi chùa Việt Nam trên đất bạn Lào

Những ngôi chùa Việt trên đất Lào là nơi tập hợp, đoàn kết, động viên, hỗ trợ bà con gìn giữ tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cội nguồn. Đồng thời thúc đẩy vai trò cầu nối quan hệ hữu nghị nhân dân và Phật giáo giữa Việt Nam - Lào.
Cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Lào có nhiều đóng góp trong các hoạt động từ thiện xã hội
Phật giáo kết nối tình hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia
Theo số liệu của Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện tại Lào có 15 ngôi chùa Việt trải dài từ Bắc, Trung cho tới Nam Lào với khoảng 20 chư tăng, ni.  Tất cả các ngôi chùa Việt tại Lào đều là thành viên của Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào và có quan hệ chặt chẽ với Hội người Việt Nam tại địa phương. Hoạt động của các chùa Việt tại Lào đều phù hợp với phong tục tập quán của Lào và Phật giáo. (Ảnh: Phatgiao.org.vn)
Theo số liệu của Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện tại Lào có 15 ngôi chùa Việt trải dài từ Bắc, Trung cho tới Nam Lào với khoảng 20 chư tăng, ni. Tất cả các ngôi chùa Việt tại Lào đều là thành viên của Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào và có quan hệ chặt chẽ với Hội người Việt Nam tại địa phương. Hoạt động của các chùa Việt tại Lào đều phù hợp với phong tục tập quán của Lào và Phật giáo. (Ảnh: Phatgiao.org.vn)
Chùa Bàng Long là ngôi chùa Việt được xây dựng đầu tiên tại Lào (năm 1942) và  là một trong những ngôi chùa lớn nhất của người Việt Nam tại Lào. Tên Chùa Bàng Long nhắc nhở cho các thế hệ con cháu người Việt tại Lào không quên nguồn cội. Chữ Bàng là thời đại Hồng Bàng, còn chữ Long có nghĩa là Lạc Long Quân. (Ảnh: Tạp chí Lào - Việt)
Chùa Bàng Long là ngôi chùa Việt đầu tiên tại Lào (được xây dựng năm 1942) và là một trong những ngôi chùa lớn nhất của người Việt Nam tại Lào. Tên Chùa Bàng Long nhắc nhở cho các thế hệ con cháu người Việt tại Lào không quên nguồn cội. Chữ Bàng là thời đại Hồng Bàng, còn chữ Long có nghĩa là Lạc Long Quân. (Ảnh: Tạp chí Lào - Việt)
Chùa Bàng Long là nơi quy tụ cộng đồng bà con Việt kiều đang sinh sống tại Lào trên tinh thần hòa hợp đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Hiện đây là nơi sinh hoạt của cộng đồng kiều bào tại thủ đô Vientiane cũng như cả nước Lào để bà con thực hiện đời sống tâm linh và tu học Phật pháp. Trong ảnh, một lớp học tiếng Lào miễn phí tại chùa Bàng Long. (Ảnh: Tạp chí Lào - Việt)
Chùa Bàng Long là nơi quy tụ cộng đồng bà con Việt kiều đang sinh sống tại Lào trên tinh thần hòa hợp đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Hiện đây là nơi sinh hoạt của cộng đồng kiều bào tại thủ đô Viêng Chăn cũng như cả nước Lào để bà con thực hiện đời sống tâm linh và tu học Phật pháp. Trong ảnh, một lớp học tiếng Lào miễn phí tại chùa Bàng Long. (Ảnh: Tạp chí Lào - Việt)
Được khánh thành cuối năm 2010 với diện tích hơn 2.000 m2, chùa Phật Tích luôn là niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Lào bởi lối kiến trúc mang đậm nét tâm linh Việt. Ngôi chùa được xây dựng trên tòa tháp 7 tầng, mỗi tầng tháp được đặt trang trọng một bức tượng Phật ngự trên đài hoa sen bình yên. Ở mỗi mái đao của tầng tháp là hình tượng tứ linh: long, lân, quy, phụng quen thuộc của người Việt. (Ảnh: Chùa Phật Tích
Được khánh thành cuối năm 2010 với diện tích hơn 2.000 m2, chùa Phật Tích ở thủ đô Viêng Chăn (Lào) luôn là niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Lào bởi lối kiến trúc mang đậm nét tâm linh Việt. Ngôi chùa được xây dựng trên tòa tháp 7 tầng, mỗi tầng tháp được đặt trang trọng một bức tượng Phật ngự trên đài hoa sen bình yên. Ở mỗi mái đao của tầng tháp là hình tượng tứ linh: long, lân, quy, phụng quen thuộc của người Việt. (Ảnh: Chùa Phật Tích Viêng Chăn Lào)
Những ngôi chùa Việt Nam trên đất bạn Lào
Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào, trụ trì chùa Phật Tích cho biết: "Cộng đồng người Việt sinh hoạt tại chùa Phật Tích Viêng Chăn, Lào, coi đây là một điểm tựa và cũng là nơi nương tựa về Phật giáo, cũng như thể hiện văn hóa truyền thống của người Việt Nam chúng ta tại Lào. Bà con sinh hoạt ở chùa Phật Tích là cầu an, cầu siêu và sinh hoạt học giáo lý Phật pháp, tiếp thu lời dạy của Đức Phật để áp dụng vào trong cuộc sống hiện tại của mình và khi được tiếp xúc với những lời dạy đó, phật tử sẽ cảm thấy hạnh phúc, bớt đi những cái lỗi lầm hơn". Trong ảnh, Thượng tọa Thích Minh Quang trao quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại thủ đô Viêng Chăn. (Ảnh: VOV.VN)
Chùa Bồ Đề ở tỉnh Khammoune, Trung Lào cũng là một trong những ngôi chùa Việt lâu đời tại đất nước Triệu Voi. Ngày 12/11, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Trung ương Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1, dự án trùng tu Chùa Bồ Đề. Hầu hết kinh phí giai đoạn 1 của dự án do bà con phật tử tại Lào, Việt Nam và châu Âu ủng hộ. (Ảnh: TTXVN)
Chùa Bồ Đề ở tỉnh Khammoune, Trung Lào cũng là một trong những ngôi chùa Việt lâu đời tại đất nước Triệu Voi. Ngày 12/11, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Trung ương Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1, dự án trùng tu Chùa Bồ Đề. Hầu hết kinh phí giai đoạn 1 của dự án do bà con phật tử tại Lào, Việt Nam và châu Âu ủng hộ. (Ảnh: TTXVN)
Các chư tăng Lào và Việt cùng nhau tụng kinh tại tòa Chánh điện mới của Chùa Bồ Đề Lào.
Chư tăng Lào - Việt tụng kinh tại tòa Chánh điện mới của Chùa Bồ Đề Lào. (Ảnh: TTXVN)
Cũng trong tháng 11 này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Lào đã khánh thành công trình Tam bảo tại Chùa Diệu Giác (thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet, Lào). Đây là ngôi chùa Ni đầu tiên của người Việt tại Trung Lào, được những người Việt sang lập nghiệp định cư tại đây xây dựng theo kiến trúc thuần Việt từ những năm 30 của thế kỷ trước.
Cũng trong tháng 11 này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Lào đã khánh thành công trình Tam bảo tại Chùa Diệu Giác (thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet, Lào). Đây là ngôi chùa Ni đầu tiên của người Việt tại Trung Lào, được những người Việt sang lập nghiệp định cư tại đây xây dựng theo kiến trúc thuần Việt từ những năm 30 của thế kỷ trước. (Ảnh: TTXVN)
Trong gần 100 năm qua, chùa Diệu Giác là nơi sinh hoạt tôn giáo không chỉ của bà con Phật tử người Việt Nam mà còn của các Phật tử người Lào. Sau gần 2 năm xây dựng, ngôi chùa này đã hoàn thành việc trùng tu, nâng cấp đủ điều kiện thuận duyên để tổ chức tu học Phật pháp, làm trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trao đổi văn hoá và tìm hiểu giáo lý Phật đà cho cộng đồng phật tử hai nước Việt Nam-Lào. (Ảnh: TTXVN)
Trong gần 100 năm qua, chùa Diệu Giác là nơi sinh hoạt tôn giáo không chỉ của bà con Phật tử người Việt Nam mà còn của các Phật tử người Lào. Sau gần 2 năm xây dựng, ngôi chùa này đã hoàn thành việc trùng tu, nâng cấp đủ điều kiện thuận duyên để tổ chức tu học Phật pháp, làm trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trao đổi văn hoá và tìm hiểu giáo lý Phật đà cho cộng đồng phật tử hai nước Việt Nam - Lào. Trong ảnh, các nhà sư tại lễ thành Tam bảo chùa Diệu Giác (Ảnh: TTXVN)
Hiện có hơn 100.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lào, họ có thể là thế hệ thứ 2, thứ 3 hay là những tri thức, doanh nhân hoặc đơn thuần chỉ là người dân lao động bình thường. Thế nhưng, dù ở ngành nghề nào thì họ luôn coi chùa là điểm sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Sâu xa hơn, chùa còn là nơi gìn giữ, bảo tồn bản sắc và quảng bá văn hóa của dân tộc Việt đến với bạn bè quốc tế. (Ảnh: Chùa Phật Tích Viêng Chăn Lào)
Hiện có hơn 100.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lào, họ có thể là thế hệ thứ 2, thứ 3 hay là những tri thức, doanh nhân hoặc đơn thuần chỉ là người dân lao động bình thường. Thế nhưng, dù ở ngành nghề nào thì họ luôn coi chùa là điểm sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Sâu xa hơn, chùa còn là nơi gìn giữ, bảo tồn bản sắc và quảng bá văn hóa của dân tộc Việt đến với bạn bè quốc tế. (Ảnh: Chùa Phật Tích Viêng Chăn Lào)
Từ tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Phật giáo, từ triết lý nhân sinh Bầu ơi thương lấy bí cùng của dân tộc Việt Nam, các sư thầy cùng các tăng ni Phật tử tại Lào thường kêu gọi tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo như tham gia quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, bị bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn... ở nước sở tại cũng như ở Việt Nam. (Ảnh: Chùa Phật Tích Viêng Chăn Lào)
Từ tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Phật giáo, từ triết lý nhân sinh Bầu ơi thương lấy bí cùng của dân tộc Việt Nam, các sư thầy cùng các tăng ni Phật tử tại Lào thường kêu gọi tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo như tham gia quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, bị bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn... ở nước sở tại cũng như ở Việt Nam. (Ảnh: Chùa Phật Tích Viêng Chăn Lào)
Để người Việt tại Lào có được sự tự do trong hoạt động tôn giáo hướng về quê hương không thể không nhắc tới sự hỗ trợ của chính quyền nước sở tại. Bên cạnh đó, Đại sứ quán cùng các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở tôn giáo của người Việt trong tổ chức các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho cộng đồng. (Ảnh: KT)
Để người Việt tại Lào có được sự tự do trong hoạt động tôn giáo hướng về quê hương không thể không nhắc tới sự hỗ trợ của chính quyền nước sở tại. Bên cạnh đó, Đại sứ quán cùng các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở tôn giáo của người Việt trong tổ chức các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho cộng đồng. (Ảnh: KT)
những ngôi chùa Việt Nam tại Lào vẫn đang làm tốt sứ mệnh của mình, là niềm tự hào, cầu nối để những người Việt Nam tại Lào luôn hướng về quê hương Tổ quốc, là keo sơn gắn kết tình hữu nghị cộng đồng giữa Việt Nam và Lào. (Ảnh: TTXVN)
Những ngôi chùa Việt Nam tại Lào là cầu nối để những người Việt Nam tại Lào luôn hướng về quê hương Tổ quốc, là chất keo gắn kết tình hữu nghị cộng đồng giữa Việt Nam và Lào. (Ảnh: TTXVN)
Truyền tải thông điệp về chính sách tự do, hòa hợp tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam Truyền tải thông điệp về chính sách tự do, hòa hợp tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam
Trung ương Mặt trận Lào đánh giá cao đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào Trung ương Mặt trận Lào đánh giá cao đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào
Minh Thái (T/h)
Nguồn:

Bình luận

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để lại nhiều dấu ấn sau 100 ngày đầu tiên tại nhiệm. Tổng kết những số liệu nổi bật trong 100 ngày này, tờ The Washington Post đăng tải bài "100 ngày đầu tiên của Trump trong 10 biểu đồ" của các tác giả Chris Alcantara, Nick Mourtoupalas, Azi Paybarah và Clara Ence Mors. Tạp chí Thời Đại lược dịch và trân trọng giới thiệu đến độc giả.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên đến thăm Kazakhstan trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Kazakhstan.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024