
Những "người mẫu" đặc biệt trong tà áo dài Việt Nam
![]() |
Những người mẫu tham gia trình diễn bộ sưu tập: "Áo dài: Hội nhập và phát triển". (Ảnh: phunuvietnam.vn) |
Bà Kamitani Naoko, Giám đốc Trung tâm Thông tin Văn hóa Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: Áo dài là trang phục có tính linh hoạt cao giúp người thiết kế có thể thực hiện nhiều ý tưởng kết hợp về chất liệu, sáng tạo kiểu dáng đa dạng theo từng thời đại. Áo dài Việt Nam và Kimono Nhật Bản thể hiện "sự thấu hiểu và đồng cảm" - một yếu tố quan trọng giữ vai trò nền tảng trong sự phát triển quan hệ hai quốc gia.
![]() |
Bà Kamitani Naoko, Giám đốc Trung tâm Thông tin Văn hóa Nhật Bản (trái) và bà Nomura Mone, Tùy viên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. (Ảnh: phunuvietnam.vn) |
Theo bà Nomura Mone, Tùy viên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: Áo dài thường gắn liền với hình ảnh tấm vải lụa mềm mại, nhẹ nhàng tung bay trong gió. Tuy nhiên chiếc áo dài bà mặc sử dụng chất liệu vải may thắt lưng obi giúp bà cảm nhận được độ nặng của áo như khi mặc Kimono.
![]() |
Phu nhân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Suzuko Knapper. (Ảnh: phunuvietnam.vn) |
Bà Suzuko Knapper, Phu nhân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết, văn hóa - trong đó có thời trang - có sức lan tỏa mạnh mẽ, gắn kết con người ở nhiều quốc gia. "Tham gia sự kiện với chiếc áo dài lấy cảm hứng từ Nhật Bản, vốn là quê hương tôi nhưng với tư cách là đại diện của Hoa Kỳ, đó là niềm vinh dự", bà nói.
![]() |
Cô Pamela Orozco, con gái Đại sứ Elsavador tại Việt Nam. (Ảnh: phunuvietnam.vn) |
Cô Pamela Orozco, con gái Đại sứ Elsavador tại Việt Nam hào hứng khi được mặc áo dài: “Áo dài gợi nhớ đến bông hoa của cây maquilishuat, loài cây tiêu biểu của quốc gia chúng tôi”.
Bộ sưu tập “Áo dài: Hội nhập và phát triển” lấy cảm hứng từ văn hóa đặc trưng của nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nhà thiết kế đã sử dụng từ những hoa văn truyền thống, chất liệu vải đặc trưng cho đến phom dáng, cách điệu một số chi tiết về vai, tay áo… thể hiện giao thoa văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên tà áo dài.
Trình diễn bộ sưu tập này cũng là những người mẫu đặc biệt đến từ nhiều quốc gia. Mỗi người đều mặc áo dài có họa tiết hoặc nét văn hóa đặc trưng của nước mình.
Tác giả của bộ sưu tập, hoa hậu Ngọc Hậu cho biết: “Mỗi chiếc áo dài như một chiếc cầu nối mềm mại, có thể gắn kết một cách tinh tế các nền văn hóa với nhau, giúp các nước cảm nhận và yêu văn hóa Việt Nam hơn. Tôi mong muốn áo dài sẽ trở thành "sứ giả văn hóa" đưa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè năm châu”.
![]() Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, vừa qua Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C đã tổ chức ngày hội “Áo dài – Tinh hoa văn hoá Việt” tại Nhà R – ngôi nhà Việt thân yêu tại Hoa Kỳ. Đây cũng là sự kiện định kỳ hàng tháng theo luân phiên trong khuôn khổ hoạt động của Hội Phu nhân Phu quân ASEAN tại Washington DC, Hoa Kỳ. |
![]() Lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức Lễ hội trang phục áo bà ba, áo dài quy mô lên đến 5.000 người và đã xác lập kỷ lục Việt Nam về “Duyên dáng Phương Nam”. |
Tin bài liên quan

Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Nhà làm phim Hân Lê: để vẻ đẹp tà áo dài Việt trường tồn với thời gian

Ra mắt Câu lạc bộ di sản áo dài Việt Nam tại Bỉ
Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
