--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
10:33 | 29/06/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những người Mông "cõng" đồ lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử

Các porter có thể gùi được khoảng 20 - 35kg, đôi khi phải cõng khách khi họ bị ốm hoặc chấn thương.
Lạ mà hay: Dùng chim chào mào đầu đàn dụ chim rừng về hót quanh nhà Một Hạ Long hoàn toàn khác lạ những năm đầu thập niên 90 Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh những ngày tháng 6
nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu

Ngoài chinh phục nóc nhà Đông Dương ở độ cao 3.143m, nhiều đoàn leo núi còn lựa chọn các đỉnh cao khác ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu như Pu Ta Leng (3.096m), Pusilung (3.083m) hay Bạch Mộc Lương Tử (3.046m). Bạch Mộc Lương Tử còn có tên là Đỉnh Kỳ Quan San, thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai, được cho là cao thứ 4 Việt Nam và khó tiếp cận hơn so với đỉnh Fansipan.

nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu
Nhóm porter người Mông do anh Sòng A Trư (giữa) làm trưởng nhóm bắt đầu gùi đồ cho khách từ năm 2002, chủ yếu phục vụ các đoàn khách chinh phục đỉnh Bạch Mộc Lương Tử. Các thành viên trong nhóm đến từ nhiều xã ở Lào Cai, trong bán kính khoảng 70km tính từ xã Sàng Ma Sáo, điểm bắt đầu hành trình lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử.
nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu

Sòng A Trư cho biết thời gian đầu mỗi năm chỉ có một đoàn leo núi tới đây nhưng lượng khách tăng dần từ năm 2008 và đông nhất sau năm 2016, khi tuyến cáp treo Fansipan hoàn thành. Mùa leo núi thường kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 4 năm sau. Mỗi tháng anh Trư kiếm được 3-4 triệu đồng, nhiều nhất có thể đến 8 triệu đồng nếu vợ làm cùng. Ngoài thời gian này, cả nhóm lại quay về làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ hoặc tham gia tour dẫn khách tham quan ở Sa Pa.

nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu

Công việc chính của một porter là gùi đồ cho khách, bên cạnh đó mỗi người còn được phân công dẫn đường, chốt đoàn, giúp đỡ khách trong các tình huống cụ thể. Một chuyến chinh phục Kỳ Quan San dài khoảng 3 ngày, mỗi porter sẽ được trả một triệu đồng tiền công hỗ trợ nhóm khách từ 4 đến 5 người. Các porter có thể gùi được khoảng 20kg hành lý, khách muốn gửi thêm đồ có thể thương lượng về tiền công, tăng tối đa 10 -15kg.

nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu

Những trang bị bắt buộc phải có gồm gùi, dao găm, đèn pin, áo mưa và balo đựng áo ấm, đồ y tế... Theo anh Má A Vàng, porter có 10 năm kinh nghiệm trong nhóm, những rủi ro lớn nhất trong nghề là khách đi lạc, bị ốm, rắn rết cắn và gặp chấn thương không đi lại được. Thi thoảng khách đi lạc vì không nghe theo hướng dẫn, các porter sẽ hú lên để tìm. Mỗi năm anh Vàng cùng những porter khác phải cõng khách xuống núi khoảng 3 - 4 lần do bị ốm hoặc gặp chấn thương. Nếu khách quá yếu họ sẽ dùng dây buộc khách vào người. Đây cũng là tình huống khiến các porter e ngại nhất vì họ phải rất vất vả để đưa khách xuống từ những con đường mòn và vách đá cheo leo.

nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu
Anh Lý A Tủa gia cố lại bao tải đựng đồ của khách trước khi lên đường. Ngoài chiếc gùi, các porter còn có một dụng cụ làm bằng gỗ, có hình dáng như chiếc cáng với quai đeo hai bên vai tự chế để buộc đồ, trong tiếng Mông gọi là cái “ca chủa” hoặc “trang khi”. Anh Tủa chia sẻ, công việc này với anh không có gì vất vả vì anh đã quen gùi ngô, sắn lên xuống những ngọn núi từ nhỏ.
nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu
Sùng A Hồng, 16 tuổi, đang ngồi nghỉ chờ đoàn khách của mình đi qua. Hồng hiện học lớp 9, vào những ngày cuối tuần cậu đi làm porter, khoảng 1 - 2 tháng một chuyến. Hồng kể, niềm vui lớn nhất của em là được khách bo nhiều tiền, có khi lên tới 1 - 1,5 triệu đồng một chuyến.
nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu
Năm 2015, nhóm porter của anh Trư cùng nhau dựng một lán trại ở đỉnh 2.100 m làm chỗ ăn nghỉ cho các đoàn khách. Đây là trạm nghỉ qua đêm duy nhất trong suốt hành trình chinh phục đỉnh núi cao hơn 3.000 m. Toàn bộ khu lán được hoàn thành trong 3 tháng, chủ yếu bằng sức người, loại máy móc duy nhất được sử dụng là chiếc cưa xẻ gỗ chạy bằng xăng.
nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu
Giữa tháng 6, nhiệt độ ban đêm trên núi chỉ ở khoảng 15 độ C kèm theo gió mạnh. Vào những ngày có đoàn đông, các porter sẽ ngủ ngoài trời để nhường chỗ trong lán cho khách. Một số người còn khoẻ sẽ cùng uống rượu đến rạng sáng mới ngủ.
nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu
Trời sáng, đoàn tiếp tục lên đường. Trong ảnh là một nữ porter được phân công đi trước đoàn 1 tiếng để chuẩn bị sẵn đồ ăn, nước uống.
nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu
Dãy núi Ky Quan San mang đến thu nhập bằng nhiều cách cho những người Mông sống tại đây. Ngoài làm nông hay porter, người dân còn đi hái nấm, lấy mật ong, phong lan rừng… để mang xuống chợ phiên hoặc bán cho thương lái dưới xuôi.

Xem thêm

nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu Đặc sản xứ Lạng: Rùa đá nhốt rọ, quả lạ vàng rực, rết độc nhốt chai

Hàng năm tại khu du lịch núi Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn) vẫn diễn ra chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn. Tại đây, la liệt ...

nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu "Tuyệt tình cốc" trên đỉnh đồi ở miền Tây

Hồ nằm trên đỉnh núi Tà Pạ ở An Giang là một trong những điểm check-in được phượt thủ yêu thích.

nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu “Cây đại thụ” vùng ngã ba biên giới

Nói đến nữ già làng Y Pan, người dân làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn thường tự hào ...

nhung nguoi mong cong do len dinh bach moc luong tu Biểu tượng của Huế qua bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bút ký đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ ...

Theo Vnexpress
Nguồn:

Tin bài liên quan

Viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Lào Cai

Viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Lào Cai

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 114 chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) với tổng giá trị cam kết đạt 20,1 triệu USD, trong đó giải ngân ước đạt gần 16,6 triệu USD. Nguồn viện trợ này trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển bền vững tại địa phương.
Trẻ em Lai Châu đối thoại với đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

Trẻ em Lai Châu đối thoại với đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn và cầu thị, Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lai Châu với trẻ em năm 2025 đã trở thành diễn đàn ý nghĩa để trẻ em cất lên tiếng nói, nêu lên quan tâm về AI, thuốc lá điện tử, tảo hôn và được các cấp lãnh đạo lắng nghe, phản hồi rõ ràng, thiết thực.
Hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 32 hộ dân tại Lào Cai

Hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 32 hộ dân tại Lào Cai

Sáng 3/6/2025, tại xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Bưu điện tỉnh Lào Cai đã trao tiền mặt hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở đợt một cho 32 hộ dân bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi hồi tháng 9 vừa qua.

Đọc nhiều

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.