--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
09:37 | 12/07/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những phụ nữ làm việc ở nơi lạnh nhất thế giới

“Bưu điện chim cánh cụt” là nơi làm việc của một nhóm 4 phụ nữ ở vùng xa xôi và lạnh nhất trái đất - Nam Cực.
Ngày Môi trường Thế giới 5/6: Thế giới đối mặt với ô nhiễm nhựa Ngày Môi trường Thế giới 5/6: Thế giới đối mặt với ô nhiễm nhựa
Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”.
Nơi kết nối khoa học Việt Nam với thế giới Nơi kết nối khoa học Việt Nam với thế giới
Ngày 10/7, trường hè nâng cao về lý thuyết trường lượng tử và lực hấp dẫn lượng tử khai mạc tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động khoa học do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp phối hợp với Ban tổ chức quốc tế của hội thảo, UBND tỉnh Bình Định tổ chức.

Nơi quanh năm tuyết trắng

Port Lockroy được biết đến với biệt danh gần gũi là "Bưu điện chim cánh cụt". Có diện tích bằng một sân bóng đá, đây còn là nơi sinh sống của hơn 1.000 con chim cánh cụt Gentoo. Đây cũng là bưu điện hẻo lánh nhất thế giới, tọa lạc trên đảo Goudier ở Nam Cực - Nơi lạnh nhất, khô nhất và nhiều gió nhất Trái đất.

Những phụ nữ làm việc ở nơi lạnh nhất thế giới 1

Đảo Goudier có hơn 1.000 con chim cánh cụt Gentoo sinh sống

Port Lockroy hình thành vào năm 1944, là một phần nhiệm vụ bí mật của chính phủ Anh trong Thế chiến thứ hai mang tên "Chiến dịch Tabarin" nhằm củng cố chủ quyền của nước này đối với khu vực và thiết lập sự hiện diện vĩnh viễn ở Nam Cực.

Port Lockroy vốn là cơ sở nghiên cứu khoa học nhưng kiêm nhiệm cả chức năng bưu điện, bảo tàng và cửa hàng quà lưu niệm, được quản lý bởi Ủy ban Di sản Nam Cực của Vương quốc Anh (UKAHT).

Port Lockroy đã trở thành điểm hẹn cho các nhà thám hiểm, nhà khoa học và gần đây còn có cả khách du lịch. “Bưu điện chim cánh cụt” xử lý trung bình 80.000 thư mỗi năm, tất cả đều do du khách viết. Chỉ trong mùa du lịch 2022 - 2023, đã có gần 16.000 du khách từ hơn 200 con tàu đi qua khu vực, biến nơi đây thành một trong những điểm nhộn nhịp nhất ở Nam Cực.

Mỗi năm, một nhóm được chọn để đảm nhiệm việc điều hành và bảo trì cơ sở từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Sau đại dịch Covid-19, có khoảng 4.000 người đã đăng ký tham gia ứng tuyển nhưng chỉ có 4 phụ nữ được chọn.

Những phụ nữ làm việc ở nơi lạnh nhất thế giới 2

Nhóm 4 người phụ nữ làm việc ở “Bưu điện chim cánh cụt”

Clare Ballantyne là thạc sĩ khoa học địa chất tại Đại học Oxford năm nay. Cô giữ chức quản lý bưu điện, chịu trách nhiệm xử lý khoảng 80.000 bưu thiếp gửi đến hơn 100 quốc gia.

Mairi Hilton, người đang học tiến sĩ về sinh học bảo tồn tại Australia. Cô đảm nhiệm vai trò giám sát động vật hoang dã, chịu trách nhiệm chính trong việc đếm số lượng chim cánh cụt trên đảo và đàn con mới sinh và tổ của chúng.

Lucy Bruzzone chịu trách nhiệm quản lý cơ sở. Trước đây, cô là nhà khoa học biệt phái từ Đại học Cambridge đến chuyến thám hiểm Bắc Cực, phải điều phối các tàu đến thăm và liên lạc với các nhà lãnh đạo đoàn thám hiểm.

Natalie Corbett đã tham gia vào ngành bán lẻ hơn 10 năm, đảm nhận gánh nặng của người quản lý cửa hàng quà lưu niệm.

Vượt qua vòng tuyển chọn với tỷ lệ chọi 1 trên 1.000, nhóm 4 người phải trải qua khóa huấn luyện ở Anh, rồi vượt qua hành trình 8.000 dặm bằng máy bay và thuyền, từ Bắc tới Nam Bán cầu. Hải quân Hoàng gia Anh hỗ trợ họ vượt biển, giúp dọn lớp tuyết dày 4m bao phủ cơ sở Port Lockroy.

Nam Cực quanh năm đóng băng với tuyết, ngay cả trong mùa hè. Nhiệt độ trung bình của bưu điện ở Port Rockroy là từ -15°C đến 5°C. 4 nhân viên phải làm việc ngoài trời lạnh giá vài giờ mỗi ngày.

Những phụ nữ làm việc ở nơi lạnh nhất thế giới 3
Ở ngoài trời lạnh giá

Sống chật chội giữa mênh mông tuyết

Cô Ballantyne cho biết, chim cánh cụt có ở khắp mọi nơi. Một trong những nhiệm vụ chính của họ là đếm số lượng chim cánh cụt và thu thập dữ liệu môi trường. Dữ liệu khoa học mà họ thu thập được về mô hình sinh sản của loài Gentoo là phần tiếp nối của nghiên cứu đã kéo dài hàng thập niên.

Đây không phải là công việc dễ dàng. Trong vòng 5 tháng, 4 người phụ nữ ở chung một phòng ngủ, không có nước máy, không có internet và 2 tuần mới có 1 ngày nghỉ.

Vicky Inglis - Điều phối viên hoạt động thực địa của Ủy ban Di sản Nam Cực (AHT) thuộc Vương quốc Anh cho biết: “Đó là một trải nghiệm rất thử thách”. Nhóm 4 người ở Port Lockroy phải sống chật chội, không có nơi nào riêng tư, hầu hết thực phẩm được đóng hộp hoặc sấy khô.

Nhóm phụ nữ ở Port Lockroy chia sẻ trên blog: “Chúng tôi dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ, sau đó đi dạo quanh đảo, thật chậm rãi để quan sát mọi thứ, đặc biệt là những thứ nhỏ ít được chú ý như sên biển, sao biển, rêu và các loài nhuyễn thể”.

Camilla Nichol - Giám đốc điều hành của AHT - cho biết: “Về việc lựa chọn ứng viên, chúng tôi không thể tuân theo công thức nào. Đó là về khả năng làm việc nhóm, thái độ tích cực, cùng giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nam Cực không giống bất kỳ nơi nào khác trên trái đất, nơi này quá rộng lớn, lại rất nguyên sơ. Bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa thế giới”.

Theo bà Nichol, khu vực bán đảo Nam Cực chính là “nơi sản sinh ra khoa học nghiên cứu khí hậu Nam Cực”, lỗ thủng tầng ozon được phát hiện ở vùng này năm 1985 bởi Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS). Đến nay, BAS vẫn tiếp tục phát đi những lời cảnh báo về khí hậu qua sự biến đổi của Nam Cực.

Bà Nichol nhấn mạnh rằng, đã có sự suy giảm về khả năng sinh sản của chim cánh cụt Gentoo. Mặc dù biến đổi khí hậu có lẽ là tác động lớn nhất nhưng cũng cần xem xét cẩn thận đến yếu tố con người. Các tour du lịch đến Nam Cực đã tăng nhanh trong thập niên vừa qua. Tuy nhiên, cần quản lý chặt thông qua IAATO (Hiệp hội quốc tế các nhà điều hành tour du lịch Nam Cực) và cả hệ thống cấp phép của Hiệp ước Nam Cực. Trong đó, có các quy tắc pháp lý từ giá trị của tàu đến quản lý chất thải và nước đến an toàn sinh học.

Một thềm băng rất lớn ở Nam Cực sụp đổ hoàn toàn Một thềm băng rất lớn ở Nam Cực sụp đổ hoàn toàn
Theo trang The Guardian (Anh) đưa tin, các nhà khoa học cho biết thềm băng Conger, có diện tích bề mặt khoảng 1.200 km2 (kích thức tương đương với thủ đô Rome của Italy), đã sụp đổ vào khoảng ngày 15/3.
GS.TS Phan Văn Ngân - Người Việt duyên nợ với Nam Cực GS.TS Phan Văn Ngân - Người Việt duyên nợ với Nam Cực
Gần 50 năm định cư tại Brazil, GS.TS Phan Văn Ngân đã dành phần lớn cuộc đời mình để giảng dạy, hướng dẫn các sinh viên, thạc sĩ, nghiên cứu sinh tại Hải học viện, Đại học São Paulo nghiên cứu về sinh vật hải dương ở Nam Cực. Ông là một người tiêu biểu, tự hào trong cộng đồng người Việt tại Brazil.
Khôi Nguyên (Theo CNN, UK Antarctic Heritage Trust)
Nguồn:

Tin bài liên quan

GS.TS Phan Văn Ngân - Người Việt duyên nợ với Nam Cực

GS.TS Phan Văn Ngân - Người Việt duyên nợ với Nam Cực

Gần 50 năm định cư tại Brazil, GS.TS Phan Văn Ngân đã dành phần lớn cuộc đời mình để giảng dạy, hướng dẫn các sinh viên, thạc sĩ, nghiên cứu sinh tại Hải học viện, Đại học São Paulo nghiên cứu về sinh vật hải dương ở Nam Cực. Ông là một người tiêu biểu, tự hào trong cộng đồng người Việt tại Brazil.
Nhiệt độ Nam Cực cao kỷ lục chưa từng thấy

Nhiệt độ Nam Cực cao kỷ lục chưa từng thấy

Các chuyên gia từ cơ sở nghiên cứu Concordia ở Dome C của Nam Cực, nằm ở độ cao 3.000m so với mức nước biển, đã đo được nhiệt độ ở mức cao kỷ lục -11,5 độ C trong ngày 18/3.

Đọc nhiều

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Chiều 17/7, tại khu phố 6 (đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức bàn giao hai căn nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị. Đại tá Ngô Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 5 Hải quân chủ trì buổi lễ.
Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy Liên hiệp hữu nghị Cần Thơ theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy Liên hiệp hữu nghị Cần Thơ theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Đó là tinh thần chính trong phát biểu chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ tại Hội nghị sơ kết công tác đối ngoại nhân dân 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 17/7.
Hỗ trợ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thích ứng với sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam

Hỗ trợ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thích ứng với sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam

Ngày 17/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Ủy ban) tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm hỗ trợ các tổ chức này thích ứng với quá trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam, đồng thời tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin và định hướng hoạt động trong thời gian tới.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam mở Văn phòng Đại diện tại Seoul: Góp "nhịp cầu" thúc đẩy giao lưu nhân dân

Hiệp hội Du lịch Việt Nam mở Văn phòng Đại diện tại Seoul: Góp "nhịp cầu" thúc đẩy giao lưu nhân dân

Ngày 16/7/2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã khai trương Văn phòng đại diện tại Seoul và tổ chức chương trình Roadshow Seoul, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới người dân Hàn Quốc và các đối tác trong ngành du lịch sở tại.
Khai mạc Trại hè Việt Nam năm 2025: Viết tiếp câu chuyện hòa bình

Khai mạc Trại hè Việt Nam năm 2025: Viết tiếp câu chuyện hòa bình

Ngày 16/7, Trại hè Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc tại Đắk Lắk. Trại hè là sự kiện thường niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức nhằm tạo cơ hội cho thế hệ trẻ kiều bào tìm hiểu về cội nguồn và gắn kết với quê hương.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024