--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
15:13 | 27/03/2025 GMT+7
PV

PV

Theo dõi thoidai.com.vn trên

Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái "chạm"

Mỗi quốc gia đều có những phong tục, quan niệm, lối sống và chuẩn mực văn hóa riêng biệt. Đa số các quốc gia ở Châu Âu nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, hiện đại, phóng khoáng, điển hình như việc họ có cách chào xã giao thân thiết như ôm hoặc chạm má.
Việt Nam được miễn thị thực tại những quốc gia nào?
Sự độc đáo trong cách chào hỏi của một số quốc gia

Ý, Tây Ban Nha

Tại hai quốc gia này, chào hỏi xã giao thường bao gồm hai nụ hôn phớt lên má. Đầu tiên là hôn bên phải, sau đó đến má trái. Đối với người bạn chỉ quen biết sơ sơ, không thân thiết thì có thể bắt tay chào hỏi. Đây là "chuẩn mực" xã giao ở hầu hết các nước châu Âu.

Pháp

Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái

Tại Pháp khi chào hỏi người ta thường bắt tay rồi ôm choàng vai và hôn nhẹ lên má phải của người đối diện. Tuy nhiên tùy thuộc vào các vùng miền mà số lượng nụ hôn tăng lên hay ít đi. Phong tục này đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Pháp và được coi là một hình thức ấm áp và thân thiện để thiết lập các kết nối xã hội.

Đức

Tại đất nước của những chiếc xe hơi lừng danh, nụ hôn má vẫn còn được người dân sử dụng rộng rãi để chào hỏi nhau. Tuy nhiên bạn sẽ thấy, họ chỉ hôn vào má trái. Người Đức từng có chiến dịch kêu gọi bỏ nụ hôn xã giao này vì cho rằng đây là văn hóa ngoại nhập (muốn nói đến học từ người Pháp).

Mỹ

Bắt tay là cách chào hỏi phổ biến trong văn hóa giao tiếp của người Mỹ và nhiều quốc gia khác. Cách này áp dụng cho cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp đầu tiên hoặc sau đó.

Một cái ôm, cọ má hoặc hoặc hôn nhẹ lên má cũng là kiểu chào hỏi dễ bắt gặp ở Mỹ. Tuy nhiên, phương thức này chỉ thường sử dụng với bạn bè hoặc người thân quen biết lâu năm. Đối với những người mới quen, bạn chỉ cần “say Hi’, nở nụ cười và bắt tay là đủ.

Anh

Người Anh cũng có thói quen thơm má khi chào hỏi. Nhưng nếu gặp bạn bè, bạn chỉ cần bắt tay là đủ.

Hà Lan

Nụ hôn xã giao "đúng chuẩn" người Hà Lan là hôn 3 lần theo thứ tự: má phải - má trái - má phải. Đối với người không quá thân quen, người ta sẽ bắt tay thay vì chào hỏi. Nếu bạn gặp người quen và cả hai đều là đàn ông, họ cũng bỏ qua quy tắc hôn má.

Hy Lạp

Người dân Hy Lạp có thói quen bắt tay với người quen biết, ôm và hôn với người thân thiết hơn. Họ thường hôn đều hai má và sau đó sẽ vỗ nhẹ lên mặt.

Brazil

Ở xứ sở của những vũ điệu samba, phụ nữ thường thích chào hỏi với nụ hôn hơn nam giới. Tại Rio de Janeiro, bạn sẽ được chào hỏi bằng hai nụ hôn lên má. Ở một số vùng khác, số lượng nụ hôn dao động từ một đến ba. Phụ nữ đã có chồng thường chào hỏi bạn bè bằng cách thơm hai lần lên má, phụ nữ độc thân thường là ba, dù ở một số nơi chỉ cần hai là đủ.

Argentina

Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái

Đến Argentina, bạn hãy chào hỏi theo cách của họ: hôn một cái lên má phải và ôm nhẹ khi gặp gỡ.

Australia

Một cái bắt tay và câu nói "G'day" (Ngày mới tốt lành) là những tiêu chuẩn mà bạn cần làm khi gặp gỡ bạn bè người Australia. Nếu là người thân thiết, hãy tặng thêm cho họ một nụ hôn lên má.

Ukraine

Ở Ukraine mọi người thường chào nhau bằng cách hôn 3 lần lên má: trái, phải, trái.

Những món quà không nên tặng tại một số quốc gia Những món quà không nên tặng tại một số quốc gia
Việc chọn quà tặng cũng là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo. Có những món quà ở quốc gia này là may mắn, quý trọng nhưng tại nơi khác lại là thiếu tôn trọng.
Sự độc đáo trong cách chào hỏi của một số quốc gia Sự độc đáo trong cách chào hỏi của một số quốc gia
Dưới đây là một số nét văn hóa chào hỏi nổi bật ở các quốc gia trên thế giới.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tôn vinh nghệ thuật mặt nạ châu Á: Việt Nam góp mặt tại triển lãm “Pratirupa” ở Ấn Độ

Tôn vinh nghệ thuật mặt nạ châu Á: Việt Nam góp mặt tại triển lãm “Pratirupa” ở Ấn Độ

Từ ngày 12-23/7, tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) đã diễn ra triển lãm “Pratirupa: Mặt nạ trong sự giao thoa văn hóa châu Á” với gần 100 mặt nạ nghi lễ và trình diễn đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là hoạt động văn hóa đặc sắc nhằm tôn vinh nghệ thuật mặt nạ - một di sản phi vật thể giàu ý nghĩa trong văn hóa các nước châu Á.
Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Ngày 5/7, trong khuôn khổ Lễ hội Đường phố Happy Streets Festival 2025 – sự kiện thường niên sôi động tại London quy tụ hơn 20 cộng đồng quốc tế đang sinh sống tại Vương quốc Anh – Đoàn nghệ thuật của Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Anh lần đầu tiên tham gia và đã mang đến một chương trình biểu diễn đặc sắc, giàu cảm xúc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Từ ngày 18 - 20/6/2025 tại trụ sở UNESCO (Paris) đã diễn ra kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đặc biệt kỳ họp đánh dấu Việt Nam tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban liên chính phủ Công ước.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Senegal El Malick Ndiaye, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Morocco Rachid Talbi Alami, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Senegal và Morocco, tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22-30/7/2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới