--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
10:46 | 30/11/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024

Hầu hết các ngân hàng lựa chọn phương án chủ động trích lập sớm nên chuyên gia kỳ vọng đỉnh của nợ xấu trong năm 2024 sẽ rơi vào quý III.
Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm
Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao

Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024

Hình minh họa.

Tăng trưởng tín dụng không đồng đều ở các ngân hàng

Theo cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt khoảng 10,08%.

Thống kê tăng trưởng tín dụng quý III/2024 của công ty chứng khoán VPBankS cho thấy, một số ngân hàng đã chững về tăng trưởng tín dụng như LPBank, ACB, MSB, HDBank sau khi tăng trưởng nóng vào 6 tháng đầu năm nhưng giờ đã không còn động lực dù được nới thêm room tín dụng.

Trong khi đó, một số ngân hàng tư nhân nhỏ lại tăng trưởng rất mạnh mẽ như TPBank, BVBank, VIB, Nam A Bank. Các ngân hàng hầu hết sẽ được nới room thêm lên mức khoảng 18% và có thể trong tháng cuối năm sẽ được nới thêm nữa.

Nguồn: VPBankS

Về thị phần cho vay, nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn dẫn đầu và thị phần cho vay tập trung chủ yếu ở nhóm "Big 4" này. 4 ngân hàng Big 4 (tính cả Agribank) đã chiếm tới 45% thị phần. Các ngân hàng tư nhân như MBBank, VPBank, Techcombank cũng chiếm những thị phần đáng kể, tuy nhiên 3 ngân hàng tư nhân hàng đầu cho vay chỉ xấp xỉ bằng một mình BIDV cho vay.

Về thị phần trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Techcombank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 20,1%, theo sau là MBBank (18,1%) và VPBank (16,5%). Tổng 3 ngân hàng có thị phần lớn nhất đã chiếm tới ~55% thị phần ngành. Ngân hàng tư nhân khác như SHB (8,1%), Sacombank (7,8%) và TPBank (5,5%) cũng có mức độ tham gia đáng kể. Ngược lại với cho vay, các ngân hàng quốc doanh có thị phần TPDN thấp hơn đáng kể.

Hầu hết các ngân hàng đều giảm tỷ trọng TPDN/Tổng tín dụng so với cuối quý IV/2023 trừ NCB, HDBank và OCB. Việc một số ngân hàng có thị phần TPDN cao và giảm mạnh tỷ trọng như VPBank (-52% so với đầu năm), TCB (-34% so với đầu năm), MBB (-20% so với đầu năm) thể hiện giảm mạnh mức độ đầu tư vào TPDN, phản ánh chiến lược giảm thiểu rủi ro tín dụng trong bối cảnh thị trường TPDN vẫn đối mặt với nhiều thách thức.

Động lực cho tín dụng đến từ nền kinh tế phục hồi

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024, tín dụng bán lẻ được thúc đẩy bởi một số động lực quan trọng. Trước tiên, sự phục hồi của các doanh nghiệp SME, dù với tâm lý thận trọng, đã tạo nên lực đẩy cho nhu cầu vốn. Trong 10 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận hơn 202,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ.

Mặc dù tổng vốn đăng ký bổ sung giảm nhẹ 4,7%, số vốn bình quân mỗi doanh nghiệp tăng 2,2%, cho thấy sự ổn định và cải thiện dần trong năng lực tài chính của các doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số PMI tháng 10/2024 đạt 51,2 điểm, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất, giúp ổn định việc làm và duy trì sức mua của người lao động.

Đồng thời, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, góp phần ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối, từ đó hỗ trợ niềm tin kinh tế và khả năng tiếp cận vốn. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục tăng trưởng tích cực, với số vốn đăng ký mới và điều chỉnh đạt 8,35 tỷ USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện đạt 19,6 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ, phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư quốc tế.

Cuối cùng, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 495,9 nghìn tỷ đồng, đảm bảo hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và kích cầu trong nước. Tất cả các yếu tố này hội tụ, tạo nền tảng vững chắc cho tín dụng bán lẻ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Do vậy nên dư nợ bán lẻ ở các ngân hàng bán lẻ tăng trưởng trung bình ở mức 7% so với đầu năm, trong đó tăng trưởng lớn nhất là ACB (+11,7%) chủ yếu từ mảng cho vay mua nhà. Ở mảng cho vay ô tô, VPBank đang có mức tăng trưởng tốt nhất với 8,6% so với đầu năm, thị phần đứng thứ 2 thị trường, sau VIB. VIB lại đứng đầu trong trong trưởng cho vay hộ kinh doanh với 10,7% so với đầu năm dù về quy mô chưa bằng VPB và ACB.

Trong 2 tháng còn lại của năm 2024, các ngân hàng còn 4,92% room tín dụng để đẩy mạnh dòng vốn ra nền kinh tế.

Các chuyên gia phân tích VPBankS đánh giá, đây là thách thức của ngành nhưng chúng ta vẫn có thể kỳ vọng vào nhu cầu xây dựng lại cuộc sống sau bão Yagi, những đơn hàng xuất khẩu cho năm mới, luồng vốn FDI mới từ các đối tác chiến lược toàn diện sau chuyến công tác của các lãnh đạo Chính phủ cấp cao. Chuyên gia duy trì dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức 14,83%.

Kỳ vọng nợ xấu đã lập đỉnh trong quý III

Theo số liệu của VPBankS, hết quý III/2024, tỷ lệ nợ xấu - NPL toàn ngành đang ở ngưỡng 4,55% nhưng nếu bóc tách nợ xấu của 5 tổ chức tín dụng (TCTD) thuộc diện kiểm soát đặc biệt thì tỷ lệ NPL của các ngân hàng niêm yết đang ở mức 2,23%, đi ngang so với quý trước và tăng 29 điểm cơ bản so với đầu năm.

Nguồn: VPBankS

Điểm sáng là trong 3 quý gần nhất nợ nhóm 2 đều trong đà giảm. Các ngân hàng bán lẻ như VPBank và VIB đều ghi nhận tốc độ thu hồi nợ xấu ngoạn mục so với cùng kỳ. Các ngân hàng cũng hầu hết lựa chọn phương án chủ động trích lập sớm nên chuyên gia kỳ vọng đỉnh của nợ xấu trong năm 2024 sẽ rơi vào quý III.

“Dù vẫn trong tầm kiểm soát song là thách thức lớn khi Luật các TCTD 2024 đã hạn chế quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu của các TCTD cùng với việc dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi đã tăng 50 nghìn tỷ so với con số ước tính từ tháng 10/2024 và Thông tư 02, Thông tư 06 về tái cơ cấu nợ sẽ hết hiệu lực đồng nghĩa với việc vẫn còn rủi ro nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai”, chuyên gia nhận định.

Mất bao lâu để xóa lịch sử nợ xấu trên CIC?
Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm
Linh Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ngân hàng nhỏ đối mặt với nhiều vấn đề về nợ xấu và thanh khoản

Ngân hàng nhỏ đối mặt với nhiều vấn đề về nợ xấu và thanh khoản

Tài sản thanh khoản của các ngân hàng nhỏ đã giảm 6% trong 6 tháng đầu năm 2024, trái ngược với mức tăng 5% của ngành.
Chất lượng tài sản ngân hàng Việt ra sao sau 6 tháng đầu năm?

Chất lượng tài sản ngân hàng Việt ra sao sau 6 tháng đầu năm?

Nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh, áp lực trích lập dự phòng của các nhà băng ngày càng lớn.
HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người
5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

Trong 5 tháng đầu năm 2025, HDBank đã trao kinh phí xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình thương trên cả nước, tiếp nối mạch nguồn yêu thương mà ngân hàng đã lan tỏa trên chặng đường hơn 35 năm qua.
Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị

Theo chuyên gia, các ngân hàng Việt Nam hiện nay thường tương đồng về dịch vụ và định vị, dẫn đến khó tạo ra sự gắn bó cảm xúc với khách hàng.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tin quốc tế ngày 28/7: Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia; Mỹ - EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%

Tin quốc tế ngày 28/7: Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia; Mỹ - EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%

Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia về xung đột biên giới; Mỹ và EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 28/7.
Chủ tịch nước gửi lời thăm hỏi vụ tai nạn máy bay của Nga

Chủ tịch nước gửi lời thăm hỏi vụ tai nạn máy bay của Nga

Chủ tịch nước Lương Cường vừa gửi đi công điện thăm hỏi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi nghe tin về vụ tai nạn máy bay của Hãng hàng không Angara Airlines tại vùng Amur, Viễn Đông, Liên bang Nga khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Kỷ niệm 72 năm cuộc tiến công Moncada: Việt Nam - Cuba củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt

Kỷ niệm 72 năm cuộc tiến công Moncada: Việt Nam - Cuba củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt

Ngày 26/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba, Báo Nhân Dân và Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Cuba nhân kỷ niệm 72 năm cuộc tiến công pháo đài Moncada (26/7/1953 - 26/7/2025).
Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ là thành viên tích cực, trách nhiệm của ASEAN

Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ là thành viên tích cực, trách nhiệm của ASEAN

Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (28/7/1995 - 28/7/2025), Đại sứ Timor Leste tại Việt Nam Joao Pereira đã có những chia sẻ với phóng viên TTXVN.

Multimedia

Xem trên
infographic 7 thang nam 2025 ha noi don 1836 trieu luot khach du lich
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới