--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
07:38 | 04/01/2016 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nông sản Việt Nam bị thập diện mai phục

Một ngày cuối tháng 11/2015, ông Thịnh, giám đốc công ty xuất khẩu cá tra ở Đồng Tháp, nhận được email của một khách hàng Brazil thông báo nước này vừa thay đổi tiêu chuẩn quy định về chất lượng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.

Với các hiệp định thương mại tự do, các nước cam kết xoá bỏ hàng rào bảo hộ thuế quan nhưng lại “tích cực” áp dụng hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là ở lĩnh vực nông sản.

Từ Brazil

Theo đó, nếu như trước đây, quốc gia Nam Mỹ này chấp nhận độ pH trong miếng philê cá tra ở mức 8%, thì nay, cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu hạ xuống 6%, thấp hơn hai bậc mà không đưa ra bất cứ lý do gì.

Đọc xong nội dung email, ông Thịnh phát hoảng, bởi nếu chiếu theo đúng quy định này thì hầu như con cá tra Việt Nam hết cửa bán vào Brazil.

“Đây là yêu cầu đánh đố, chẳng khác nào một lệnh cấm nhập khẩu không chính thức vì bình thường, độ pH trong con cá tra đã là 5 – 6%, trong khi thị trường Brazil lại yêu cầu quay tăng trọng nữa thì không có cách nào làm được độ pH như vậy”, ông Thịnh quả quyết.

Thị trường các nước Nam Mỹ, Trung Đông đòi hỏi chất lượng cá tra không cao, nhiều năm nay đã “giải quyết” rất tốt lượng cá tra cỡ lớn (quá size) của Việt Nam.

Ngoài Mỹ, EU, châu Á hay Nga, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đều coi các thị trường này là “sân sau” để tăng trưởng xuất khẩu. Sản lượng cá tra xuất sang khu vực này luôn chiếm 15 – 17% hàng năm nên doanh nghiệp luôn săn sóc một cách khá kỹ.

Tuy nhiên, sau quy định mới này, dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2016, tình hình xuất khẩu cá tra sang Brazil có thể phải chựng lại nếu các doanh nghiệp không chứng minh được bản thân con cá tra nuôi ở nguồn nước ngọt dòng sông Mekong, thì nghiễm nhiên đã có độ pH trong miếng thịt từ 5 – 6%.

Brazil chưa tham gia ký kết bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào với Việt Nam, cá tra vào Brazil không bị đánh thuế và có lẽ, trước áp lực nhập khẩu ngày một tăng cao, chi phí quá lớn nên họ muốn hạn chế bớt sản lượng thực phẩm ngoại.

Đến Mỹ

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố sẽ bắt đầu tiến hành chương trình thanh tra cá da trơn theo đạo luật Farm Bill 2014, bắt đầu từ tháng 3/2016 là một ví dụ nữa cho tương lai khó khăn của con cá tra.

Việc đưa cá da trơn vào chương trình thanh tra, thực chất là muốn bảo vệ ngành nuôi cá da trơn, trong đó có một số ít nông dân và các doanh nghiệp nhỏ sống bằng nghề này.

Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ (NFI), thượng nghị sỹ McCain, và văn phòng trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) từng công khai chỉ trích đạo luật Farm Bill thanh tra cá da trơn “không hướng đến an toàn thực phẩm”, mà là quyết tâm “loại trừ hàng nhập khẩu”.

Kiểm tra lại trong nước, hiện con cá tra đã đáp ứng nhiều tiêu chuẩn quốc tế, nhưng cho dù có đáp ứng yêu cầu thực hành nuôi tốt của Mỹ – BAP thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn trước đòi hỏi vô lý về “quy trình tương đương” mà USDA đưa ra.

Với thị trường Mỹ, ngoài con cá tra, lâu nay con tôm bên cạnh việc phải gánh thuế chống bán phá giá, còn bị “trầy da tróc vảy” bởi cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khi liên tục đưa ra các chương trình kiểm tra kháng sinh.

Ngoài kháng sinh, FDA cũng tăng cường kiểm tra vi sinh trong các lô tôm đến từ Việt Nam, đây cũng là một cách áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành đánh bắt tôm nội địa.

EU và Nhật Bản

Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU luôn được đánh giá ở mức cao nhất trên thế giới, với nhiều rào cản kỹ thuật như: SPS/TBT, luật thực phẩm, luật về chất lượng sản phẩm, giám sát và kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, luật bảo hộ sức khoẻ người tiêu dùng, kiểm tra chất độc hại và dư lượng kháng sinh…

Những rào cản kỹ thuật này đã đẩy các nhà xuất khẩu vào thế bị động và gia tăng chi phí, mất nhiều thời gian để tiếp cận với các thị trường.

Năm 2009, Việt Nam lần đầu xuất khẩu được 70.000 tấn gạo thơm sang thị trường Nhật với giá cả và chất lượng được khách hàng Nhật đánh giá là “không thua kém” gạo Thái Lan.

Ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhớ lại chỉ một năm sau, tức 2010 sản lượng gạo Việt Nam xuất vào Nhật tăng hơn gấp đôi, đạt 180.000 tấn.

Doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ quan điều hành vô cùng háo hức, vì thị trường Nhật có nhu cầu nhập khẩu gạo khá lớn, trước nay họ mua chủ yếu của Thái Lan. Thời điểm đó, đã có một vài doanh nghiệp Nhật sang liên kết trồng lúa ở An Giang, điều này càng tăng thêm niềm tin Nhật sẽ đẩy mạnh mua gạo của Việt Nam.

Tuy nhiên, mọi chuyện không như ý doanh nghiệp, đến năm 2011, Nhật đột ngột kiểm tra và phát hiện gạo Việt Nam tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu… ngưng nhập khẩu.

Là người theo dõi sát sao vụ việc, ông Huệ khẳng việc Nhật vin vào chất lượng để ngừng nhập gạo Việt Nam chỉ là một cái cớ, sau quyết định này có một nguyên nhân lớn hơn, đó là họ muốn bảo vệ sản xuất trong nước.

Mặc dù quốc gia mặt trời mọc đã tham gia WTO, quy định mỗi năm phải mở cửa để thành viên trong khối được xuất khẩu vào hơn 700.000 tấn gạo. Hàng năm, Nhật vẫn nhập đủ “nghĩa vụ”, nhưng thay vì đưa số gạo này ra thị trường thì chính phủ bằng một cách trợ giá nào đó cho các doanh nghiệp nhập khẩu rồi yêu cầu họ… giữ lại kho…

Theo TGTT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Ngày 6/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức lễ kỷ niệm nhân dịp 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/202) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025).

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.